Kỷ niệm ngày đo lường Việt Nam (20/1): Đo lường bảo đảm chính xác, công bằng và vì mục tiêu phát triển bền vững

Đoàn công tác của Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện khảo sát học tập tại phòng thí nghiệm hiệu chuẩn pin năng lượng mặt trời tại Viện Vật lý Kỹ thuật của Đức (PTB), tháng 11/2023. (Nguồn ảnh: VMI)
Đoàn công tác của Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện khảo sát học tập tại phòng thí nghiệm hiệu chuẩn pin năng lượng mặt trời tại Viện Vật lý Kỹ thuật của Đức (PTB), tháng 11/2023. (Nguồn ảnh: VMI)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Hoạt động đo lường đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội. Những năm qua, công tác quản lý nhà nước về đo lường trên cả nước đã được thực hiện nghiêm túc, có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần bảo đảm công bằng giữa người mua và người bán, khách quan trong hoạt động thương mại, ngăn chặn các hành vi gian lận về đo lường, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.

Hoạt động đo lường đang diễn ra hằng ngày trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có nhiều lĩnh vực ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi người tiêu dùng như kinh doanh xăng dầu, điện năng, nước sạch, khám, chữa bệnh trong y tế, vận tải hành khách bằng taxi, kinh doanh vàng...

Thời gian qua, để người dân hiểu biết sâu sắc hơn về hoạt động đo lường và bắt kịp được xu hướng hội nhập quốc tế, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Bộ Khoa học và Công nghệ) đã đẩy mạnh thông tin tuyên truyền các quy định của pháp luật về đo lường, nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí, ý nghĩa và tầm quan trọng của hoạt động tiêu chuẩn đo lường chất lượng đối với phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Thông qua đó, người dân đã nâng cao nhận thức để thực hiện các hoạt động bảo vệ quyền lợi của bản thân và hướng tới phục vụ cho mục tiêu phát triển bền vững.

Phát triển bền vững là một khái niệm được định nghĩa là “phát triển đáp ứng nhu cầu của hiện tại mà không làm hại khả năng của các thế hệ tương lai trong việc đáp ứng nhu cầu của họ”. Đây là một mục tiêu toàn cầu được thể hiện qua các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) của Liên hợp quốc, bao gồm 17 mục tiêu và 169 chỉ tiêu nhằm giải quyết các thách thức lớn về kinh tế, xã hội và môi trường.

TS. Hà Minh Hiệp - Quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng. (Nguồn ảnh: VMI)

TS. Hà Minh Hiệp - Quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng. (Nguồn ảnh: VMI)

Nhân kỷ niệm Ngày “Đo lường Việt Nam” và nhớ lại ngày cách đây 74 năm, ngày 20/1/1950 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh 08/SL thống nhất đo lường nước ta theo hệ mét, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Tăng cường hoạt động đo lường để phát triển hạ tầng chất lượng quốc gia”.

Hiện nay, theo Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO), các nước trên thế giới đang thúc đẩy phát triển hạ tầng chất lượng quốc gia phục vụ cho các mục tiêu phát triển bền vững. Theo đó, đo lường là một trong các cấu phần chính tạo nên hạ tầng chất lượng quốc gia (bên cạnh các chỉ số khác của công nhận, đánh giá sự phù hợp, tiêu chuẩn, giám sát thị trường), chỉ số hạ tầng chất lượng quốc gia càng tốt thì tính cạnh tranh thương mại càng cao, sản phẩm hàng hoá đến tay người tiêu dùng càng được bảo đảm. Bên cạnh đó thì hạ tầng chất lượng quốc gia cũng góp phần quan trọng đến các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs).

