Lần đầu tiên Việt Nam có “thành phố trong thành phố”

Khu đô thị mới Thủ Thiêm, phân khu chính của TP Thủ Đức tương lai.
Khu đô thị mới Thủ Thiêm, phân khu chính của TP Thủ Đức tương lai.
(PLVN) - Văn phòng Chính phủ vừa ban hành thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đồng ý thực hiện chủ trương thành lập TP Thủ Đức, trên cơ sở sắp xếp các quận 2, 9, Thủ Đức theo Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2019 - 2021.

Theo thông báo của Văn phòng Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình cũng yêu cầu trong quá trình hoàn chỉnh đề án, TP HCM phải làm rõ được điểm nhấn, điểm khác biệt của TP mới này, không chỉ so với mô hình tổ chức hiện có trong nước mà còn so sánh với các trung tâm tài chính, công nghệ trong khu vực châu Á.

Sự kiện chưa có tiền lệ

Ngay sau khi Chính phủ đồng ý chủ trương thành lập TP Thủ Đức, Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong đã chỉ đạo các sở ngành và UBND của 03 quận trong diện sáp nhập sớm chỉnh sửa, hoàn tất đề án TP Thủ Đức để báo cáo lãnh đạo TP.

Trong số các đơn vị được giao nhiệm vụ này, Sở Quy hoạch - Kiến trúc được giao phối hợp với đơn vị tư vấn, hoàn chỉnh dự thảo của đề án hình thành và phát triển khu đô thị sáng tạo, tương tác cao phía Đông (tên tạm gọi là TP Thủ Đức) dựa trên ý kiến đóng góp của các sở ngành, quận/huyện. TP cũng chủ trương tổ chức lấy ý kiến các chuyên gia có kinh nghiệm trong nước và quốc tế để tham gia vào quá trình góp ý, hoàn chỉnh đề án và trình Ban chỉ đạo xem xét, thông qua.

Chủ tịch UBND TP cũng giao Sở Xây dựng khẩn trương lập Chương trình phát triển đô thị thành phố phía Đông song song với Chương trình phát triển đô thị TP đến năm 2025. Mục tiêu thống nhất đánh giá đô thị để công nhận TP Thủ Đức là đô thị loại 1, với nguồn kinh phí sử dụng từ nguồn vốn xã hội hoá.

Theo đánh giá của giới chuyên gia, đề án TP Thủ Đức là chủ trương đầu tiên có mục tiêu phát triển với quy mô hoàn chỉnh của một TP. Nó cũng tạo lập một sự kiện chưa có tiền lệ, khi lần đầu tiên Việt Nam có “TP trong TP”. Đây được coi là xu thế phát triển hiện nay trên thế giới, khi mà phát triển khu đô thị mới hiện đại văn minh cần thiết phải gắn kết với chỉnh trang đô thị.

Trả lời báo chí, PGS.TS Nguyễn Lê Ninh, nguyên Giảng viên Đại học Bách khoa TP HCM nhìn nhận, kế hoạch phát triển các đô thị vệ tinh đã được nhiều thế hệ lãnh đạo TP HCM nung nấu, kiên trì đề xuất qua từng nhiệm kỳ. Mô hình này nhắm đến phát triển khu đô thị trung tâm, song song với các đô thị vệ tinh, có giai đoạn gọi là các đô thị Đông, Tây, Nam, Bắc.

Ở phía Đông, có ba quận 2, 9, Thủ Đức là tương đối hoàn chỉnh về mặt hạ tầng đô thị, nên TP HCM quyết tâm làm trước. TP từng tổ chức cuộc thi cấp quốc tế để chọn được phương án quy hoạch cho khu vực trọng điểm của đô thị phía Đông. Tuy nhiên, vào lúc đó lãnh đạo TP HCM cũng chưa tính đến một mô hình tách biệt “TP trong TP” với đầy đủ cấu hình của nó.

