Xã hội hoá dự án nạo vét luồng hàng hải tại TP.HCM: Huyện đề xuất tạm dừng, Sở tham mưu triển khai.

Xã hội hoá dự án nạo vét luồng hàng hải tại TP.HCM: Huyện đề xuất tạm dừng, Sở tham mưu triển khai.
(PLVN) - Vừa qua UBND TP.Hồ Chí Minh có văn bản gửi Bộ GTVT, Cục Hàng hải Việt Nam về việc lấy ý kiến triển khai dự án xã hội hóa nạo vét trên địa bàn thành phố, cụ thể là dự án nạo vét khu neo đậu tránh trú bão trên sông Gò Gia, huyện Cần Giờ. Một điểm đáng chú ý là trong khi UBND huyện Cần Giờ đề xuất tạm dừng triển khai dự án thì Sở GTVT TP lại tham mưu UBND TP cho phép tiếp tục triển khai.

Ý kiến trái chiều

Theo đó, ngày 02/8/2019, UBND huyện Cần Giờ có văn bản số 3392/UBND gửi Sở GTVT về việc triển khai dự án xã hội hóa (DA XHH) nạo vét trên địa bàn, trong đó kiến nghị tạm thời không chấp thuận triển khai DA XHH nạo vét nhằm đánh giá, xác định nguyên nhân sạt lở đất rừng phòng hộ.

Theo UBND huyện Cần Giờ, qua rà soát các tuyến sông thuộc các DA XHH nạo vét khu neo đậu tránh trú bão trên sông Gò Gia, đoạn từ tim sông Tắc Ông Cu cắt vuông góc sông Gò Gia về phía thượng lưu (tới lý trình 9,5km) theo hình thức kết hợp tận thu sản phẩm bù chi phí, không sử dụng ngân sách Nhà nước của Công ty TNHH Thành Hồng Phát và một số dự án khác.

Công tác XHH duy tu, nạo vét các tuyến luồng hàng hải là phù hợp với chủ trương, chính sách và pháp luật Nhà nước tuy nhiên, tuyến luồng thuộc các DA XHH có dấu hiệu sạt lở rừng phòng hộ Cần Giờ (xâm thực đất rừng).

UBND huyện Cần Giờ cũng đề nghị Sở GTVT tham mưu UBND TP lựa chọn nhà đầu tư có năng lực, áp dụng các giải pháp công nghệ tiên tiến trong thi công, không ảnh hưởng diện tích đất, rừng, hoạt động sản xuất của người dân trong quá trình thi công; Quá trình thực hiện phải đảm bảo các yêu cầu như chất lượng công trình.

Nhà đầu tư phải có trách nhiệm phối hợp với các Sở, ngành, chính quyền địa phương để thực hiện việc giám sát cộng đồng, tuyên truyền, thông báo kế hoạch triển khai trước khi thi công dự án theo quy định đồng thời gửi đến UBND cấp xã và niêm yết công khai trên công trường về kế hoạch bảo vệ môi trường trước, trong và suốt thời gian thi công dự án.

Đáng chú ý, Cảng vụ Hàng hải TP Hồ Chí Minh cho rằng, để triển khai dự án cần bổ sung pháp lý theo Nghị Định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019, Quyết định số 2190/QĐ-TTg ngày 24/12/2009 và bổ sung biện pháp phòng chống, giám sát sạt lở của tuyến luồng; bổ sung vị trí đổ sản phẩm nạo vét dự phòng (trước khi thực hiện thi công) để quá trình thi công phát sinh bùn đổ thải thì có bãi đổ đáp ứng không ảnh hưởng đến quá trình thi công.

Tương tự, Sở TN&MT đề nghị Công ty TNHH Thành Hồng Phát xác định rõ quy mô nạo vét, vị trí đổ bùn của dự án và lập lại thủ tục báo cáo đánh giá tác động môi trường; đồng thời xin ý kiến về việc chấp thuận vị trí đổ bùn của cơ quan có thẩm quyền theo đúng quy định trước khi xem xét cho triển khai dự án.