Trong thời gian vừa qua, công tác quản lý đo lường đã có sự thay đổi về mặt nhận thức trong quản lý, không chỉ tập trung vào bảo đảm tính pháp lý trong khuôn khổ của đo lường pháp định mà đã tập trung nhiều vào đo lường khoa học và công nghiệp phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và hướng tới phục vụ cho các mục tiêu phát triển bền vững. Các hoạt động đo lường đã có sự chuyển biến cụ thể trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, dịch vụ về đo lường, như thực hiện chương trình bảo đảm đo lường tại doanh nghiệp, thực hiện chương trình so sánh liên phòng về đo lường và hoạt động sản xuất chất chuẩn trong đo lường đã được các đơn vị triển khai tại nhiều địa phương trên cả nước.

Năm 2024, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng sẽ tập trung mạnh vào một số vấn đề chính của Đo lường như: thực hiện chuyển đổi số về Đo lường theo lộ trình Đề án Chuyển đổi số ngành Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; đạt chứng chỉ công nhận phù hợp TCVN/ISO 17034:2017 đối với tổ chức sản xuất chất chuẩn, mẫu chuẩn; nhân rộng các mô hình doanh nghiệp xây dựng và áp dụng chương trình bảo đảm đo lường tại nhiều vùng miền trên cả nước; triển khai mạnh mẽ các chương trình so sánh liên phòng cấp quốc gia, cấp cơ sở theo Quyết định số 1537/QĐ-BKHCN ngày 18/7/2023 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ; quyết tâm xây dựng, hoàn thiện và đào tạo để có khả năng hiệu chuẩn, đo thử nghiệm được hệ thống pin năng lượng mặt trời phục vụ cho phát triển năng lượng xanh, năng lượng tái tạo; khởi động lại chương trình đầu tư và phê duyệt chuẩn đo lường quốc gia theo Quyết định 1488/QĐ-TTg ngày 24/11/2023 của Thủ tướng Chính phủ, đây là vấn đề khó và cần được quan tâm - TS Hà Minh Hiệp, Quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cho biết.

Với định hướng nêu trên, thời gian qua, hoạt động đo lường khoa học và đo lường ứng dụng đã được chú trọng, đẩy mạnh và bước đầu đã có kết quả. Công tác hỗ trợ doanh nghiệp triển khai Chương trình bảo đảm đo lường theo hướng dẫn tại Quyết định 510/QĐ-BKHCN ngày 17/3/2021 của Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành “Hướng dẫn và triển khai Chương trình đảm bảo đo lường tại doanh nghiệp” với mô hình hỗ trợ xây dựng và áp dụng Chương trình bảo đảm đo lường cho doanh nghiệp ở một số địa phương như: Thái Nguyên, Bình Định, Bắc Giang, Thừa Thiên Huế... đã được hiện thực hóa, doanh nghiệp hưởng ứng và được đánh giá cao. Đến nay, đã có trên 20 doanh nghiệp công bố thực hiện chương trình bảo đảm đo lường tại doanh nghiệp. Các đơn vị kỹ thuật thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hiện vẫn đang tích cực triển khai công tác tư vấn, đào tạo để triển khai chương trình theo các nhu cầu của các doanh nghiệp đã đăng ký.

Bàn giao thiết bị mẫu so sánh khi thực hiện so sánh liên phòng lĩnh vực áp suất tại Trung tâm kỹ thuật 2 - Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tại Đà Nẵng. (Nguồn ảnh: VMI)

Bàn giao thiết bị mẫu so sánh khi thực hiện so sánh liên phòng lĩnh vực áp suất tại Trung tâm kỹ thuật 2 - Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tại Đà Nẵng. (Nguồn ảnh: VMI)

Triển khai Quyết định 1537/QĐ-BKHCN ngày 18/7/2023 về ban hành hướng dẫn xây dựng và triển khai thực hiện chương trình so sánh liên phòng về đo lường, dự kiến trong năm 2024 sẽ triển khai 04 chương trình so sánh liên phòng cấp quốc gia đối với các lĩnh vực như: Điện, Áp suất, Khối lượng, Nhiệt và 02 chương trình so sánh liên phòng cấp cơ sở đối với lĩnh vực Áp suất và lĩnh vực dung tích.