Cũng vì tầm quan trọng và chưa có tiền lệ kể trên, PGS.TS Nguyễn Lê Ninh cho rằng, quá trình hoàn chỉnh đề án phải nhắm đến được các mục tiêu cơ bản của một đô thị, như quy hoạch hạ tầng; hệ thống tiêu thoát nước hiện đại; tiêu chuẩn cư dân đô thị; nguồn nhân lực; cơ sở về chất lượng cuộc sống…

Nhiều công trình, dự án hạ tầng trọng điểm đang và sẽ triển khai là những lợi thế được kỳ vọng giúp khu Đông phát triển.
 Nhiều công trình, dự án hạ tầng trọng điểm đang và sẽ triển khai là những lợi thế được kỳ vọng giúp khu Đông phát triển. 

Cần nghiên cứu cơ chế đặc thù

Còn theo Kỹ sư Thạch Hà Đông, người từng tham gia dự án Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) thì vấn đề về cơ chế tài chính cho một đô thị tự chủ là rất quan trọng. Nếu bị trói buộc bởi cơ chế cũ và quá nặng về tư duy kinh tế tập trung thì rất khó tạo đột phá trong khi phải bỏ công ra quy hoạch một đô thị hoàn chỉnh. Theo chuyên gia này, TP HCM đang thực hiện cơ chế đặc thù theo Nghị quyết 54 của Quốc hội thì cơ chế này cũng cần nghiên cứu cho riêng TP phía Đông. Cơ chế đặc thù là rất quan trọng, vì nếu không thể dựa vào vốn ngân sách nhà nước thì cần cơ chế thoáng để thu hút nhà đầu tư, nhất là nguồn lực xã hội hóa.

Trong khi đó, ý kiến của KTS Nguyễn Văn Biểu, Giám đốc Công ty Bhome tại TP HCM cho rằng, dù hạ tầng đô thị của khu đông TP HCM bao gồm 3 quận có những ưu điểm cụ thể nhưng cũng chưa hẳn không có yếu điểm. Về ưu điểm, TP Thủ Đức có quy mô ban đầu khoảng 1,1 triệu dân, lấy khu đô thị mới Thủ Thiêm (Quận 2) quy hoạch thành trung tâm tài chính kinh tế của TP; Khu công nghệ cao (Quận 9) là nơi thực hành những ý tưởng sáng tạo và Khu Đại học Quốc gia (Quận Thủ Đức) là nơi ươm mầm cho nghiên cứu khoa học, đào tạo, hợp tác quốc tế. 

Tuy nhiên, tồn tại của cả ba quận hiện nay là 50% là đất đô thị hiện hữu, còn lại nhiều khu đang phát triển tự phát, với đường giao thông hẹp, thiếu hạ tầng kết nối Đông - Tây. Theo KTS Nguyễn Văn Biểu, nếu quy hoạch chỉnh trang, phải kiểm soát được tình hình xây dựng tự phát. Nếu tồn tại tình trạng xây nhà không phép, sai phép tràn lan như thời gian qua thì có thể dẫn đến mất kiểm soát, khiến cho các khu vực này có thể trở thành những khu ổ chuột mới của đô thị TP HCM trong tương lai.

Nhiều chuyên gia cũng nhấn mạnh đến quá trình hoàn thiện đề án TP Thủ Đức cần phải đặc biệt chú ý đến chỉnh trang các khu đô thị hiện hữu còn lộn xộn, trong đó không để sự phân hóa quá cao cả về hạ tầng cơ sở lẫn chất lượng dân cư khi hình thành đô thị hoàn chỉnh.

Dự kiến, TP Thủ Đức sẽ được hoàn chỉnh quy hoạch thành một đô thị vào cuối năm 2021 nếu được triển khai đúng tiến độ.

“TP phía Đông” dự kiến gồm quận 2, quận 9 và quận Thủ Đức.
 “TP phía Đông” dự kiến gồm quận 2, quận 9 và quận Thủ Đức.

Việc chuẩn bị thành lập “Thành phố phía Đông” (gồm quận 2, quận 9 và quận Thủ Đức), đã được TP HCM đưa ra ý tưởng từ nhiều năm trước. Năm 2018, TP đã tổ chức cuộc thi tuyển quốc tế “Ý tưởng quy hoạch phát triển Khu đô thị sáng tạo tương tác cao TP HCM”, thu hút nhiều chuyên gia quốc tế tham dự.

Trải qua nhiều giai đoạn chuẩn bị, việc thành lập “Thành phố phía Đông” đã nhận được sự ủng hộ của Thủ tướng Chính phủ, trong buổi làm việc giữa Chính phủ và lãnh đạo TP HCM ngày 8/5/2020.

