Kỳ tích Việt Nam

Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã khẳng định: “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”. (Ảnh: hanoimoi.vn)
Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã khẳng định: “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”. (Ảnh: hanoimoi.vn)
(PLVN) - Có thể nói, chưa bao giờ vị thế, uy tín và hình ảnh một nước Việt Nam độc lập, tự chủ, phát triển năng động, là bạn bè thủy chung, chân thành, là đối tác tin cậy, là thành viên tích cực và có trách nhiệm lại nổi bật trên trường quốc tế như hiện nay.

Những nhận định trên được cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh tại Hội nghị ngoại giao lần thứ 32 (tháng 12/2023). Trước đó, phát biểu tại Hội nghị ngoại giao thứ 29, ông cũng nêu rõ: “Chính bản chất nhân nghĩa, hòa hiếu, khoan dung của dân tộc đã giúp ngoại giao Việt Nam xóa bỏ hận thù và san lấp khoảng cách giữa nước ta với các nước, kể cả với những nước vốn là cựu thù của đất nước ta”.

Tin cậy chính trị với nhiều nước được củng cố vững chắc

Nhờ đường lối đối ngoại linh hoạt, mềm dẻo, Việt Nam đã phá được thế bị bao vây, cấm vận, từng bước mở cửa hội nhập với thế giới. Trong đó, bước ngoặt đáng chú ý là trong năm 1995, Việt Nam đã bình thường hóa quan hệ với Mỹ; ký kết Hiệp định khung với EU và gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Đến nay, Việt Nam là thành viên của hầu hết tổ chức quốc tế và diễn đàn đa phương quan trọng, đã hoàn thành nhiều trọng trách quốc tế.

Những thành tựu về đối ngoại, ngoại giao của Việt Nam được tóm tắt trong bài viết “Tự hào và tin tưởng dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, quyết tâm xây dựng một nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh, văn minh, văn hiến và anh hùng” của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Từ một nước bị bao vây, cấm vận, đến nay, nước ta đã mở rộng, làm sâu sắc thêm quan hệ ngoại giao với 193 nước, trong đó có 3 nước quan hệ đặc biệt, 6 nước đối tác chiến lược toàn diện, 12 nước đối tác chiến lược và 12 nước đối tác toàn diện. Đặc biệt là, nước ta hiện đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện hoặc đối tác chiến lược với tất cả 5 nước Ủy viên Thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (LHQ) và mở rộng quan hệ kinh tế - thương mại với 230 quốc gia và vùng lãnh thổ”.

Đáng chú ý, trong năm 2023, chúng ta đã tổ chức thành công hàng chục chuyến thăm của lãnh đạo chủ chốt tới các nước láng giềng, các đối tác quan trọng, bạn bè truyền thống và đón 28 đoàn lãnh đạo cấp cao nước ngoài đến Việt Nam, trong đó có chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Mỹ Joe Biden và nhiều nguyên thủ quốc gia các nước. Các hoạt động này tạo nên bước phát triển mới về chất trong đối ngoại và hội nhập quốc tế của Việt Nam. Thông qua đó, khuôn khổ quan hệ với nhiều đối tác quan trọng đã được nâng lên tầm cao mới, tin cậy chính trị với nhiều nước được củng cố vững chắc, hợp tác ngày càng mở rộng, thực chất và hiệu quả.

Mới đây nhất, chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (từ 18 - 20/8), theo lời mời của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Phu nhân đã thành công tốt đẹp trên mọi phương diện. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có chương trình hoạt động hết sức phong phú và đầy ý nghĩa với 18 hoạt động trong hơn 2 ngày. Tại các cuộc trao đổi, hai bên đã đạt nhận thức chung rộng rãi về việc tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc theo định hướng “6 hơn”. Theo đánh giá của các chuyên gia, học giả Trung Quốc, chuyến thăm là lựa chọn chiến lược dựa trên sự phát triển ổn định của quan hệ hai nước, thể hiện lập trường nhất quán và lựa chọn chính sách “ngoại giao cây tre” của Việt Nam.

Khẳng định vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế

Kể từ khi LHQ chính thức kết nạp Việt Nam trở thành quốc gia thành viên thứ 149 vào năm 1977, chúng ta đã không ngừng nỗ lực, chủ động và trách nhiệm đóng góp vào mục tiêu chung của thế giới, nhất là việc Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình (GGHB) của LHQ.