Dự án "rùa bò" nhưng vẫn tiếp tục được đề nghị triển khai

Mặc dù còn có ý kiến trái chiều nhưng Sở GTVT vẫn tham mưu UBND thành phố cho phép tiếp tục triển khai tại Công văn số 6125/SGTVT-GTT ngày 14/8/2019 và đã được UBND TP Hồ Chí Minh chấp thuận.

Theo đó, UBND TP đồng ý chủ trương triển khai DA XHH nạo vét khu neo đậu tránh trú bão trên sông Gò Gia đoạn từ tim Sông Tắc Ông Cu cắt vuông góc sông Gò Gia về phía thượng lưu theo hình thức kết hợp tận thu sản phẩm bù chi phí, không sử dụng ngân sách nhà nước do Công ty TNHH Thành Hồng Phát (chủ đầu tư) đã được Bộ Giao thông vận tải chấp thuận chủ trương đầu tư thực hiện trên địa bàn thành phố.

Các bước triển khai dự án tiếp theo thực hiện theo quy định tại Nghị định số 159/NĐ-CP ngày 28/11/2018 của Chính phủ về quản lý hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển và vùng nước đường thuỷ nội địa.

: Dự án xã hội hóa nạo vét luồng hàng hải có nguy cơ gây sạt lở rừng phòng hộ Cần Giờ, TP HCM
: Dự án xã hội hóa nạo vét luồng hàng hải có nguy cơ gây sạt lở rừng phòng hộ Cần Giờ, TP HCM

UBND TP yêu cầu chủ đầu tư thực hiện các thủ tục đăng ký khối lượng sản phẩm tận thu theo quy định và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với khối lượng nạo vét. Thời gian thi công nạo vét từ 6h đến 18h, không thi công vào ban đêm.

Chủ đầu tư phải thiết lập các mốc quan trắc kiểm tra diễn biến đường bờ phục vụ thi công nạo vét (quan trắc trước khi triển khai thi công và trong quá trình thi công); phối hợp chặt chẽ với Cảng vụ Hàng hải khu vực, Ban Quản lý rừng phòng hộ Cần Giờ và các đơn vị liên quan trong quá trình thiết lập mốc quan trắc và giám sát diễn biến đường bờ tại khu vực thi công.

Theo Sở GTVT, mục tiêu dự án là nạo vét bố trí quy hoạch mặt bằng 5 điểm neo đậu tránh trú bão cho tàu có tải trọng từ 5.000 DWT đến 30.000DWT. Tổng khối lượng nạo vét 445.910 m3, thời gian thi công trong 6 tháng. Chủ đầu tư sẽ sử dụng tàu hút công suất 60 m3/giờ và kết hợp máy đào gầu dây 3,6 m3.

Trước đó, từ tháng 2/2016, dự án này đã được Bộ GTVT chấp thuận hồ sơ đề xuất dự án, chấp thuận chủ trương lựa chọn Cty TNHH Thành Hồng Phát thực hiện. Hai tháng sau, Cục Hàng hải Việt Nam chấp thuận Cty TNHH Thành Hồng Phát thực hiện theo hình thức kết hợp tận thu sản phẩm bù chi phí, không sử dụng ngân sách nhà nước.

Đến tháng 8/2016, Sở TN&MT phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường qua Quyết định số 2259/QĐ-STNMT-CCBVMT để đến tháng 10/2016,  Cục Hàng hải Việt Nam và Cty TNHH Thành Hồng Phát ký kết Hợp đồng số 22/2016/HĐNV-XHH về thực hiện dự án.

Theo đó, thời hạn hợp đồng tính từ ngày ký đến hết quý II năm 2017, khối lượng nạo vét là 404.660 m3. Tuy nhiên đến nay, dự án chưa triển khai thực hiện nạo vét.

