Kỷ niệm 100 năm báo chí cách mạng Việt Nam Bài 5: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động báo chí trong tình hình mới

Hội thảo quốc tế với chủ đề “Kinh tế báo chí truyền thông Việt Nam trong bối cảnh phát triển kinh tế số” diễn ra vào ngày 14/6/2024. (Ảnh: TTM)
Hội thảo quốc tế với chủ đề “Kinh tế báo chí truyền thông Việt Nam trong bối cảnh phát triển kinh tế số” diễn ra vào ngày 14/6/2024. (Ảnh: TTM)
(PLVN) - Gần 100 năm qua, báo chí cách mạng Việt Nam đã có những đóng góp tích cực vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Bước vào giai đoạn phát triển mới, đứng trước nhiều thách thức của thời đại công nghệ 4.0 và khuynh hướng “thương mại hóa” báo chí, báo chí Việt Nam cần có những giải pháp phù hợp để không chỉ nâng cao hiệu quả hoạt động, phát huy truyền thống vẻ vang, mà còn luôn xứng đáng là lực lượng xung kích trên mặt trận tư tưởng - văn hóa của Đảng.

Chuyển đổi số và những bước đầu chuyển mình

Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra trên toàn thế giới, tác động mạnh đến toàn bộ các hoạt động kinh tế, xã hội, văn hóa, các lĩnh vực đời sống, thay đổi thói quen của con người, trong đó lĩnh vực báo chí, truyền thông cũng không ngoại lệ.

Nhận thức được vị trí, vai trò của báo chí với sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong bối cảnh mới, thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống báo chí. Soi chiếu từ thực tiễn, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, đường lối, chính sách liên quan đến hoạt động báo chí như: Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã định hướng: “Xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”; Kế hoạch số 156-KH/BTGTW ngày 14/6/2022 về tăng cường công tác chỉ đạo, quản lý, chấn chỉnh hoạt động báo, tạp chí, trang thông tin điện tử, mạng xã hội trong giai đoạn hiện nay; đồng thời, Thủ tướng Chính phủ cũng ban hành một loạt các văn bản như: Quyết định số 362/QĐ-TTg ngày 03/4/2019 phê duyệt quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025; Quyết định số 348/QĐ-TTg ngày 06/4/2023 phê duyệt Chiến lược chuyển đổi số báo chí đến năm 2025, định hướng đến năm 2030... Đây là những quan điểm chỉ đạo và định hướng quan trọng làm cơ sở để cơ quan chủ trì soạn thảo đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Báo chí.

Trong bối cảnh chuyển đổi số, một số cơ quan báo chí đã và đang tích cực thích nghi và chuyển đổi số mạnh mẽ để duy trì sự cạnh tranh với các nền tảng mạng xã hội. Một trong những xu hướng chính là sự tập trung vào nền tảng kỹ thuật số, đầu tư mạnh mẽ vào các ứng dụng di động và các nền tảng trực tuyến, cung cấp cho người dùng nhiều lựa chọn để tiếp cận thông tin một cách dễ dàng và linh hoạt hơn. Dễ dàng nhận thấy ở một số cơ quan báo chí như: Nhân Dân, Thông tấn xã Việt Nam, Vnexpress, VTV… đã bắt đầu từng bước thành công thực hiện số hóa nội dung, làm báo theo công nghệ đa nền tảng bằng nhiều hình thức mới như: báo chí dữ liệu, podcast, video với cách thực hiện sinh động bằng Long-form, E-magazine, Infographic,… đó là những tín hiệu rất đáng mừng. Thời gian tới, để khẳng định rõ nét hơn vị trí, vai trò đặc biệt của báo chí cách mạng trong đời sống xã hội, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp để nâng cao hoạt động báo chí trong bối cảnh mới.

Xử lý nghiêm vi phạm trong hoạt động báo chí

Thứ nhất, cần tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa cơ quan quản lý báo chí, Hội Nhà báo Việt Nam và các cơ quan liên quan, tạo sự thống nhất trong lãnh đạo, quản lý hoạt động báo chí; giữ vững vai trò chỉ đạo, định hướng để báo chí thực hiện tốt sứ mệnh của báo chí cách mạng, “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại” gắn với công cuộc chuyển đổi số. Trong đó, Ban Tuyên giáo Trung ương là cơ quan trực tiếp chỉ đạo, định hướng thông tin, tuyên truyền; Bộ Thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về báo chí; Hội Nhà báo Việt Nam phát huy vai trò trong việc nâng cao trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, đạo đức nghề nghiệp của những người làm báo. Cơ quan chủ quản báo chí tăng cường thực hiện nhiệm vụ theo quy định; hỗ trợ, bảo đảm điều kiện hoạt động, đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy và nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của các cơ quan báo chí.

