Lâm Đồng bàn giải pháp chống sạt lở, ngập úng

Hiện trường vụ sạt lở trên đường Hoàng Hoa Thám, Đà Lạt.
Hiện trường vụ sạt lở trên đường Hoàng Hoa Thám, Đà Lạt.
(PLVN) - Nâng cao vai trò quản lý nhà nước trong việc lập quy hoạch, quản lý và cấp phép xây dựng; cấp thiết xây dựng bản đồ khoanh vùng rủi ro… là một số giải pháp được các chuyên gia, nhà khoa học tập trung thảo luận tại Hội thảo đánh giá thực trạng, nguyên nhân và giải pháp phòng, chống sạt trượt, ngập lụt cục bộ trên địa bàn Lâm Đồng, diễn ra hôm qua (22/9).

3 yếu tố chính gây sạt lở

Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Nguyễn Ngọc Phúc, Phó Chủ tịch UBND Lâm Đồng nhấn mạnh, thời gian qua, sạt lở, ngập úng cục bộ đã gây ra những thiệt hại nặng cho Đà Lạt nói riêng và nhiều địa phương khác ở Lâm Đồng.

Một trong những nguyên nhân chính là lượng mưa trong tháng 6 - 7/2023 tại Lâm Đồng rất lớn, kéo dài. Ví dụ riêng ngày 30/7, lượng mưa lên tới 196mm, bằng lượng mưa cả tháng 7/1985.

Do biến đổi thời tiết, sạt lở, ngập úng diễn ra, do đó cần những giải pháp căn cơ cảnh báo sớm. Với mong muốn đó, Lâm Đồng mong muốn qua Hội thảo, sẽ đưa ra các đánh giá khoa học, xác định kỹ những điểm có nguy cơ sạt trượt trên toàn tỉnh và đề xuất những giải pháp cảnh báo sớm; giải pháp căn cơ chống sạt lở, ngập úng.

Ông Nguyễn Ngọc Phúc – Phó Chủ tịch Lâm Đồng đánh giá cao các ý kiến tại hội thảo.

Ông Nguyễn Ngọc Phúc – Phó Chủ tịch Lâm Đồng đánh giá cao các ý kiến tại hội thảo.

Tại Hội thảo, các nhà khoa học, chuyên gia đánh giá, nguyên nhân sạt lở, ngập úng ở Đà Lạt chủ yếu xuất phát từ 3 yếu tố chính: Địa hình (độ dốc tự nhiên, đường tụ thuỷ…); địa chất (địa chất công trình, địa chất thuỷ văn, đứt gãy…) và khí tượng thuỷ văn (mưa lớn bất thường, kéo dài…). Bên cạnh đó cũng có phần lỗi chủ quan, xuất phát từ hạn chế trong quản lý nhà nước về quản lý, cấp phép xây dựng trên địa bàn TP Đà Lạt cũng như toàn tỉnh Lâm Đồng.

PGS.TS Nguyễn Văn Hiệp, nguyên PGĐ Sở Xây dựng TP HCM chỉ ra tồn tại là hiện nay, trong các quy định quản lý xây dựng đô thị chưa nói nhiều đến sạt trượt, ngập úng; thiếu các quy định cụ thể, chặt chẽ. Nhiều công trình xâm phạm vào thung lũng, lỗi chủ quan thuộc về cơ quan quản lý thiếu kiểm tra, xử lý ngay từ sớm.

“Cần tập trung nâng cao đến vai trò quản lý nhà nước trong cấp phép, quản lý xây dựng, tổ chức những gói thầu để nhà tư vấn tìm ra giải pháp đối với từng thế đất chứ không phải một giải pháp phòng, chống sạt lở, ngập úng áp dụng chung cho tất cả các thửa đất”, ông Hiệp nói, đồng thời chỉ ra lỗi chủ quan trong quản lý nhà nước dẫn đến ngập úng cục bộ. Đó là cơ quan chức năng chưa điều tra, nghiên cứu những vị trí nước nguồn đổ về định kỳ, lưu lượng cực đại, dẫn dòng, chuyển dòng từ thượng nguồn…

Cấp thiết xây dựng bản đồ khoanh vùng rủi ro

Cũng tại Hội thảo, bên cạnh các giải pháp cứng như gia cố bê tông, khoan cọc nhồi, giảm tải… thì các chuyên gia cũng giới thiệu các giải pháp mềm (công trình xanh) thân thiện với môi trường nhằm tăng cường thoát nước của khối đất, tạo thảm thực vật bề mặt; bảo đảm công tác quy hoạch đô thị gắn với quy hoạch cảnh báo sạt lở, xem đây là tiêu chí xây dựng quy hoạch.