Ngày 27/5/2014, Trung tâm GGHB Việt Nam được thành lập. Ngay khi ra mắt, Trung tâm đã cử 2 sĩ quan đầu tiên đi làm nhiệm vụ cùng Phái bộ GGHB của LHQ tại Nam Sudan. Và trong 10 năm Việt Nam triển khai lực lượng tham gia sứ mệnh GGHB, chúng ta đã cử trên 800 lượt sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp triển khai theo hình thức cá nhân và đơn vị. Số lượng cán bộ, sĩ quan hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của Việt Nam cao hơn nhiều so với mặt bằng chung của LHQ. Cùng với việc hoàn thành nhiều trọng trách quốc tế quan trọng, Việt Nam đã đề xuất nhiều sáng kiến, giải pháp thúc đẩy hợp tác, đóng góp có trách nhiệm vào các vấn đề chung của thế giới như phòng, chống dịch bệnh, thiên tai, biến đổi khí hậu, an ninh lương thực; cử lực lượng hỗ trợ khắc phục hậu quả động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ…

Phát biểu tại Hội nghị tổng kết 2 năm Việt Nam đảm nhiệm cương vị Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ nhiệm kỳ 2020 - 2021 (tháng 1/2022), Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, việc Việt Nam lần thứ hai đảm nhiệm vị trí quan trọng này (chỉ hơn 10 năm sau khi kết thúc nhiệm kỳ đầu tiên) với số phiếu bầu gần như tuyệt đối (192/193 phiếu) cho thấy vị thế của đất nước và sự tín nhiệm cao của quốc tế đối với chính sách đối ngoại của chúng ta… Việt Nam đã khẳng định được năng lực điều hành, từng bước thể hiện rõ vai trò nòng cốt, dẫn dắt, hòa giải tại các hội nghị Hội đồng Bảo an với nhiều dấu ấn tích cực, được các nước ủy viên Hội đồng Bảo an, kể cả các nước ủy viên thường trực, các nước bạn bè truyền thống, đang phát triển, các nước trong Phong trào không liên kết... coi trọng, đánh giá cao.

Trên thực tế, Việt Nam luôn được bạn bè quốc tế tín nhiệm đề cử gánh vác nhiều trọng trách quốc tế quan trọng trong các cơ chế, diễn đàn đa phương, nhất là trong nhiều tổ chức quan trọng của LHQ như: Hội đồng Kinh tế - Xã hội (1998 - 2000, 2016 - 2018), Hội đồng Nhân quyền (2014 - 2016, 2023 - 2025), Ủy ban Luật pháp Quốc tế (2017 - 2021, 2023 - 2027)…

Tại cuộc gặp gỡ với các lãnh đạo cao cấp của Việt Nam nhân chuyến thăm chính thức nước ta vào năm 2022, Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres bày tỏ ấn tượng về những nỗ lực của Việt Nam trong việc vượt qua những khó khăn sau chiến tranh, đạt được những thành tựu phát triển to lớn. Ông nhấn mạnh: “LHQ tự hào khi được là đối tác của Việt Nam”, “Việt Nam là một tấm gương vô cùng đặc biệt. Tất cả những nỗ lực mà Việt Nam đã thể hiện trong thời gian qua là một sự đột phá. Việt Nam và Nhân dân Việt Nam hoàn toàn có thể tự hào vì tiếng nói của các bạn được tất cả các quốc gia tôn trọng”. Người đứng đầu LHQ cũng khẳng định, LHQ coi tiếng nói của Việt Nam là tiếng nói của các nước đang phát triển; đồng thời tin tưởng Việt Nam chắc chắn sẽ phát triển tốt hơn và tiếng nói của Việt Nam là “tiếng nói của phát triển”.

Những thành tựu đó là sản phẩm kết tinh sức sáng tạo, là kết quả của cả một quá trình nỗ lực phấn đấu bền bỉ, liên tục qua nhiều nhiệm kỳ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, có ý nghĩa lịch sử to lớn, như Đại hội XIII của Đảng đã khẳng định: “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”.

Hợp tác đầu tư ngày càng mở rộng, hiệu quả

Nhờ môi trường đầu tư luôn được cải thiện với nhiều ưu thế vượt trội, hấp dẫn, Việt Nam đã trở thành điểm đến tin cậy của nhiều tập đoàn lớn trên thế giới. Đặc biệt, sau gần hai thập kỷ gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), đến nay, Việt Nam đã trở thành 1 trong 20 nền kinh tế có thương mại quốc tế lớn hàng đầu thế giới; trở thành quốc gia duy nhất đã ký kết Hiệp định Thương mại tự do (FTA) với tất cả các đối tác kinh tế lớn trên toàn cầu. Việt Nam đã tham gia một số FTA thế hệ mới, trong đó đáng chú ý là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EU) - EVFTA. Theo Trung tâm WTO và hội nhập, tính đến tháng 5/2024, Việt Nam đã ký kết, thực thi và đang đàm phán tổng cộng 19 FTA.