Đặc biệt, phải tăng cường công tác chỉ đạo, quản lý báo chí đối với loại hình báo chí điện tử, trang tin điện tử và mạng xã hội; quy định rõ trách nhiệm của tất cả các cơ quan báo chí trong công tác thông tin, tuyên truyền.

Thứ hai, công tác quản lý nhà nước về báo chí trong bối cảnh mới cần phải chú trọng vào một số nhóm vấn đề. Trước tiên là cần xây dựng và hoàn thiện hành lang pháp lý. Trong quá trình thi hành Luật Báo chí, đã phát sinh một số điểm mà luật cần được điều chỉnh và bổ sung để phù hợp với tình hình thực tiễn. Việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật báo chí cần tập trung vào các khía cạnh như: Cụ thể hóa và chi tiết hóa các điều khoản quy định trong Luật Báo chí; xác định rõ trách nhiệm của các chủ thể tham gia vào hoạt động báo chí ví dụ khái niệm “báo hóa tạp chí”, “tư nhân hóa” báo chí chưa được cụ thể hóa trong các quy định của pháp luật về báo chí nên việc xử lý gặp nhiều khó khăn; rà soát và bổ sung những vấn đề mới phát sinh từ thực tiễn và sự phát triển của lĩnh vực báo chí, trong đó có vấn đề đẩy mạnh chuyển đổi số; bảo đảm quyền tự do báo chí của công dân.

Thứ ba, cần nâng cao hiệu quả công tác phối hợp, áp dụng đồng bộ các biện pháp trong xử lí vi phạm báo chí cả về mặt Đảng và chính quyền. Tập trung kiểm tra, xử lí đối với người đứng đầu cơ quan chủ quản, cơ quan báo chí trong việc chỉ đạo, định hướng, quản lí hoạt động cơ quan báo chí trực thuộc theo Quy định số 101-QĐ/TW về trách nhiệm, quyền hạn và việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật lãnh đạo cơ quan báo chí ngày 28/2/2023 của Ban Bí thư, nhất là đối với cơ quan báo chí để xảy ra vi phạm nghiêm trọng, vi phạm kéo dài nhưng không có chuyển biến.

Một số cơ quan báo chí đang chuyển mình để bắt kịp thời đại chuyển đổi số. (Ảnh minh họa)

Một số cơ quan báo chí đang chuyển mình để bắt kịp thời đại chuyển đổi số. (Ảnh minh họa)

Gỡ “nút thắt” để phát triển kinh tế báo chí

Thứ tư là phải gỡ những “nút thắt” để phát triển kinh tế báo chí. Thực tế cho thấy, đại bộ phận các cơ quan báo chí hiện nay nếu chỉ dựa vào nguồn kinh phí tự chủ thì không thể đủ khả năng tăng chi cho ứng dụng công nghệ, lại càng không đủ khả năng tự đầu tư cho chuyển đổi số. Nhìn sâu vào bản chất, báo chí Việt Nam là nền báo chí đặc thù, do đó, việc vận hành kinh tế, kinh doanh báo chí cũng sẽ có những yếu tố đặc biệt. Theo đó, cần có cơ chế “đặt hàng” truyền thông chính sách từ các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước để tăng nguồn thu theo tinh thần Chỉ thị số 09/CT-TTg ngày 31/3/2021 về nâng cao hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin thiết yếu của các cơ quan báo chí giai đoạn 2021 - 2025.

Truyền thông chính sách là một chức năng của chính quyền các cấp. Vì vậy, chính quyền các cấp phải tổ chức bộ máy và bố trí ngân sách thường xuyên để làm công tác truyền thông, đặt hàng các cơ quan báo chí. Luật Báo chí cần có quy định rõ hơn chính sách hỗ trợ, đặt hàng của Nhà nước đối với các cơ quan báo chí phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin thiết yếu. Việc đặt hàng cần được quy định rõ trong luật và các Bộ, ngành sớm xây dựng cơ chế, quy định mức kinh phí hỗ trợ, đặt hàng các cơ quan báo chí tham gia truyền thông chính sách như: Các chính sách mới, Chương trình mục tiêu Quốc gia, công tác phòng, chống dịch bệnh, thiên tai,… Từ đó các cơ quan báo chí có cơ sở để chủ động, sáng tạo trong xây dựng các đề án tuyên truyền một cách phù hợp, hiệu quả.

