Kỳ án “Trốn thuế” tại Đồng Nai - Bài 2: Ai mới đáng bị khởi tố?

Dường như Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai đã “quên” rằng họ đã từng được Cơ quan CSĐT Bộ Công an yêu cầu điều tra bà Tuyết, ông Thuận về hành vi lừa đảo (?).

Dường như Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai đã “quên” rằng họ đã từng được Cơ quan CSĐT Bộ Công an yêu cầu điều tra bà Tuyết, ông Thuận về hành vi lừa đảo (?).

Cáo trạng truy tố Trần Văn Sơn - Giám đốc Công ty Cổ phần Gạch ngói Tuynel Thiện Tân (Công ty Thiện Tân) đã hoàn tất nhưng lãnh đạo VKSND và TAND huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai đều phải thừa nhận rằng, đây là vụ án phức tạp, ngay trong nội bộ những cơ quan tiến hành tố tụng tại địa phương cũng có quan điểm trái ngược.

Hành trình lắt léo của vụ án

Tháng 5/2009, Trần Văn Sơn từng bị Cơ quan CSĐT Công an huyện Vĩnh Cửu khởi tố về tội “Trốn thuế” nhưng VKSND huyện Vĩnh Cửu cho rằng, hành vi của Sơn không cấu thành tội phạm nên từ chối phê chuẩn Quyết định khởi tố.

gjcjjtkkyk

Thượng tá Lê Văn Hùng - Phó Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai và điều tra viên Nguyễn Văn Loan trong buổi làm việc với phóng viên.

Vậy nhưng 1 năm sau, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai vẫn vào cuộc, ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt giam ông Sơn. Các quyết định này đều có sự phê chuẩn của VKSND tỉnh Đồng Nai. Tuy nhiên, cơ quan này lại không trực tiếp ra cáo trạng truy tố Sơn mà “chuyển vụ án”, đẩy vai trò “công tố” cho VKSND huyện Vĩnh Cửu!

Thế là, mặc dù đã từng từ chối phê chuẩn quyết định khởi tố vụ án nhưng VKSND huyện Vĩnh Cửu vẫn buộc phải “ôm” vụ án “Trốn thuế” này. Dường như biết vụ án có nhiều uẩn khúc nên ngay sau khi nhận vụ án, cơ quan này đã ra ngay quyết định hủy bỏ biện pháp tạm giam đối với bị can Sơn.

“Trốn thuế” hay “công khai thuế”?

Đến nay, tuy bản cáo trạng đã hoàn tất nhưng khi trao đổi với phóng viên, ông Trần Hùng Vĩ - Viện trưởng VKSND huyện Vĩnh Cửu vẫn thừa nhận: “Hiện nay, ngay trong một số cơ quan tiến hành tố tụng tại địa phương vẫn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau, trong đó có quan điểm rằng Sơn không phạm tội “Trốn thuế””.

Cơ sở của luồng ý kiến này là việc Sơn không cố ý trốn thuế, không có yếu tố gian dối: Trước khi bán gạch, với vai trò là Giám đốc Công ty Thiện Tân, Sơn đã nhiều lần gửi đơn đến cơ quan chức năng đề nghị can thiệp để có con dấu và hóa đơn của công ty (bị bà Tuyết chiếm giữ) nhằm điều hành hoạt động kinh doanh của công ty. Sau khi có yêu cầu của UBND huyện Vĩnh Cửu, Công ty Thiện Tân đã tự nguyện nộp ngay phần thuế còn thiếu vào khoản tạm giữ và đề nghị được tiếp tục tiêu thụ nốt số gạch còn tồn, tránh nguy cơ phá sản.

Như vậy, có thể thấy, việc bán hàng nhưng “nợ” hoá đơn là tình thế bất khả kháng và đã được Giám đốc báo cáo đầy đủ với các cơ quan liên quan, cam kết nộp thuế theo quy định. Hơn nữa, khi cơ quan điều tra vào cuộc, Sơn còn tự mang nộp hết sổ sách theo dõi việc bán gạch cho công an.

Nếu có ý định gian dối thuế, tại sao Sơn còn tình nguyện trình ra số liệu bán hàng của công ty để rồi sau đó, chính số liệu này lại đẩy vị giám đốc vào vòng tố tụng? Chi tiết này, nói như bà Đào Thị Kiều Vân - Chánh án TAND huyện Vĩnh Cửu thì “hành vi trốn thuế phải có lỗi cố ý. Còn Sơn có cố ý trốn thuế trong vụ việc này hay không thì chúng ta đều biết”.

Có quan điểm khác cho rằng, Công an Đồng Nai khởi tố vụ án khi chứng cứ còn “quá non”. Theo đó, không thể đánh đồng việc bán hàng không xuất hóa đơn với hành vi trốn thuế bởi hành vi trốn thuế chỉ hoàn thành khi doanh nghiệp cố tình nộp tờ khai thuế có nội dung gian dối nhằm nộp thuế ít hơn số phải nộp.

Nhưng ở thời điểm khởi tố vụ án thì vẫn chưa đến hạn nộp tờ kê khai thuế của Công ty Thiện Tân (thậm chí, doanh nghiệp còn được cơ quan thuế gia hạn nộp tờ khai và hướng dẫn việc kê khai thuế cho chính xác) thì làm sao có thể khẳng định, Sơn sẽ trốn thuế. Còn số thuế năm 2008 thì công ty này đã nộp đầy đủ theo Kết luận thanh tra của UBND huyện Vĩnh Cửu, không có biểu hiện trốn tránh, trây ì.

Ai đáng bị khởi tố?