Từ những cam kết cụ thể và mạnh mẽ của Đảng, Quốc hội, Chính phủ Việt Nam, chưa bao giờ Việt Nam đón dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) một cách đầy hứng khởi đến thế. Số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài cho biết, tính luỹ kế đến tháng 2/2024, Việt Nam thu hút được 39.553 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng vốn đăng ký đạt 473,065 tỷ USD đến từ 145 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Những con số ấn tượng trên đã khẳng định niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài khi chọn Việt Nam là cứ điểm sản xuất an toàn, để rồi sau đó, các cơ hội hợp tác đầu tư lên tới hàng tỷ USD lần lượt được mở ra.

Trong chuyến thăm tới Việt Nam hồi tháng 5/2023, Tổng Giám đốc WTO Ngozi Okonjo-Iweala đánh giá, “thành công của Việt Nam là một kỳ tích”, đồng thời truyền cảm hứng, kinh nghiệm cho nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại phục vụ phát triển đất nước.

Tin cùng chuyên mục

Đại diện BQP ủng hộ đồng bào bị lũ lụt 40 tỷ đồng. (Ảnh: Lam Hạnh).

Quân đội đi đầu trong phòng, chống, khắc phục hậu quả bão lũ

(PLVN) - Đi đầu trong phòng, chống, khắc phục hậu quả bão lũ tại các tỉnh miền Bắc những ngày qua, Quân đội đã điều động 143.700 cán bộ, chiến sĩ (CBCS) lực lượng thường trực và dân quân tự vệ; hơn 5.320 phương tiện quyết liệt tham gia ứng phó, khắc phục hậu quả bão lũ; phát huy tinh thần “tương thân, tương ái” quyên góp, ủng hộ hàng trăm tỷ đồng.

Đọc thêm

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia cùng Đảng, Nhà nước hoàn thiện cơ chế để phát huy vai trò làm chủ của Nhân dân

Ông Nguyễn Túc. (Ảnh: Vân Anh).
(PLVN) - Qua giám sát và phản biện xã hội, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tham gia xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà nước. Đồng thời, góp phần tiếp tục thể chế hóa và cụ thể hóa cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ”.

Tháo gỡ kịp thời các vướng mắc, thúc đẩy các dự án giao thông quan trọng

Tháo gỡ kịp thời các vướng mắc, thúc đẩy các dự án giao thông quan trọng
Chiều 17/9, kết luận Phiên họp lần thứ 14 của Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu áp dụng các bài học kinh nghiệm trong triển khai các dự án lớn vừa qua, đặc biệt phát huy “tình dân tộc, nghĩa đồng bào” trong ứng phó, khắc phục bão lũ để triển khai các dự án, công trình giao thông trọng điểm quốc gia.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước gợi mở 4 vấn đề đối với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước gợi mở 4 vấn đề đối với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Trước bối cảnh tình hình trong và ngoài nước đặt ra yêu cầu ngày càng cao đối với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và nghiên cứu khoa học, lý luận..., Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gợi mở 4 vấn đề, đề nghị Học viện quan tâm thực hiện.

Thủ tướng yêu cầu chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới khả năng mạnh thành bão

Dự báo vị trí và đường đi của áp thấp nhiệt đới chiều 17/9. Ảnh: Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia
(PLVN) - Diễn biến của áp thấp nhiệt đới còn rất phức tạp, có thể thay đổi cả về cấp độ gió, tốc độ di chuyển và hướng di chuyển. Do đó, Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) các tỉnh, thành phố khả năng bị ảnh hưởng và Bộ trưởng các Bộ chỉ đạo cấp, ngành liên quan chủ động ứng phó...

Đảng đoàn Quốc hội và Ban Cán sự Đảng Chính phủ họp chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Đảng đoàn Quốc hội và Ban Cán sự Đảng Chính phủ họp chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV
Sáng 17/9, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban cán sự Đảng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đồng chủ trì Hội nghị giữa Đảng đoàn Quốc hội và Ban cán sự Đảng Chính phủ nhằm trao đổi, thống nhất một số nội dung chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm
Báo Pháp luật Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về "Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới".

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về công tác Biển Đông - Hải đảo

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về công tác Biển Đông - Hải đảo - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Sáng nay (16/9) tại Trụ sở Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc họp với lãnh đạo các bộ, ban, ngành liên quan, đi sâu đánh giá tình hình triển khai Nghị quyết 36 về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và các nội dung liên quan trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Thủ tướng chia sẻ về '6 điểm tựa Việt Nam'

Thủ tướng chia sẻ về '6 điểm tựa Việt Nam'
Phát biểu tại chương trình "Điểm tựa Việt Nam", Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chia sẻ về 6 điểm tựa để góp phần khắc phục hậu quả siêu bão số 3, góp phần xây dựng đất nước Việt Nam hùng cường, thịnh vượng, nhân dân ta ngày càng hạnh phúc, ấm no.