Lắng nghe doanh nghiệp để kịp thời sửa đổi, ban hành chính sách phục hồi kinh tế

Nhiều doanh nghiệp Đà Nẵng lao đao thời gian qua do ảnh hưởng của dịch COVID-19.
Nhiều doanh nghiệp Đà Nẵng lao đao thời gian qua do ảnh hưởng của dịch COVID-19.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Làn sóng dịch COVID-19 lần thứ 4 bùng phát kể từ 30/4 đến nay đã khiến nhiều doanh nghiệp Đà Nẵng lao đao, thậm chí tạm ngưng hoạt động, giải thể. Với tình hình vẫn chưa thể kiểm soát được như hiện nay, Đà Nẵng đang nỗ lực tìm hướng phục hồi kinh tế, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

Nhiều doanh nghiệp tạm dừng hoạt động, thu ngân sách không đạt

Đầu tháng 9 vừa qua, Cục Thống kế TP Đà Nẵng đã có báo cáo cho biết, trong 8 tháng năm 2021 có 2.608 doanh nghiệp, chi nhánh và văn phòng đại diện được thành phố cấp mới giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với tổng vốn điều lệ đăng ký đạt 13.078 tỷ đồng, giảm 8,8% về số doanh nghiệp và giảm 16,3% về số vốn so với cùng kỳ 2020.

Tuy nhiên, điều đáng buồn, Đà Nẵng cũng hoàn tất thủ tục giải thể cho 538 doanh nghiệp, đơn vị trực thuộc, tăng 1,5% và có tới 2.225 doanh nghiệp và đơn vị trực thuộc tạm ngừng hoạt động, tăng 39,6%. Trong khi đó chỉ có 1.360 doanh nghiệp và đơn vị trực thuộc quay trở lại hoạt động.

Về thu hút đầu tư trong nước, trong tháng 8, Đà Nẵng không phát sinh được dự án mới, còn tính từ đầu năm đến ngày 15/8, thành phố cũng chỉ có 15 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư gần 2.309 tỷ đồng. Luỹ kế đến nay, toàn TP Đà Nẵng có 716 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư gần 149,1 nghìn tỷ đồng.

Về thu hút đầu tư trong nước hiện cũng không phát sinh dự án mới

Về thu hút đầu tư trong nước hiện cũng không phát sinh dự án mới

Riêng về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), Cục Thống kê TP Đà Nẵng đưa ra thông tin khả quan hơn khi trong tháng 8/2021, Đà Nẵng cấp mới được 4 dự án với tổng vốn đăng ký 0,117 triệu USD. Lũy kế từ đầu năm đến ngày 15/8, Đà Nẵng có 29 dự án FDI đăng ký mới với tổng vốn đăng ký 149,135 triệu USD nâng tổng số dựán FDI còn hiệu lực lên 914 dự án với tổng vốn đăng ký đầu tư trên 3.863 tỷ USD. Trong đó, 37 lượt nhà đầu tư nước ngoài góp vốn mua cổ phần với tổng giá trị vốn góp 12,5 triệu USD.

Cùng thời điểm, Cục Thống kê TP Đà Nẵng còn thông tin, trong 8 tháng đầu năm 2021 thu ngân sách nhà nước của Đà Nẵng cũng không đạt như kỳ vọng, tình trạng bội chi ngân sách vẫn chưa thể chấm dứt. Tuy nhiên, chi ngân sách nhà nước tiếp tục ưu tiên tập trung cho đầu tư phát triển, chi thường xuyên chủ yếu tập trung vào công tác đảm bảo quốc phòng, an ninh và các nhu cầu về an sinh xã hội.

Tính đến ngày 20/8, tổng thu ngân sách nhà nước sơ bộ đạt 13.547 tỷ đồng, bằng 93,0% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, thu ngân sách Trung ương đạt 5.928 tỷ đồng; thu ngân sách địa phương đạt 7.618 tỷ đồng. Trong tổng thu ngân sách Nhà nước, thu nội địa đạt 10.567 tỷ đồng, bằng 82,4% so với cùng kỳ năm trước. Điều đáng mừng là thu từ hoạt động cân đối xuất, nhập khẩu của Đà Nẵng đạt 2.759 tỷ đồng tăng tới 82,2% so với cùng kỳ năm 2020.