Sau khi hoàn thành các chương trình so sánh liên phòng cấp quốc gia thì dần dần hằng năm Tổng cục cùng các đơn vị sẽ mở rộng được nhiều chương trình so sánh liên phòng cấp cơ sở. Tham gia chương trình so sánh liên phòng là nền tảng để thực hiện các ký kết thừa nhận, chứng nhận lẫn nhau về đo lường, là cơ sở để cơ quan quản lý nhà nước về đo lường thực hiện miễn giảm việc đánh giá tại cơ sở khi thực hiện các thủ tục đăng ký và chỉ định, ông Trần Quý Giầu - Vụ trưởng Vụ Đo lường, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng chia sẻ thêm.

TS Ngô Thị Ngọc Hà, Viện trưởng Viện Đo lường Việt Nam cho biết, trong nhiều năm qua, hệ thống chuẩn đo lường quốc gia của nước ta từng bước phát triển và hoàn thiện. Một trong những mục tiêu quan trọng phát triển hệ thống chuẩn đo lường quốc gia giai đoạn đến năm 2030 là phát triển đồng bộ, hiện đại, đáp ứng hội nhập quốc tế và nhu cầu đo lường phục vụ phát triển khoa học và công nghệ, phù hợp điều kiện kinh tế - xã hội đất nước và phù hợp với kế hoạch phát triển của Bộ, ngành, địa phương.

Tính đến nay, số lượng chuẩn đo lường quốc gia đã được phê duyệt là 32/41 chuẩn đo lường quốc gia thuộc Quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 1361/QĐ-TTg ngày 08/8/2013. Các chuẩn đo lường quốc gia đã xây dựng và được phê duyệt trong thời gian qua có ý nghĩa rất lớn trong sự phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của đất nước, giúp Việt Nam tham gia một cách hiệu quả Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau toàn cầu về đo lường (CIPM MRA). Đến nay, chuẩn đo lường quốc gia của Viện Đo lường Việt Nam đã trực tiếp thực hiện 31 phép hiệu chuẩn (CMCs), được quốc tế thừa nhận và được công bố trên trang web của Viện Cân đo quốc tế (BIPM). Đây là cơ sở kỹ thuật quan trọng trong việc thực hiện Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại (Hiệp định TBT).

Nhận thức đầy đủ và sâu sắc những nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2024 cũng như trách nhiệm to lớn của toàn ngành Đo lường trong thời kỳ hội nhập toàn diện về kinh tế quốc tế, với tinh thần chủ động, chúng ta tin tưởng rằng, trong thời gian sắp tới hoạt động đo lường của Việt Nam sẽ có bước phát triển mạnh mẽ, nhanh chóng, đáp ứng yêu cầu của quản lý nhà nước, cũng như nhu cầu của doanh nghiệp và người dân và hướng tới phục vụ các mục tiêu phát triển bền vững phù hợp với xu hướng của thế giới - TS. Hà Minh Hiệp, Quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng nhấn mạnh.

Đọc thêm

Kinh doanh đặt cược: Cần có quy định mới trên tinh thần đổi mới

Một trường đua chó từng hoạt động ở TP Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. (Ảnh: VNE)
(PLVN) - Sau hơn 7 năm triển khai Nghị định 06/2017/NĐ-CP về kinh doanh đặt cược đua ngựa, đua chó và bóng đá quốc tế, đến nay mới chỉ có một nhà đầu tư kinh doanh đặt cược đua chó được cấp phép. Có quá nhiều vướng mắc liên quan đến pháp lý xung quanh vấn đề đang được xã hội quan tâm này.

Tương lai của hệ sinh thái Ngân hàng mở

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của công nghệ tài chính (Fintech) và sự xuất hiện của các nền tảng công nghệ số, hệ sinh thái ngân hàng mở (Open Banking) đã trở thành một trong những xu hướng quan trọng nhất của ngành tài chính hiện nay.