Song song với nỗ lực của cơ quan quản lý nhà nước, bản thân các cơ quan báo chí, các tòa soạn cũng cần tạo ra các giá trị khác biệt để đẩy mạnh kinh tế báo chí. Trong đó, cần phải chú ý tiếp thu có chọn lọc những hướng đi mà báo chí thế giới đang vận dụng và có những thành công bước đầu trong phát triển kinh tế báo chí, như: tổ chức sự kiện, tổ chức nghiên cứu, bán dữ liệu lớn, cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin..., gợi mở cho các cơ quan báo chí để tìm ra hướng đi tăng doanh thu. Thậm chí, các cơ quan báo chí có thể cung cấp nhiều dịch vụ cho nhà nước, cho các cơ quan đặt hàng trên đa nền tảng.

Thứ năm là trong bối cảnh chuyển đổi số, nền báo chí nói chung và mỗi cơ quan báo chí nói riêng buộc phải thay đổi tư duy quản trị, quản lý và sản xuất nhằm thích nghi với môi trường truyền thông mới để phát triển bền vững. Bối cảnh mới đòi hỏi các cơ quan báo chí phải đầu tư nâng cấp công nghệ 4.0, có đội ngũ nhân lực 4.0, phải có giải pháp quản trị, quản lý tòa soạn và nhân lực phù hợp xã hội 4.0 và nhất là phải có năng lực tiếp cận và chiếm cảm tình của công chúng 4.0. Vậy nên, các cơ quan báo chí cần chủ động, linh hoạt trong xây dựng kế hoạch cụ thể cho việc chuyển đổi số, đánh giá được nhu cầu, xác định được con đường và mục tiêu hướng tới của đơn vị mình, từ đó lựa chọn công nghệ phù hợp để tổ chức thực hiện. Chú trọng tổ chức đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực có bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp, giỏi chuyên môn, nghiệp vụ, đi liền nắm vững kỹ năng tác nghiệp trên môi trường số. Nguồn nhân lực là giải pháp quan trọng nhất bảo đảm cho thành công cho quá trình chuyển đổi số trong các cơ quan báo chí. Bên cạnh đó, phối hợp với các ngành chức năng để tham mưu xây dựng các cơ chế, chính sách về đầu tư nguồn lực hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, bảo đảm an ninh và điều kiện tác nghiệp trên môi trường số. Xây dựng và hoàn thiện hạ tầng dữ liệu, tạo nền tảng cho chuyển đổi số; tập trung phát triển nền tảng để kết nối, chia sẻ, giám sát, phân tích và tổng hợp dữ liệu.

Cuối cùng, bản thân mỗi nhà báo phải tích cực tu dưỡng, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp, giữ gìn phẩm giá của người làm báo. Đồng thời, mỗi nhà báo cũng phải tự nâng cao, trau dồi bản lĩnh chính trị, bồi dưỡng về lý luận chính trị, nghiệp vụ báo chí cho người làm báo, đặc biệt là đội ngũ cán bộ lãnh đạo các cơ quan báo chí cần nêu cao tính tiên phong gương mẫu. Bên cạnh đó, mỗi nhà báo phải không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ tiếp cận các loại hình báo chí hiện đại 4.0, đa phương tiện, kiến thức sâu rộng trên mọi lĩnh vực,... để ngày càng có nhiều sản phẩm báo chí đặc sắc, cung cấp những thông tin nhanh chóng, chính xác, có ý nghĩa đến mọi tầng lớp Nhân dân, góp phần vào sự nghiệp cách mạng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng chủ trì họp Ban Chỉ đạo rà soát, xử lý vướng mắc trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Thủ tướng: Xây dựng pháp luật phải có tư duy đột phá, tầm nhìn chiến lược, lâu dài

Chiều 28/9, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo rà soát, xử lý vướng mắc trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật (Ban Chỉ đạo) chủ trì phiên họp thứ ba của Ban Chỉ đạo. Cùng tham dự phiên họp có các Phó Thủ tướng Chính phủ: Lê Thành Long, Hồ Đức Phớc; các Bộ trưởng, lãnh đạo các bộ, ngành, thành viên Ban Chỉ đạo.

Đọc thêm

Thủ tướng nêu 5 bài học kinh nghiệm trong công tác ứng phó với thiên tai

Thủ tướng nêu 5 bài học kinh nghiệm trong công tác ứng phó với thiên tai
Kết luận Hội nghị trực tuyến với các bộ, ngành và 26 tỉnh, thành phố sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm về công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả bão số 3, sáng 28/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu 5 bài học trong công tác dự báo, cảnh báo, lãnh đạo, chỉ đạo, truyền thông, huy động lực lượng, tổ chức thực hiện để làm tốt hơn khi xảy ra tình huống thiên tai phức tạp sau này.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị rút kinh nghiệm về ứng phó với bão số 3