Liên quan mật thiết đến vụ án này còn có một văn bản rất quan trọng của Cơ quan CSĐT Bộ Công an gửi Đại tá Nguyễn Phi Hùng - Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai vào tháng 1/2010 “về việc chuyển vụ việc ông Quang Vĩnh Thuận và bà Nguyễn Ngọc Tuyết có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản cho CQĐT Công an tỉnh Đồng Nai”.

Thế nhưng khi trao đổi với phóng viên, Thượng tá Lê Văn Hùng - người ký Kết luận điều tra đề nghị truy tố Trần Văn Sơn một mực rằng: “Tôi không biết gì về văn bản này” và “Sẽ kiểm tra, trả lời sau”.
Chúng tôi xin trích dẫn một số điểm trong công văn nói trên để ông Hùng tiện... “kiểm tra”: “Nhà xưởng, máy móc mà ông Thuận, bà Tuyết góp vốn vào Công ty Cổ phần Thiện Tân, trước đó vào năm 2004 đã được bà Tuyết sử dụng làm tài sản thế chấp vay 7,5 tỷ đồng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn  nhưng không cho ông Trần Văn Sơn và Nguyễn Văn Tấn (thành viên góp vốn - PV) biết”.

6 tháng sau khi góp nhà xưởng, máy móc vào Công ty Thiện Tân, “ông Thuận đã lấy danh nghĩa Giám đốc Công ty (thực ra, lúc này ông Sơn là Giám đốc - PV), dùng hợp đồng thuê đất của Thiện Tân để làm thủ tục vay được 3,5 tỷ đồng tại Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng Sông Cửu Long...

Nhưng Kết quả giám định cho thấy, chữ ký của ông Sơn, ông Tấn trong bộ hồ sơ vay tiền trên đều là giả; Các giấy tờ của Sở Tài nguyên và Môi Trường; Sở Xây dựng và các hóa đơn trong hồ sơ đều không có nguồn gốc hoặc khống. Sau đó, “ông Thuận, bà Tuyết đã phải thừa nhận việc làm giả các giấy tờ trên để được vay tiền, sử dụng riêng”... “Đây là hành vi gian dối, có dấu hiệu chiếm đoạt tài sản, cần được điều tra rõ”.

Hơn 1 năm đã trôi qua, vì sao Công an Đồng Nai chưa có động thái gì trước yêu cầu của Cơ quan CSĐT Bộ Công an? Trong khi đó, theo tố cáo của ông Sơn thì hiện bà Tuyết - với con dấu trong tay, đã tự bổ nhiệm chồng làm Giám đốc rồi mang tài tản của Công ty Thiện Tân đi thế chấp vay tiền tại nhiều ngân hàng khác nhau.

Khoa Lâm

Đọc thêm

Cảnh giác trước thủ đoạn giả danh cán bộ nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Cảnh giác trước thủ đoạn giả danh cán bộ nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản
(PLVN) - Thời gian qua, trên địa bàn cả nước liêp tiếp xảy ra nhiều vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản gây bức xúc trong quần chúng nhân dân. Mặc dù các cấp, các ngành chức năng, đặc biệt là lực lượng Công an thường xuyên tuyên truyền, cảnh báo về phương thức, thủ đoạn lừa đảo của các đối tượng. Tuy nhiên tình trạng người dân bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản vẫn còn tiềm ẩn nhiều diễn biến phức tạp, khó lường.

Công an Bạc Liêu truy nã đối tượng Lê Đức Tính

Công an Bạc Liêu truy nã đối tượng Lê Đức Tính
(PLVN) - Sáng 2/5, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bạc Liêu cho biết, đơn vị đã ra Quyết định truy nã đối với Lê Đức Tính (SN 1987, ngụ xã Phong Tân, thị xã Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu) về hành vi “Tham ô tài sản”.

Cảnh báo thủ đoạn tội phạm mới nhắm đến học sinh

Cảnh báo thủ đoạn tội phạm mới nhắm đến học sinh
(PLVN) - Các đối tượng nhắm tới người ở độ tuổi chưa có nhận thức đầy đủ về pháp luật, dễ bị dụ dỗ, lôi kéo. Nếu không có biện pháp phòng ngừa sớm, những học sinh bị chúng lợi dụng sẽ rất dễ trở thành mối nguy hại lớn cho xã hội, tạo điều kiện cho hoạt động phạm tội lừa đảo, rửa tiền...

Cần Thơ bắt khẩn cấp đối tượng tâm thần chém chết người

Cần Thơ bắt khẩn cấp đối tượng tâm thần chém chết người
(PLVN) -  Ngày 1/5, thông tin từ Công an TP Cần Thơ cho biết, vừa bắt giữ Võ Chí Cường (29 tuổi, ngụ huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang). Đối tượng Cường là hung thủ chém chết một người và làm bị thương nhiều người khác trên địa bàn huyện Tân Hiệp (tỉnh Kiên Giang) và huyện Vĩnh Thạnh (TP Cần Thơ).

Những trường hợp đăng tải thông tin thất thiệt "Đà Lạt có biến, bạo động" khai gì?

Những trường hợp đăng tải thông tin thất thiệt "Đà Lạt có biến, bạo động" khai gì?
(PLVN) - Ngoài trường hợp chủ tài khoản facebook ở huyện Đức Trọng (Lâm Đồng), công an TP Đà Lạt đã làm việc với 3 trường hợp đăng tải thông tin sai sự thật về việc Đà Lạt có bạo động. Các trường hợp này đều khai nhận lấy lại các thông tin lan truyền trên mạng xã hội chưa qua kiểm chứng hay xác thực.