Trong 8 tháng đầu năm, tổng thu ngân sách Đà Nẵng cũng không đạt như kỳ vọng

Trong 8 tháng đầu năm, tổng thu ngân sách Đà Nẵng cũng không đạt như kỳ vọng

Về tổng chi ngân sách nhà nước, Cục Thống kê TP Đà Nẵng cho biết thêm, sơ bộ trên địa bàn tính đến ngày 20/8, Đà Nẵng đã chi đạt 19.504 tỷ đồng, tăng 8,8% so với cùng kỳ năm 2020, trong đó chi đầu tư phát triển đạt 8.790 tỷ đồng, tăng 30,7%; chi thường xuyên đạt 10.706 tỷ đồng, bằng 97,3% so với cùng kỳ năm trước

Trong khi đó, ngày 22/9, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Chi nhánh Đà Nẵng (VCCI Đà Nẵng) công bố khảo sát về tình hình doanh nghiệp hội viên trên địa bàn trước tác động do dịch COVID-19.

Theo số liệu khảo sát nhanh tình hình doanh nghiệp hội viên VCCI trên địa bàn TP. Đà Nẵng hoạt động trong nhiều lĩnh vực: dịch vụ; công nghiệp chế biến, chế tạo…, kết quả khảo sát chỉ ra có 41,73% doanh nghiệp hội viên đang phải tạm ngừng hoạt động; 1,44% doanh nghiệp hội viên đã ngừng hoạt động chờ giải thể. Có 56,83% hội viên cho biết đang duy trì hoạt động trong thời gian dịch bệnh.

Tìm cách tháo gỡ

Trước tình hình trên, ngày 24/9, Thành ủy và UBND TP Đà Nẵng tổ chức Hội nghị “Đối thoại doanh nghiệp”, đối thoại giữa lãnh đạo TP và Hội, Hiệp hội doanh nghiệp, cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn.

Hội nghị nhằm lắng nghe những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19. Đồng thời, Đà Nẵng tiếp nhận các ý kiến kiến nghị, đề xuất, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phục hồi, góp phần phát triển kinh tế - xã hội thành phố trong thời gian đến.

Theo Văn phòng UBND TP Đà Nẵng, ngoài ra, hội nghị được tổ chức còn nhằm mục đích kịp thời sửa đổi, ban hành các chính sách hỗ trợ theo thẩm quyền hoặc kiến nghị, đề xuất các cơ quan trung ương xem xét, hoàn thiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ, khắc phục khó khăn cho doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp đề xuất loạt giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn

Các doanh nghiệp đề xuất loạt giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn

Riêng VCCI Đà Nẵng cũng đề xuất loạt giải pháp hỗ trợ hội viên nói riêng và cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn tập trung theo cả hai hướng: Một là: Các chiến lược, chính sách ứng phó dịch bệnh của chính quyền nhằm tạo điều kiện cho cộng đồng doanh sống chung, sản xuất kinh doanh an toàn với dịch bệnh; Hai là: Các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tiết giảm chi phí đầu vào, giảm thời gian thực hiện thủ tục hành chính và tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận các nguồn lực để doanh nghiệp, nền kinh tế phục hồi.

Bên cạnh đó, theo ông Nguyễn Tiến Quang- Giám đốc , qua khảo sát cho thấy, trước tác động của dịch bệnh COVID-19 và những mặt trái của việc thực thi các chính sách, giải pháp giãn cách nhằm phòng chống dịch bệnh của chính quyền thành phố, sức chống chịu của doanh nghiệp Đà Nẵng “đã cạn kiệt”. Do vậy rất cần có chiến lược, kịch bản sống chung an toàn với dịch bệnh.

Các DN hội viên VCCI Đà Nẵng kiến nghị không nên cào bằng việc ưu tiên hỗ trợ DN duy trì hoạt động trong lúc thực hiện giãn cách. Những vùng nào, DN nào có thể duy trì sản xuất kinh doanh an toàn thì tạo điều kiện tối đa cho họ hoạt động, thậm chí tăng công suất hơn lúc không có dịch bệnh để bù đắp cho những vùng, những DN không sản xuất kinh doanh được do phải bảo đảm an toàn phòng chống dịch bệnh.

Đặc biệt, Giám đốc VCCI Đà Nẵng Nguyễn Tiến Quang nhấn mạnh: “Theo kiến nghị của cộng đồng DN, việc rút ngắn thời gian thực hiện giãn cách, thu hẹp phạm vi thực hiện giãn cách cần được xem là tiêu chí quan trọng trong thực hiện các chính sách phòng chống dịch bệnh nhằm giảm mức thấp nhất DN phải dừng hoạt động trong lúc thực hiện giãn cách!”.

