Theo đó, tháng 8/2022, kết quả THADS trên địa bàn Lâm Đồng về việc đạt 67,67%, về tiền đạt 33,65%. Các đơn vị đều có sự nỗ lực, cố gắng, phấn đấu để hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ ngành, cấp uỷ, chính quyền giao.
Đạt được kết quả trên là do sự quan tâm của lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Tư pháp, Tổng cục THADS và Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh Lâm Đồng. Công tác hướng dẫn chỉ đạo chuyên môn, nghiệp vụ được thực hiện nghiêm túc, hiệu quả; ý thức trách nhiệm, kỷ cương, kỷ luật làm việc đi vào nền nếp; công tác phối hợp với chính quyền địa phương, các cơ quan liên quan, các Trại giam, trại tạm giam được đẩy mạnh. THADS tỉnh Lâm Đồng tiếp tục tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành, đề cao trách nhiệm người đứng đầu; tranh thủ sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền địa phương thực hiện hiệu quả các văn bản chỉ đạo của ngành, địa phương; duy trì và phát huy công tác phối hợp liên ngành trong THADS.
Các cơ quan THADS đang triển khai thực hiện đầy đủ các phần mềm về thi hành án do Bộ Tư pháp, Tổng cục THADS cấp, hiện nay đang triển khai phần mềm quản lý quá trình thụ lý, tổ chức thi hành án và thống kê thi hành, phần mềm hỗ trợ trực tuyến THADS, phần mềm cơ sở dữ liệu điện tử thông tin người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành án…
Cục THADS đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, chỉ đạo điều hành; tiếp tục sử dụng hiệu quả hệ thống thư điện tử, văn bản điện tử, thực hiện chữ ký số đối với một số văn bản hành chính. Tăng cường phối hợp với với các cơ quan truyền thông, tuyên truyền phổ biến pháp luật về THADS, viết, tin, bài, các hoạt động về THADS trên các phương tiện truyền thông và trên Trang thông tin điện tử Cục, nhằm tuyên truyền sâu rộng công tác THADS.
Tuy nhiên, Cục THADS Lâm Đồng cho biết, trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo còn có đơn vị thiếu quyết liệt nên hiệu quả công tác chưa cao. Trong công tác nghiệp vụ vẫn còn tình trạng chưa kịp thời xác minh, phân loại giải quyết dứt điểm số án có điều kiện thi hành. Tiến độ giải quyết án còn chậm, nhất là những vụ việc liên quan đến tín dụng, ngân hàng, thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án tham nhũng, kinh tế; một số việc thi hành có giá trị lớn, việc liên quan đến bất động sản chưa giải quyết xong.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành, phục vụ công tác chuyên môn, cải cách hành chính còn chậm, chưa hiệu quả, việc tuyên truyền, triển khai cơ chế một cửa so với hồ sơ phát sinh trên thực tế còn thấp.
Thời gian tới, Cục THADS tỉnh Lâm Đồng tiếp tục thường xuyên đổi mới phương thức lãnh đạo của Lãnh đạo Cục và các Chi cục theo hướng sâu sát và quyết liệt trong chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ cho phù hợp với tình hình thực tế trên địa bàn và lượng việc phát sinh trong tháng; kịp thời nắm bắt từng vụ việc phức tạp và có biện pháp chỉ đạo giải quyết triệt để; chủ động giải quyết việc thi hành án ngay từ khi mới thụ lý; xây dựng kế hoạch cụ thể thi hành đối với những vụ việc có giá trị lớn, thực hiện và hoàn thành trong từng giải đoạn, đảm bảo thi hành xong trong năm công tác.
Tiếp tục kiện toàn đội ngũ cán bộ, lãnh đạo quản lý, có chức danh pháp lý bảo đảm đủ về số lượng, chất lượng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ Ngành giao; thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, quy hoạch, luân chuyển, chuyển đổi vị trí công tác, bor nhiệm, khen thưởng, kỷ luật và các chính sách cán bộ khác bảo đảm đúng quy định.
Bên cạnh đó, chủ động phối hợp hiệu quả với các tổ chức tín dụng, ngân hàng trong quá trình tổ chức THADS, nhất là xác minh điều kiện thi hành án; xử lý tài sản thế chấp; thực hiện cải cách hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý, điều hành và chuyên môn nghiệp vụ; quản lý, vận hành có hiệu qủa Trang thông tin điện tử Cục THADS, nghiêm túc thực hiện các quy định đăng tải thông tin về người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành. Thực hiện nghiêm cơ chế “một cửa” và dịch vụ công trực tuyến; triển khai có hiệu quả phần mềm quá trình thụ lý, tổ chức thi hành án và báo cáo thống kê THADS trong hệ thống…