Ngày 3/10/2017, Bộ GTVT có Thông báo về kết luận của Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Công tại cuộc họp rà soát tình hình thực hiện các dự án xã hội hóa nạo vét luồng hàng hải, khu neo đậu tránh trú bão theo hình thức tận thu sản phẩm bù chi phí, không sử dụng ngân sách nhà nước, trong đó chấp thuận chủ trương cho phép gia hạn hợp đồng thực hiện dự án với thời gian 6 tháng kể từ ngày hoàn thiện các thủ tục để triển khai thi công dự án.

Hiện nay, Công ty TNHH Thành Hồng Phát đã tổ chức rà soát dự án, hồ sơ thiết kế của dự án và đang thực hiện các thủ tục triển khai dự án.

Đáng nói, lý do Sở GTVT đề xuất UBND TP Hồ Chí Minh có ý kiến Bộ GTVT, Cục Hàng hải Việt Nam tiếp tục triển khai DA XHH nạo vét trên lại hết sức chung chung, chưa thuyết phục.

Đồng thời chưa khách quan khi đánh giá Cty TNHH Thành Hồng Phát có đủ năng lực thực hiện dự án?, khi mà Hợp đồng được ký kết từ tháng 10/2016 nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thành thủ tục theo quy định để triển khai thi công, phải xin gia hạn hợp đồng và phải lập lại từ đầu Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án.

Trước đó ngày 13/8/2019 VPCP có Công văn 7192/VPCP-NC truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng yêu cầu các bộ ngành, địa phương thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về khoáng sản và Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 30/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường hiệu lực thực thi chính sách, pháp luật về khoảng sản. Đồng thời thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại các thông báo số 325 TB-VPCP ngày 25/7/2017, số 142/TB-VPCP ngày 12/4/2019 của Văn phòng Chính phủ, trong đó tập trung thực hiện tạm dừng cấp mới các dự án xã hội hóa nạo vét, duy tu các tuyến luồng hàng hải, luồng đường thủy nội địa kết hợp tận thu sản phẩm, kịp thời phát hiện ngăn chặn tình trạng vi phạm pháp luật trong hoạt động khai thác cát, sỏi

.

Đọc thêm

Nâng cao hiệu quả quản lý thuế với lĩnh vực kinh doanh vàng

100% DN kinh doanh vàng đã sử dụng hóa đơn điện tử. (Ảnh: Khánh Huy).
(PLVN) - Tổng cục Thuế cho biết, việc sử dụng hóa đơn điện tử (HĐĐT) đã được triển khai trên toàn quốc từ ngày 1/7/2022, trong đó có các doanh nghiệp (DN) hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh vàng bạc. Vấn đề quan trọng nhất hiện nay là phối hợp, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát.

Phát triển Bà Rịa - Vũng Tàu thành trung tâm kinh tế biển quốc gia: Cần có cách tiếp cận chiến lược, đặt trong tổng thể

Bãi biển TP Vũng Tàu.
(PLVN) - Với những tiềm năng, lợi thế đặc biệt liên quan đến ngành công nghiệp dầu khí, hệ thống cảng biển, dịch vụ logistics, du lịch biển và các ngành kinh tế biển khác, Bà Rịa - Vũng Tàu quyết tâm đến 2030 trở thành trung tâm kinh tế biển quốc gia và nằm trong nhóm 5 địa phương phát triển kinh tế biển hàng đầu cả nước.

Chuyển đổi số ngành Thuế: Định vị top đầu

Ngành Thuế là đơn vị dẫn đầu trong chuyển đổi số của Bộ Tài chính. (Nguồn: ITN)
(PLVN) - Đó là nội dung quan trọng trong chiến lược cải cách hiện đại hóa (CCHĐH) ngành Thuế đến năm 2030. Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Xuân Thành, công cuộc chuyển đổi số (CĐS) đang có những bước tiến lớn để ngành Thuế giữ vững vị trí hàng đầu.

Xem xét xử lý trách nhiệm các chủ đầu tư không đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Xem xét xử lý trách nhiệm các chủ đầu tư không đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công
(PLVN) - Đây là yêu cầu của tỉnh Lào Cai tại Thông báo 108/TB-VPUBND ngày 2/5/2024 kết luận của Thường trực UBND tỉnh về tiến độ giải ngân xây dựng cơ bản (kể cả chương trình mục tiêu quốc gia), công tác chuẩn bị đầu tư năm 2024 và giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024.