Tại buổi làm việc với Thủ tướng Chính phủ, Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Thiện Nhân cho rằng, Khu đô thị sáng tạo phía Đông sẽ là động lực phát triển của TP trong 5 - 10 năm tới. Khu đô thị này sẽ có quy mô dân số hơn 1 triệu người (chiếm khoảng 10% dân số TP HCM), diện tích 21.000ha (chiếm 10% diện tích TP HCM).

Theo ông Nhân, nếu sáp nhập 3 quận này thành Khu đô thị sáng tạo phía Đông, đây sẽ là quả đấm kinh tế, dự báo đóng góp đến 30% GRDP của TP HCM. Điều này đồng nghĩa “TP phía Đông” sẽ đóng góp kinh tế gấp 3 lần so với mức bình quân của toàn TP.

Theo đề án thành lập “TP phía Đông”, việc sáp nhập 3 quận ở phía Đông là để xây dựng Khu đô thị sáng tạo, tương tác cao phía Đông TP HCM nhằm phát huy những lợi thế về vị trí mang tính cửa ngõ, các hạ tầng dịch vụ sẵn có như: Các khu đại học ở quận Thủ Đức (đào tạo bậc cao), Khu công nghệ cao quận 9 (sản xuất tiên tiến), Khu đô thị mới Thủ Thiêm (trung tâm tài chính và kinh doanh) và hệ thống hạ tầng kỹ thuật khung đã và đang được hoàn thiện (Xa lộ Hà Nội, cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây, tuyến Metro Bến Thành - Suối Tiên, đường Phạm Văn Đồng...).

Thực tế, những năm qua, khu Đông TP HCM là khu vực được TP đầu tư mạnh nhất về hạ tầng giao thông. Theo thống kê giai đoạn 2010-2020, TP HCM triển khai 216 dự án hạ tầng giao thông, với tổng vốn 350.000 tỷ đồng, 70% trong số này kết nối với khu Đông.

Theo các chuyên gia kinh tế, so với các hướng phát triển, khu Đông sở hữu vị trí trọng tâm trong vùng “tam giác vàng” TP HCM - Đồng Nai - Bà Rịa Vũng Tàu, là đầu mối của các tuyến giao thông huyết mạch giữa TP HCM và các tỉnh Đông Nam bộ.

Việc xây dựng và quy hoạch phía Đông thành khu đô thị sáng tạo được kỳ vọng sẽ góp phần thiết lập chuỗi giá trị gia tăng trên nền tảng công nghệ cao, hạ tầng kỹ thuật và xã hội hiện đại theo chuẩn quốc tế và sự hỗ trợ tài chính hiệu quả cho doanh nghiệp. Đồng thời, nó đóng vai trò trung tâm, triển khai các mô hình ứng dụng khoa học kỹ thuật thương mại khép kín; liên kết nghiên cứu khoa học kỹ thuật, công nghệ với ứng dụng phát triển sản phẩm thương mại hóa phục vụ cuộc sống người dân và vươn tầm quốc tế.

Đọc thêm

Sẵn sàng cho Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Khối nữ sĩ quan gìn giữ hòa bình hợp luyện. (Ảnh trong bài: Hà Khánh).
(PLVN) - Tính tới thời điểm hiện tại, các đơn vị, lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành, phục vụ và các hoạt động trong dịp tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (ĐBP) (7/5/1954 - 7/5/2024) đã xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện chu đáo, tỉ mỉ, sát, đúng theo kế hoạch của Bộ Quốc phòng (BQP). Công tác chuẩn bị đã hoàn tất.

Việt Nam nỗ lực hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền con người

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt phát biểu tại Họp báo.
(PLVN) - Từ năm 2019 đến hết tháng 11/2023, Việt Nam đã tiếp tục các nỗ lực xây dựng Nhà nước pháp quyền với 44 luật được thông qua, trong đó có nhiều văn bản luật quan trọng liên quan đến quyền con người, quyền công dân, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp năm 2013, bảo đảm tương thích với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Ban Tuyên giáo Trung ương dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Các đại biểu dâng hương tri ân công đức các Vua Hùng.
(PLVN) -  Ngày 15/4, Đoàn đại biểu Ban Tuyên giáo Trung ương do đồng chí Lại Xuân Môn, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương làm trưởng đã đến dâng hương, dâng hoa tưởng nhớ các Vua Hùng tại Khu Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng.