Nỗ lực giảm chi phí logistics

Thuế vận chuyển và kho bãi là 2 phương thức được nhiều DN áp dụng để giảm chi phí logistics. (Ảnh minh họa: VGP)
(PLVN) - Chi phí logistics Việt Nam được nhận diện cao gần gấp đôi chi phí bình quân của thế giới, có giai đoạn chiếm đến 20% GDP (trung bình trên thế giới là 10,6%). Do đó, tối ưu hóa quy trình logistics là một trong những giải pháp quan trọng để giảm chi phí, từ đó giúp hàng hóa Việt Nam tăng thêm sức cạnh tranh trên toàn cầu.

Giải nhất Un women weps awards năm 2024: Nỗ lực không ngừng nghỉ của Vietnam Airlines vì một xã hội bình đẳng và phát triển bền vững

Ông Lê Đức Cảnh - Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines - tại lễ trao tặng Un women weps awards năm 2024
(PLVN) - Vượt qua nhiều ứng cử viên sáng giá, Tổng công ty Hàng không Việt Nam - Vietnam Airlines - đã vinh dự được trao giải nhất Un women weps awards năm 2024 ở hạng mục “Bình đẳng giới thông qua tham gia cộng đồng và quan hệ đối tác”. Với việc được giải nhất của hạng mục này, Vietnam Airlines sẽ là ứng cử viên của Un women weps awards năm 2024 khu vực Châu Á.

Nguồn năng lượng mới, kỳ vọng mới

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Vừa qua, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, đã nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra về việc tiếp tục chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

10 năm phát triển quan hệ đối tác hải quan - doanh nghiệp: Thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu, đóng góp vào phát triển bền vững Kỳ 3: Đưa quan hệ đối tác phát triển thực chất, đi vào chiều sâu

Một hội thảo chuyên đề của ngành Hải quan lấy ý kiến doanh nghiệp. (Ảnh: TH)
(PLVN) -   Để phát huy những kết quả đã đạt được và khắc phục những hạn chế, trong thời gian tới, công tác phát triển quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp và các bên liên quan cần phải được tiến hành cho phù hợp với yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; bảo đảm ngày càng thực chất, đi vào chiều sâu.

10 năm phát triển quan hệ đối tác hải quan - doanh nghiệp: Thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu, đóng góp vào phát triển bền vững - Kỳ 2: Cần khắc phục một số tồn tại, hạn chế

Cơ quan Hải quan và doanh nghiệp ký kết thỏa thuận hợp tác. (Ảnh: Châu Long)
(PLVN) -  Bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được trong 10 năm phát triển quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp thì cũng còn một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục để đưa công tác này gặt hái thêm nhiều thành quả hơn nữa.

Chủ tịch Vietcombank tham gia BCH Đảng bộ Khối Doanh nghiệp TƯ

Ông Nguyễn Thanh Tùng
(PLVN) - Đảng ủy Khối Doanh nghiệp TƯ vừa tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Ban Bí thư về việc chỉ định tham gia Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Khối Doanh nghiệp TƯ, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đối với ông Nguyễn Thanh Tùng - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Thương mại CP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank).

10 năm phát triển quan hệ đối tác hải quan - doanh nghiệp: Thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu, đóng góp vào phát triển bền vững - Kỳ 1: Được thực hiện toàn diện, xuyên suốt

Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ phát biểu tại Diễn đàn thường niên Hải quan - Doanh nghiệp 2024 với chủ đề “10 năm phát triển quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp” hồi tháng 9/2024. (Ảnh: Quang Hùng)
(PLVN) - Công tác phát triển quan hệ đối tác được thực hiện ở cả 3 cấp Tổng cục, Cục, Chi cục; trong đó tại cấp Tổng cục, hoạt động đối tác tập trung vào các vấn đề về chính sách, phương thức quản lý; tại cấp Cục hoạt động đối tác gắn với các vấn đề tổ chức thực thi; tại cấp Chi cục, các hoạt động đối tác gắn với các hoạt động thường xuyên hàng ngày của đơn vị. Việc thực hiện gồm 4 nhóm giải pháp lớn: thông tin, tham vấn, tham gia, hợp tác.