Quy mô kinh tế Đà Nẵng dẫn đầu miền Trung nhưng khá mong manh trong năm 2021

Quy mô kinh tế Đà Nẵng đang dẫn đầu miền Trung nhưng vẫn khá mong manh trong năm 2021
Quy mô kinh tế Đà Nẵng đang dẫn đầu miền Trung nhưng vẫn khá mong manh trong năm 2021
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Vượt qua những khó khăn do dịch COVID- 19 quay trở lại, các chính sách điều hành kinh tế linh hoạt, sự nỗ lực của doanh nghiệp đã đưa kinh tế Đà Nẵng 6 tháng đầu năm 2021 đã tăng trưởng trở lại với mức tăng GRDP đạt 4,99%, quy mô kinh tế mở rộng thêm hơn 3.000 tỷ đồng so với cùng kỳ 2020.

Tăng trưởng dương 4,99%, bất chấp COVID-19

Theo Cục Thống kê TP. Đà Nẵng, 6 tháng đầu năm 2021, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) Đà Nẵng ước đạt 52.857 tỷ đồng, tăng 4,99% so với cùng kỳ năm 2020, tăng 1,05% so với 6 tháng đầu năm 2019, kinh tế thành phố đang dần khôi phục và thoát khỏi mức tăng trưởng âm của năm 2020. Đà Nẵng tiếp tục là đơn vị đứng đầu về quy mô kinh tế trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (so với Quảng Nam 51.973 tỉ đồng, Bình Định 44.730 tỉ đồng, Quảng Ngãi tương đương 42.289 tỷ đồng, Thừa Thiên Huế khoảng 27.000 tỷ đồng), đứng thứ 16/63 tỉnh thành trong cả nước

Trong mức tăng của toàn nền kinh tế trên địa bàn thành phố, khu vực dịch vụ ước tăng 5,34%; khu vực công nghiệp và xây dựng dần lấy lại đà tăng trưởng với mức tăng 2,85%. Riêng khu vực nông lâm thủy sản giảm 0,08% so với cùng kỳ.

Phân tích những số liệu, ông Trần Nam Trung, Phó Cục trưởng Cục Thống kê Đà Nẵng, khẳng định, khu vực dịch vụ sẽ là điểm sáng, bệ đỡ cho tăng trưởng của cả nền kinh tế TP. Đà Nẵng. Trong đó hoạt động thương mại tăng 8,62%; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 7,45%; hoạt động thông tin và truyền thông tăng 3,81%... Đáng chú ý, hoạt động kinh doanh bất động sản tăng 8,69%.

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa 6 tháng đầu năm 2021ước đạt 1.449,1 triệu USD, tăng gần 16% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt 805,5 triệu USD, tăng 17,8%; kim ngạch nhập khẩu 643,6 triệu USD, tăng 13,8%. Cán cân thương mại hàng hóa tiếp tục xuất siêu 161,9 triệu USD, mức xuất siêu cao nhất 6 tháng đầu năm giai đoạn 2015-2021.

Bức tranh kinh tế Đà Nẵng 6 tháng đầu năm 2021 nhiều điểm sáng.

Bức tranh kinh tế Đà Nẵng 6 tháng đầu năm 2021 nhiều điểm sáng.

Dù vậy, dịch COVID- 19 cũng vẫn thể hiện tác động tiêu cực đến kinh tế Đà Nẵng 6 tháng đầu năm 2021 thông qua những con số rõ ràng như chỉ số sử dụng lao động công nghiệp tiếp đà giảm 2,8%; tỷ lệ thất nghiệp 7,27%; có hơn 1.800 doanh nghiệp phải tạm dừng hoạt động, một con số kỷ lục trong nhiều năm qua, hơn 400 doanh nghiệp giải thể, rút lui khỏi thị trường; thu ngân sách không đạt kế hoạch, trong khi vẫn xảy ra tình trạng bội chi.

Ông Nam cho rằng, 6 tháng đầu năm, Đà Nẵng tăng trưởng dương trong bối cảnh dịch COVID- 19 đang diễn biến phức tạp là kết quả của sự nỗ lực điều hành của chính quyền thành phố với sự nỗ lực không ngừng của doanh nghiệp. Với chính sách điều hành mở, hạn chế thấp nhất việc tạm dừng các hoạt động sản xuất- thương mại- dịch vụ, các hoạt động sản xuất, giao thương cũng như xuất nhập khẩu duy trì được mạch hoạt động liên tục, hầu như không gián đoạn (trừ một số dịch vụ về lữ hành, khách sạn…), điều này được cho là đóng vai trò quan trọng để mở rộng quy mô kinh tế thành phố, cũng như đưa GRDP đạt tăng trưởng dương 4,99%.