Hội thảo đồng thời cung cấp những kinh nghiệm trong phòng chống sạt lở, ngập úng tại Trung Quốc, Nhật Bản…, - những nơi có địa chất tương đồng với Đà Lạt, cũng có lượng mưa lớn, sự phát triển cũng tương đồng Đà Lạt với các đô thị ở mái dốc, nhà cao tầng… và cũng từng xảy ra nhiều vụ trượt lở gây hậu quả nặng nề.

Đến từ Nhật Bản, ông Takami Kanno - Trưởng Văn phòng đại diện Cty Kawasaki tại Hà Nội chú trọng đến tính cần thiết xây dựng bản đồ khoanh vùng rủi ro nguy cơ ngập úng, sạt lở - vấn đề được cho cấp bách với Đà Lạt nói riêng và toàn tỉnh Lâm Đồng nói chung hiện nay. Bản đồ này không những giúp cảnh báo sớm nguy cơ sạt trượt, ngập úng mà còn là công cụ giúp cơ quan quản lý tham khảo, xem xét trong việc cấp phép xây dựng. Lấy ví dụ từ Nhật Bản, ông Kanno cho biết quốc gia này hầu như đã xây dựng các bản đồ cảnh báo nguy cơ sạt lở, sóng thần, động đất cho các khu vực. Theo đó, những vị trí có nguy cơ sạt lở sẽ hạn chế hoặc không cấp phép xây dựng.

H1: Ông Nguyễn Ngọc Phúc – Phó Chủ tịch Lâm Đồng đánh giá cao các ý kiến tại hội thảo. H2: Chuyên gia Nhật Bản Takami Kanno chia sẻ về lợi ích thiết lập bản đồ khoanh vùng rủi ro.

H1: Ông Nguyễn Ngọc Phúc – Phó Chủ tịch Lâm Đồng đánh giá cao các ý kiến tại hội thảo. H2: Chuyên gia Nhật Bản Takami Kanno chia sẻ về lợi ích thiết lập bản đồ khoanh vùng rủi ro.

Phản hồi, định hướng tại Hội thảo, ông Phúc đề nghị các chuyên gia, nhà khoa học cũng như các cơ quan chuyên môn cần làm rõ như tác động của hoạt động san gạt đất, nhà kính, nhà lưới tới sạt lở, ngập úng; xem xét tính cần thiết để đưa cảnh báo sạt lở, ngập úng vào công tác lập quy hoạch, đánh giá trước khi cấp phép xây dựng; có nên quy định tỷ lệ bê tông hoá trong cấp phép xây dựng công trình…

“Trong cấp phép xây dựng có 2 vấn đề cần lưu ý, đó là trách nhiệm cơ quan tư vấn thiết kế và quản lý nhà nước; không phải nhà tư vấn thiết kế nào cũng làm hết trách nhiệm và rõ ràng công tác thẩm định, lập quy hoạch đô thị của chúng ta đang có vấn đề, những chỗ có nguy cơ sạt lở không thể cấp phép xây dựng”, ông Phúc nói.

Đồng tình với sự cần thiết lập bản đồ khoanh vùng rủi ro của chuyên gia Nhật Bản, ông Phúc cho biết, bản đồ khoanh vùng rủi ro cực kỳ quan trọng. Tuy nhiên, đến nay chưa có tỉnh nào làm, pháp luật cũng chưa có quy định rõ. Lãnh đạo Sở Xây dựng Lâm Đồng cũng nhất trí với tính cần thiết bản đồ khoanh vùng rủi ro, cho biết sau Hội thảo sẽ làm việc cụ thể với công ty Nhật Bản để xem xét triển khai việc lập bản đồ.