Hội nghị có khoảng 500 - 1.000 đại biểu tham dự bằng hình thức trực tuyến, bao gồm: Một số cơ quan đại diện ngoại giao (tham tán phụ trách đầu tư- thương mại) trên địa bàn thành phố; đại diện phòng, ban có liên quan của UBND các quận, huyện; các ngân hàng trên địa bàn thành phố; các Hội, Hiệp hội doanh nghiệp, các doanh nghiệp trong và ngoài nước có quan tâm; các cơ quan báo, đài khác. Đầu cầu hội trường sẽ có 150 đại biểu mỗi phiên, bao gồm Thường trực Thành ủy, Thường trực HĐND, lãnh đạo UBND TP, quận huyện và lãnh đạo các sở, ban, ngành có liên quan…

Tại hội nghị, UBND TP Đà Nẵng khen thưởng các doanh nghiệp tiêu biểu trong việc vượt qua khó khăn, sản xuất kinh doanh tốt trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 và có đóng góp lớn trong công tác phòng, chống dịch bệnh của TP.

"Bài/Loạt bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ"

Tin cùng chuyên mục

Quang cảnh hội thảo.

AI IoT Platform - Hạ tầng số cho phát triển kinh tế

(PLVN) - Chiều 13/12, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Bình Định, Cục Công nghiệp công nghệ thông tin và Truyền thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bình Định tổ chức Hội thảo “AI IoT Platform - Hạ tầng số cho phát triển kinh tế”.

Đọc thêm

Biến chất thải thành nguyên liệu sản xuất

Ông Hồ Kiên Trung - Phó Cục trưởng Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) phát biểu tại Diễn đàn. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Mối quan hệ giữa quản lý chất thải và nền kinh tế tuần hoàn đã được thể hiện mạnh mẽ qua quan điểm coi chất thải là tài nguyên và nguyên liệu sản xuất. Hiện nay đã xuất hiện nhiều doanh nghiệp thu mua xử lý chất thải để biến thành nguyên liệu đầu vào.

Tổng cục Thuế quán triệt công tác sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

Tổng cục Thuế quán triệt công tác sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy
(PLVN) -Tổng cục Thuế yêu cầu, cùng với việc quyết tâm thực hiện sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy, các đơn vị cần tăng cường công tác quản lý nội ngành, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ và trong công tác quản lý thuế để phấn đấu hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chính trị được giao, đặc biệt là nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước.

Ngân hàng “thúc” cập nhật sinh trắc học trước “giờ G”

Các ngân hàng đồng loạt “thúc” khách hàng cập nhật sinh trắc học. (Ảnh: VCB)
(PLVN) - Từ ngày 01/01/2025, các tài khoản ngân hàng chưa đối chiếu, chưa cập nhật sinh trắc học sẽ bị dừng giao dịch trực tuyến. Đây là lý do khiến các ngân hàng đang đồng loạt triển khai các chương trình nhằm thúc đẩy khách hàng thực hiện cập nhật sinh trắc học.

Xuất khẩu 2025 sẽ gặp nhiều thuận lợi

Xuất nhập khẩu đạt kết quả cao trong năm 2024. (Ảnh: VnEconomy)
(PLVN) -  Trên đà thuận lợi của xuất nhập khẩu 2024, Bộ Công Thương dự tính, xuất khẩu năm 2025 sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt, nhất là trong bối cảnh kinh tế thế giới đã ổn định trở lại, các thị trường truyền thống phục hồi nhu cầu…

Bộ NN&PTNT: Hỗ trợ tích cực phòng chống dịch bệnh và xử lý môi trường

Bộ NN&PTNT: Hỗ trợ tích cực phòng chống dịch bệnh và xử lý môi trường
(PLVN) - Ngày 10/12, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận cùng bà Aler Grubbs, Giám đốc quốc gia Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và bà Martina Stepheny, Giám đốc cấp cao tổ chức FOUR PAWS International (FPI) đồng chủ trì Diễn đàn cấp cao năm 2024 về Một sức khỏe phòng chống dịch bệnh từ động vật sang người.

Tận dụng các FTA giúp ngân hàng tăng doanh thu

Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương).
(PLVN) - Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) cho biết, cơ hội từ các FTA giúp ngân hàng tăng được số lượng khách hàng, tăng doanh thu. Bởi số lượng doanh nghiệp tham gia xuất khẩu, tham gia vào các FTA, nếu họ tận dụng hiệu quả thì đây là nguồn khách hàng tiềm năng cho hệ thống ngân hàng. Như vậy, trước mắt các cán bộ ngân hàng phải hiểu rõ, hiểu sâu để tận dụng, thực thi các FTA.

Cơ bản đã đủ pháp lý để triển khai điện hạt nhân

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân thông tin về dự án điện hạt nhân tại Ninh Thuận trong buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11/2024. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Tái khởi động dự án điện hạt nhân đang nhận được sự đồng thuận của toàn xã hội. Trong đó, các chuyên gia về điện cho rằng, phát triển nguồn điện hạt nhân không chỉ giúp đa dạng nguồn cung, mà còn bảo đảm an ninh năng lượng và chuyển dịch năng lượng xanh.