Tổng thu không đạt, bội chi chưa chấm dứt

Tuy nhiên, bà Nguyễn Thị Kiều Liên Trưởng phòng Thống kê tổng hợp - Cục Thống kê Đà Nẵng truyền đi khuyến cáo của Cục Thống kê Đà Nẵng, quy mô kinh tế trong vùng trọng điểm miền Trung, Đà Nẵng đang dẫn đầu nhưng khá mong manh nếu thành phố không nhanh chóng đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng GRDP lên hơn nữa. Mặc dù tăng trưởng kinh tế đã được phục hồi nhưng với tốc độ tăng GRDP 4,99% trong 6 tháng đầu năm 2021, tăng trưởng kinh tế của Đà Nẵng vẫn còn khá chậm so vói các TP lớn trong cả nước.

Ông Trần Nam Trung, Phó Cục trưởng Cục Thống kê Đà Nẵng, cho biết thêm, tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn Đà Nẵng 6 tháng đầu năm 2021 không đạt như kỳ vọng, sơ bộ tính đến ngày 20/6 đạt 10.707 tỷ đồng, giảm 3,5% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó thu nội địa đạt 8.359 tỷ đồng, giảm 14,9%; thu cân đối xuất, nhập khẩu đạt 2.144 tỷ đồng, tăng gấp 2 lần cùng kỳ. Tình trạng bội chi ngân sách vẫn chưa thể chấm dứt, tính đến ngày 20/6 là 15.177 tỷ đồng.

Đại diện Cục Thuế Đà Nẵng nêu, trong tổng thu ngân sách Nhà nước bao gồm nhiều lĩnh vực như thu từ đất đai, thu từ thuế của doanh nghiệp… Thuế sản phẩm 6 tháng đầu năm 2021 tăng 7,99% nhưng tổng thu ngân sách của Đà Nẵng vẫn giảm do nhiều khoản thu khác ngoài thuế giảm rất sâu, đặc biệt thu tiền sử dụng đất 6 tháng đầu 2021 mới đạt chưa tới 20% so cùng kỳ năm ngoái.

Nguyên do, theo đại diện Cục Thuế Đà Nẵng, trong 6 tháng đầu năm 2021, thành phố không đưa ra đấu giá dự án, khu đất nào có giá trị lớn. Vị này hy vọng trong 6 tháng cuối năm, nếu thành phố đưa ra đấu giá các khu đất lớn đã có chủ trương, thu tiền sử dụng đất sẽ bù lại cho 6 tháng cuối năm. Đồng thời vị này nói rõ thêm, trong 6 tháng đầu năm 2021, nếu không kể tiền sử dụng đất, xổ số kiến thiết, thu nội địa của Đà Nẵng vẫn tăng, đạt 8.088,7 tỷ đồng, bằng 54,92% dự toán.

Cục Thống kê Đà Nẵng họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm 2021.

Cục Thống kê Đà Nẵng họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm 2021.

Điều đáng chú ý, các doanh nghiệp TP. Đà Nẵng cũng đã chủ động thích ứng với dịch COVID -19 thông qua việc vừa sản xuất vừa chống dịch. Trong đó, trong sản xuất, doanh nghiệp tận dụng, tìm kiếm đơn hàng mới thông qua thương mại điện tử, đẩy mạnh tiêu thụ tại thị trường truyền thống; song song duy trì quy trình chống dịch chặt chẽ trong sản xuất để ngăn chặn ngay từ đầu nguy cơ dịch bệnh lây lan trong sản xuất công nghiệp.

Thế nhưng, kinh tế thành phố những tháng cuối năm 2021 vẫn được cảnh báo, sẽ tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn. Đặc biệt, việc thành phố kiên định mục tiêu GRDP tăng 6% như kế hoạch cho năm 2021, cần sự chung sức, đồng lòng của chính quyền, doanh nghiệp và người dân.

Tin cùng chuyên mục

Thép là mặt hàng có tần suất bị điều tra phòng vệ thương mại lớn nhất. (Ảnh minh họa: MOIT)

Gia tăng hiệu quả ứng phó với điều tra phòng vệ thương mại

(PLVN) - Số lượng các vụ kiện phòng vệ thương mại (PVTM) ở các thị trường lớn đang gia tăng, sẽ tác động rất lớn đến kim ngạch xuất khẩu. Do đó, Bộ Công Thương tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp PVTM để ứng phó với các vụ việc do nước ngoài điều tra và áp dụng đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam.