Khai thông nền kinh tế để tăng trưởng bền vững

Cần phải nhận thức thực chất quan hệ “tăng trưởng GDP” và ổn định kinh tế vĩ mô ở Việt Nam. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Theo PGS. TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam (VKTVN), tăng trưởng kinh tế (GDP) của Việt Nam trong quý I/2024 khá cao, song cần nhận thức thực chất vấn đề, đồng thời khai thông nền kinh tế để tăng trưởng bền vững.

Ngành Thép đối diện nhiều thách thức

Sản xuất thép cán nóng. (Ảnh: Tập đoàn Hòa Phát cung cấp)
(PLVN) - Thị trường thép ở nước ta đang khá trầm lắng dù đang trong thời gian cao điểm mùa xây dựng. Không những thế, các doanh nghiệp sản xuất thép còn chịu áp lực cạnh tranh bởi thép nhập khẩu từ nước ngoài.

Cân nhắc kỹ đề xuất nhập khẩu cát làm cao tốc

Nhiều dự án giao thông trọng điểm tại ĐBSCL thiếu cát đắp nền. (Ảnh: Bộ GTVT)
(PLVN) - Nhiều dự án giao thông trọng điểm tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang có nguy cơ chậm tiến độ do thiếu cát đắp nền đường. Trước đề xuất nhập cát từ Campuchia về phục vụ các dự án giao thông này, đại diện Bộ Xây dựng cho rằng việc này có những được - mất khác nhau, cần nghiên cứu kỹ.

Tăng chế tài xử phạt trong lĩnh vực thủy sản: Thể hiện quyết tâm của Việt Nam để gỡ “thẻ vàng IUU”

BĐBP Đà Nẵng kiểm tra thiết bị trên tàu bảo đảm điều kiện an toàn hàng hải. (Ảnh: Minh Trang)
(PLVN) - Ngày 4/4/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 37/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 26/2019/NĐ-CP ngày 8/3/2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản. Một ngày sau đó, ngày 5/4/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 38/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 42/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính (XPVPHC) trong lĩnh vực thủy sản.

Nancy Ngô Thị Bích Quyên - Nhà sáng lập Hà Nội coaching Group: “Bà đầm thép” của BNI Việt Nam

Nancy Ngô Thị Bích Quyên - Nhà sáng lập Hà Nội coaching Group: “Bà đầm thép” của BNI Việt Nam
(PLVN) -  Không chỉ nổi danh trong lĩnh vực đào tạo doanh nghiệp (DN) ở trong nước, Nancy Ngô Thị Bích Quyên còn là nhà huấn luyện doanh nghiệp được vinh danh xuất sắc trên thế giới và khu vực châu Á Thái Bình Dương nhiều năm liên tục. Và “Bà đầm thép” chính là biệt danh mọi người dành cho chị. Cụm từ đó cũng thể hiện bản lĩnh, tri thức, tiếng tăm và chất “thép” trong con người nữ doanh nhân tài giỏi này!

ĐHĐCĐ 2024 Vietjet (VJC): Doanh thu vận tải hàng không vượt 53,7 nghìn tỷ; Kế hoạch vận chuyển 27 triệu lượt khách năm 2024, chia cổ tức 25%

ĐHĐCĐ 2024 Vietjet (VJC): Doanh thu vận tải hàng không vượt 53,7 nghìn tỷ; Kế hoạch vận chuyển 27 triệu lượt khách năm 2024, chia cổ tức 25%
(PLVN) - Ngày 26/4/2024, Công ty Cổ phần hàng không Vietjet (mã CK: VJC) đã tổ chức Đại hội cổ đông thường niên năm 2024 và thông qua kế hoạch kinh doanh với mục tiêu tập trung giữ vững thị phần trong nước, đẩy mạnh hợp tác và liên doanh để mở rộng các tuyến bay quốc tế.