Chủ tịch Quốc hội kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Trung Quốc: Tiếp tục là bước tiến mới trong quan hệ hai nước

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Ủy viên trưởng Triệu Lạc Tế đã ký Thỏa thuận hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Nhân đại toàn quốc Trung Quốc. (Nguồn ảnh: quochoi.vn.
(PLVN) - Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam vừa kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa theo lời mời của Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Nhân đại toàn quốc Trung Quốc Triệu Lạc Tế từ ngày 7 - 12/4. Chuyến thăm thành công tốt đẹp, hoàn thành tất cả các mục tiêu, yêu cầu đề ra, tiếp tục là bước tiến mới trong quan hệ hai nước.

Thủ tướng: Xây dựng lực lượng Cảnh sát cơ động trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, tiến thẳng lên hiện đại

Thủ tướng: Xây dựng lực lượng Cảnh sát cơ động trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, tiến thẳng lên hiện đại
(PLVN) - Sáng 14/4, tại Hà Nội, Đảng ủy Công an Trung ương và Bộ Công an tổ chức kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát cơ động (15/4/1974 - 15/4/2024) và đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân lần thứ hai. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đến dự.

Thủ tướng: Hòa Bình cần đặc biệt chú trọng đầu tư cho con người và hạ tầng chiến lược

Thủ tướng phát biểu kết luận cuộc làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình - Ảnh: VGP
(PLVN) - Làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình, Thủ tướng đánh giá tỉnh có 5 điểm hơn trong thời gian qua, chỉ rõ 9 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới, trong đó tỉnh phải hết sức chú trọng 2 nhiệm vụ gồm đầu tư, phát triển yếu tố con người, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài và nhiệm vụ xây dựng hạ tầng chiến lược.

Thủ tướng kêu gọi “góp công, góp của” để xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người nghèo

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát động Phong trào thi đua “Xóa nhà tạm, nhà dột nát” trong cả nước (Ảnh: VGP).
(PLVN) -  Thủ tướng kêu gọi cả nước cùng chung tay, mọi người dân, doanh nghiệp “ai có gì góp nấy, ai có công góp công, ai có của góp của, ai có nhiều góp nhiều, ai có ít góp ít”, để xây dựng, sửa chữa 170.000 căn nhà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, vì mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn cả nước trong năm 2025.

Kết nối phát triển kinh tế biển giữa các vùng, địa phương

Quang cảnh phiên họp. (Ảnh: VGP).
(PLVN) -  Ngày 12/4, Ủy ban Chỉ đạo Quốc gia về thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 tổ chức phiên họp trực tuyến với 28 địa phương có biển lần thứ nhất. Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Chủ tịch Ủy ban Chỉ đạo Quốc gia chủ trì cuộc họp.

10 năm Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt - Trung: Mô hình hợp tác hiệu quả, đặc sắc

Đoàn đại biểu Bộ Quốc phòng hai nước dự hội đàm chụp ảnh chung.
(PLVN) - Qua 10 năm với 8 lần tổ chức rất thành công, Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới (GLHNQP) Việt Nam - Trung Quốc đã trở thành mô hình hợp tác hiệu quả, đặc sắc; thể hiện quyết tâm chính trị của hai bên trong việc tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị, gắn bó giữa Nhân dân, chính quyền địa phương và giữa Bộ Quốc phòng (BQP) hai nước, cùng nhau xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển.

Tiếp tục củng cố quan hệ truyền thống tốt đẹp Việt Nam - Cuba

Tiếp tục củng cố quan hệ truyền thống tốt đẹp Việt Nam - Cuba
Nhận lời mời của Chính phủ Cộng hòa Cuba, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang sẽ thăm hữu nghị chính thức Cuba từ ngày 14-16/4. Ông Lê Quang Long, Đại sứ được bổ nhiệm tại Cộng hòa Cuba, nhận định chuyến thăm Cuba lần này của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang là sự tiếp nối các chuyến thăm và tiếp xúc cấp cao giữa hai nước, nhằm tiếp tục củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam với Cuba.