Đọc thêm

FTA Index: Công cụ giúp Bắc Giang khai phá thị trường tiềm năng và sản phẩm xuất khẩu

Lĩnh vực công nghiệp điện tử tại Bắc Giang rất phát triển.
(PLVN) - Đối với Bắc Giang (BG), FTA Index có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng thương mại và đầu tư. Việc áp dụng các chỉ số FTA Index giúp Bắc Giang hiểu rõ hơn về các cơ hội và thách thức trong việc tận dụng các FTA, từ đó có thể đưa ra các chiến lược phù hợp để phát triển kinh tế, gia tăng xuất khẩu và thu hút đầu tư.

Dự báo lãi suất xu hướng tăng đến cuối năm

Dự báo ngân hàng sẽ “hút” mạnh tiền gửi dịp cuối năm. (Ảnh: TBNH)
(PLVN) -  Với việc các ngân hàng đang đồng loạt tăng lãi suất, lượng tiền gửi vào các ngân hàng cũng tăng đều theo từng tháng, các chuyên gia dự báo trong giai đoạn này, xu hướng dòng tiền đã quay trở lại sản xuất.

Hiện thực hóa chủ trương phát triển công nghiệp bán dẫn

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Phát triển lĩnh vực bán dẫn là đột phá chiến lược và cũng là nhiệm vụ trọng tâm, là việc cần làm, phải làm và quyết tâm làm bằng được. Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khi giao nhiệm vụ chung và các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể với các Bộ, ngành, địa phương, tại Phiên họp lần thứ nhất vừa diễn ra của Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn.

Ngành Hải quan phải hướng tới mục tiêu kép

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng phát biểu chỉ đạo Hội nghị. (Ảnh: H.P)
(PLVN) - Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng, trong thời gian tới, ngành Hải quan phải nỗ lực giải quyết thách thức, vừa đơn giản hóa thủ tục, vừa tăng cường phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại để hướng tới mục tiêu kép: tạo thuận lợi thương mại tối đa vừa đảm bảo an ninh quốc gia vừa chống thất thu ngân sách cao nhất.

Triển khai FTA Index giúp Bắc Giang định vị vị thế trong Hội nhập kinh tế Quốc tế

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Khi triển khai FTA Index, Bắc Giang sẽ có cơ hội "định vị" rõ ràng vị thế của mình trên bản đồ hội nhập kinh tế quốc tế của cả nước. Điều này không chỉ thúc đẩy các giải pháp về truyền thông và xúc tiến đầu tư mà còn cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, giúp tận dụng tối đa các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) để thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Đồng thời, mở ra cơ hội lựa chọn những nhà đầu tư quốc tế phù hợp, góp phần vào mục tiêu phát triển bền vững của tỉnh.

Giới chức Vương quốc Anh kỳ vọng gì sau khi gia nhập CPTPP?

Quang cảnh hội nghị nhóm các nước trong khối CPTPP tại thành phố Vancouver, Canada vào tháng trước. Ảnh: DW.
(PLVN) - Anh trở thành quốc gia châu Âu đầu tiên chính thức tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương ( CPTPP ) vào hôm nay, 15/12. Một số quan chức Anh đã bày tỏ nhiều kỳ vọng vào hợp tác tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới.

Viettel phát triển hạ tầng logistics tại Lạng Sơn: Góp phần giải quyết ách tắc hàng hóa ở cửa khẩu phía Bắc

Những xe hàng đầu tiên vào Công viên Logistics Viettel.
(PLVN) - Khi Công viên logistics Viettel (ở cửa khẩu Đồng Đăng, Lạng Sơn) hoàn thành đầu tư các hạng mục và đi vào hoạt động, hứa hẹn sẽ mang lại hiệu quả tối ưu cho vận tải hàng hóa Việt Nam xuất khẩu, giải quyết tình trạng quá tải tại cửa khẩu, rút ngắn thời gian thông quan.

Tháo gỡ nhiều vướng mắc về thủ tục hải quan cho doanh nghiệp

Thứ trưởng Bộ Tài chính Cao Anh Tuấn phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: TD)
(PLVN) - Tại Hội nghị đối thoại về chính sách, thủ tục hành chính thuế và hải quan năm 2024 do Bộ Tài chính và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp tổ chức ngày 13/12 tại TP Hồ Chí Minh, nhiều vướng mắc về thủ tục hải quan của doanh nghiệp đã được đại diện Tổng cục Hải quan giải đáp thỏa đáng.