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị sơ kết công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả bão số 3. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Sáng 28/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm về công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả bão số 3. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp tại Trụ sở Chính phủ, trực tuyến tới điểm cầu 26 tỉnh, thành phố phía Bắc từ Thanh Hóa trở ra.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi Điện cảm ơn Bí thư Thứ nhất, Chủ tịch Cuba Miguel Díaz-Canel Bermúdez

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch Cuba Miguel Diaz Canel Bermudez tại buổi gặp gỡ đại biểu hữu nghị nhân dân và thế hệ trẻ Cuba. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN
Trưa 27/9 (theo giờ địa phương), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cuba. Trân trọng đăng phát toàn văn Điện cảm ơn của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi đồng chí Miguel Díaz-Canel Bermúdez, Bí thư Thứ nhất Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch nước Cộng hòa Cuba.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Cuba

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và phu nhân rời sân bay quốc tế Jose Marti ở thủ đô La Habana, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cuba. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN
Lúc 13h ngày 27/9 (theo giờ địa phương), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao nước ta đã rời Thủ đô La Habana, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cộng hoà Cuba theo lời mời của Bí thư Thứ nhất Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch nước Cộng hoà Cuba Miguel Diaz Canel Bermudez và Phu nhân.

Bổ ích Hội nghị tuyên truyền và tư vấn pháp luật tại Lữ đoàn 144

Trung tướng Nguyễn Văn Hạnh, Trưởng Ban Pháp luật Hội CCBVN tặng sách cho CBCS LĐ144. (Ảnh trong bài: Lam Hạnh)
(PLVN) -  Phối hợp với các luật sư (LS), trả lời giải đáp nhiều câu hỏi do cán bộ, chiến sĩ (CB,CS) Lữ đoàn (LĐ) 144, Bộ Tổng Tham mưu (BTTM) đặt ra xoay quanh chế tài xử lý các hành vi cá độ, lô đề, đánh bạc, cho vay lãi nặng; hôn nhân và gia đình... chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) do Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam (CCBVN) phối hợp tổ chức đã chuyển tải những nội dung thiết thực, ý nghĩa.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Người dân phải thực sự được hưởng thụ thành quả của đổi mới sáng tạo

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu ghi hình tại lễ công bố GII 2024. (Ảnh: VGP)

(PLVN) - Phát biểu ghi hình tại sự kiện công bố Báo cáo GII 2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, trong quá trình đổi mới sáng tạo, Việt Nam xác định quan điểm lấy người dân làm trung tâm, làm chủ thể, người dân phải thực sự được hưởng thụ thành quả của đổi mới sáng tạo...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhận Huân chương Jose Marti

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhận Huân chương Jose Marti
Tối 26/9 theo giờ địa phương, tại Cung Cách mạng ở thủ đô La Habana, sau khi kết thúc tốt đẹp cuộc hội đàm, Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch nước Cuba Miguel Díaz-Canel Bermúdez đã chủ trì buổi lễ trao Huân chương Jose Marti cho Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm.

Lễ ký các văn kiện hợp tác Việt Nam - Cuba

Lễ ký các văn kiện hợp tác Việt Nam - Cuba
(PLVN) - Tối 26/9/2024, giờ địa phương (sáng 27/9, giờ Việt Nam), sau hội đàm cấp cao tại Cung Cách mạng ở thủ đô La Habana, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch Cuba Miguel Diaz Canel Bermudez chứng kiến Lễ ký kết các văn kiện hợp tác giữa hai nước.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đến La Habana, bắt đầu thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Cuba

Uỷ viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Đảng Cộng sản Cuba Roberto Morales Ojeda đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân tại sân bay quốc tế José Martí, thủ đô La Habana. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN
21h45 ngày 25/9 theo giờ địa phương (sáng 26/9 giờ Hà Nội), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao nước ta đã đến sân bay quốc tế Jose Marti ở Thủ đô La Habana, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cộng hoà Cuba theo lời mời của Bí thư Thứ nhất Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch nước Cộng hoà Cuba Miguel Diaz Canel Bermudez và Phu nhân.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cuba

Chiều 25/9 theo giờ địa phương, tức sáng 26/9 giờ Hà Nội, sau khi kết thúc các hoạt động tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79, làm việc tại Hoa Kỳ, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời New York đi thăm cấp Nhà nước tới Cuba. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN.
Chiều 25/9 theo giờ địa phương, tức sáng 26/9 giờ Hà Nội, sau khi kết thúc các hoạt động tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) Khóa 79, làm việc tại Hoa Kỳ, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời New York đi thăm cấp Nhà nước tới Cuba theo lời mời của Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch nước Cộng hòa Cuba Miguel Diaz Canel Bermudez và Phu nhân.