Kết luận Hội thảo, ông Phúc lưu ý một số nội dung cần quan tâm xử lý như: Hệ thống thoát nước đô thị; ngập úng, bê tông hoá, nạo vét hồ, sông, suối; đô thị hoá các vùng ven; nâng cao hiệu quả quản lý xây dựng, xử lý công trình khi có sự cố; cảnh báo sớm thiên tai… Cùng với đó, Sở Xây dựng cần nghiên cứu đề xuất lập bản đồ cảnh báo nguy cơ sạt trượt, ngập úng, đưa bản đồ vào công tác lập quy hoạch; tổng hợp các nhóm nguyên nhân mà các chuyên gia, nhà khoa học đã phân tích để có giải pháp cụ thể, nhất là với yếu tố nhân tai (đào đắp đất…). Lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng cũng kiến nghị Bộ Xây dựng thể chế hoá các quy định phòng, chống sạt lở để các địa phương cũng như Lâm Đồng có cơ sở triển khai đồng bộ, hiệu quả.

Với 27 tham luận đến từ các chuyên gia, nhà khoa học, giảng viên các trường đại học trên cả nước, Hội thảo đã tập trung vào 3 nhóm nội dung chính: Quy hoạch, công nghệ và cảnh báo đối với vấn đề sạt lở đất, ngập úng cục bộ. Các tham luận, thảo luận tại Hội thảo không chỉ cung cấp bức tranh tổng thể về thực trạng, nguyên nhân, giải pháp xử lý sự cố sạt lở, ngập úng mà còn chỉ ra những vướng mắc trong quản lý nhà nước; định hướng giải pháp căn cơ trong phòng, chống sạt lở, ngập úng. Ông Lê Quang Trung - Giám đốc Sở Xây dựng Lâm Đồng cho hay, sau Hội thảo, Ban Tổ chức vẫn tiếp tục tiếp nhận các ý kiến đóng góp của giới chuyên gia và nghiêm túc nghiên cứu, xem xét.

Đọc thêm

Hành động vì khí hậu sau COP29: Hành trình mới và cam kết mạnh mẽ

COP29 đánh dấu một cột mốc quan trọng với việc thông qua khuôn khổ thị trường carbon toàn cầu. (Ảnh: UNFCCC)
(PLVN) - Hội nghị lần thứ 29 của các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) tại Baku (Azerbaijan) đã đánh dấu một cột mốc quan trọng với việc thông qua Khuôn khổ thị trường carbon toàn cầu. Đây được coi là một thành tựu đáng kể, mở ra cơ hội cho việc giảm phát thải khí nhà kính hiệu quả hơn về mặt chi phí. Tuy nhiên, bên cạnh những hứa hẹn, thị trường carbon toàn cầu cũng đối mặt với nhiều thách thức cần được giải quyết để bảo đảm tính hiệu quả và công bằng.

Kiến nghị dừng dự án trồng và phục hồi rạn san hô ngoài biển Thừa Thiên Huế

Dự án phục hồi tái tạo hệ sinh thái thủy sinh và nguồn lợi thủy sản được thực hiện trên vùng biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có văn bản đề xuất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) dừng triển khai hợp phần trồng, phục hồi san hô thuộc dự án phục hồi, tái tạo hệ sinh thái thủy sinh và nguồn lợi thủy sản ngoài vùng biển Thừa Thiên Huế; do một số khó khăn trong công tác xây dựng định mức và tình hình thời tiết tại địa phương.

Bão số 9 suy yếu dần, miền Bắc chuyển lạnh

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, cơn bão số 9 đang có xu hướng suy yếu dần. Trên đất liền, do tác động của không khí lạnh, khu vực Bắc Bộ đêm và sáng mai trời lạnh, vùng núi có nơi trời rét...

Bão giật cấp 14 đổ bộ biển Đông

Dự báo vị trí,m hướng di chuyển của bão số 9. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) - 7h hôm nay 18/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,2 độ Vĩ Bắc; 118,3 độ Kinh Đông, khu vực vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông. Trên đất liền, khoảng chiều tối và đêm nay, không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến một số nơi ở khu Đông Bắc Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng các nơi khác...

Công bố Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021-2030

 Toàn cảnh Hội nghị.
(PLVN) -  Quy hoạch xác định mục tiêu tổng quát là chủ động phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm và suy thoái môi trường; phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường; ngăn chặn suy giảm và nâng cao chất lượng đa dạng sinh học, nhằm bảo đảm quyền được sống trong môi trường trong lành của Nhân dân.