Kiên Giang: Hành động thiết thực bảo vệ và chăm sóc trẻ em​

Giám đốc Sở LĐTBXH Kiên Giang - Đặng Hồng Sơn cùng Bí thư Huyện ủy Châu Thành - Lâm Minh Công tặng quà cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.
Giám đốc Sở LĐTBXH Kiên Giang - Đặng Hồng Sơn cùng Bí thư Huyện ủy Châu Thành - Lâm Minh Công tặng quà cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Sáng 31/5, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Kiên Giang phối hợp với UBND huyện Châu Thành tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì trẻ em năm 2024, với chủ đề “Hành động thiết thực, ưu tiên nguồn lực cho trẻ em".​

Theo Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Kiên Giang, những năm qua công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em được các cấp ủy đảng, chính quyền, gia đình, nhà trường và toàn xã hội quan tâm tạo điều kiện thuận lợi để trẻ em được đảm bảo các quyền, được chăm sóc, học tập và vui chơi, giải trí lành mạnh trong môi trường an toàn, thân thiện. Qua đó, hạn chế tình trạng trẻ em lang thang, trẻ em lao động nặng nhọc trong điều kiện độc hại, nguy hiểm, thương tích; trẻ em có hoàn cảnh khó khăn được quan tâm, giúp đỡ kịp thời. Theo đó, tỷ lệ huy động trẻ em 5 tuổi đi học mẫu giáo đạt 99,6%; giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng cân nặng xuống còn 10%, chiều cao giảm còn 16,6%.

Ông Đặng Hồng Sơn - Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội phát biểu.

Ông Đặng Hồng Sơn - Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội phát biểu.

Hiện Kiên Giang có 110/144 xã, phường, thị trấn có Trung tâm Văn hóa - Thể thao, 950/950 ấp, khu phố có Nhà Văn hóa cùng với hệ thống thiết chế phục vụ cộng đồng và thanh thiếu niên, nhi đồng như: Nhà thiếu nhi tỉnh, Trung tâm hoạt động thanh thiếu niên tỉnh; 10/15 Nhà thiếu nhi cấp huyện; 03 quảng trường và trên 20 công viên tại các huyện, thành phố đáp ứng kịp thời các nhu cầu, vui chơi giải trí của trẻ em trên địa bàn.

Ngoài những thuận lợi trên thì công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em vẫn còn một số khó khăn, như: Một số nơi trong tỉnh với điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, nguồn lực đầu tư cho công tác trẻ em chưa đáp ứng yêu cầu; Nhiều trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, mồ côi cha mẹ; trẻ em ở nông thôn, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số hạn chế trong tiếp cận dịch vụ giáo dục, chăm sóc sức khỏe, vui chơi, giải trí. Ngoài ra, tình hình tai nạn thương tích, bạo lực, xâm hại trẻ em vẫn còn xảy ra. Đó là chưa nói những nguy cơ tiềm ẩn của không gian mạng làm ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ em.

Ông Đặng Hồng Sơn - Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội nhận hỗ trợ từ doanh nghiệp.

Ông Đặng Hồng Sơn - Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội nhận hỗ trợ từ doanh nghiệp.

Kiên Giang hiện có hơn 409 nghìn trẻ em dưới 16 tuổi. Trong đó, trên 3.000 trẻ có hoàn cảnh đặc biệt và trên 26.000 trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt.

Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu của Kế hoạch hành động quốc gia vì trẻ em triển khai trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, UBND tỉnh yêu cầu các ngành các cấp cần quán triệt, triển khai thực hiện tốt Chỉ thị số 28 ngày 25/12/2023 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; Cũng như các văn bản chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh về công tác trẻ em giai đoạn 2021-2025 và đến năm 2030.

Đồng thời, ưu tiên nguồn lực để bảo đảm thực hiện quyền trẻ em và giải quyết các vấn đề về trẻ em. Đẩy mạnh tuyên truyền, phố biến pháp luật, chính sách về bảo vệ chăm sóc trẻ em; Tuyên truyền Luật Trẻ em sâu rộng đến cán bộ, đảng viên và nhân dân. Cạnh đó phải thường xuyên tổ chức các hoạt động truyền thông, vận động xã hội nâng cao nhận thức về Luật trẻ em. Đồng thời triển khai các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đối với công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

Tổ chức hoạt động văn hóa, vui chơi, giải trí, thể dục, thể thao, giao lưu với nội dung bổ ích, phù hợp với trẻ em; Các lớp hướng dẫn kiến thức, kỹ năng cho gia đình và trẻ em để phòng, chống bạo lực, xâm hại, tai nạn thương tích trẻ em; Tiếp tục vận động xã hội thực hiện phong trào “Toàn dân chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em”, hỗ trợ mỗi xã có một công trình dành cho trẻ em được xây dựng hoặc nâng cấp; Mỗi đoàn viên, hội viên của tổ chức chính trị - xã hội có một hành động thiết thực vì trẻ em. Tổ chức diễn đàn trẻ em để phát huy quyền tham gia của trẻ em, bày tỏ những nguyện vọng của mình đến các cơ quan, tổ chức lắng nghe, xem xét và giải quyết các ý kiến, nguyện vọng của trẻ em.

Ông Võ Minh Trung - Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Kiên Giang tặng quà cho các em học sinh.

Ông Võ Minh Trung - Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Kiên Giang tặng quà cho các em học sinh.

Tại lễ phát động, ban tổ chức trao tặng 150 phần quà cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn và 30 suất học bổng cho học sinh vượt khó học giỏi. Sau lễ phát động, hơn 200 cán bộ, đoàn viên thanh niên diễu hành trên một số tuyến đường ở thành phố Rạch Giá và trung tâm huyện Châu Thành tuyên truyền thực hiện Tháng hành động vì trẻ em tỉnh Kiên Giang năm 2024.

Tin cùng chuyên mục

Chương trình kỷ niệm 70 năm sự kiện lịch sử Tập kết ra Bắc, một dấu mốc quan trọng trong cuộc đấu tranh thống nhất đất nước.

Xúc động lễ kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc tại điểm cầu Hải Phòng

(PLVN) - Chương trình cầu truyền hình mang đến nhiều cảm xúc cho khán giả, đặc biệt là những người có người thân từng tham gia vào cuộc di chuyển lịch sử này. Dù không trực tiếp tham gia sự kiện, thế hệ sau vẫn cảm nhận được giá trị từ quyết định lịch sử, được nhắc nhở nỗ lực hơn để cống hiến cho sự phát triển của đất nước...

Đọc thêm

Trường Tiểu học Dịch Vọng B kỷ niệm 50 năm ngày thành lập trường và đón nhận Huân chương lao động Hạng Nhì

Trường Tiểu học Dịch Vọng B kỷ niệm 50 năm ngày thành lập trường và đón nhận Huân chương lao động Hạng Nhì
(PLVN) -  Ngày 16/11, Trường Tiểu học Dịch Vọng B (Cầu Giấy, Hà Nội) tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm thành lập trường (1974-2024), chào mừng 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024) và đón nhận Huân chương lao động Hạng Nhì, Cờ thi đua của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam.

Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Thống Nhất: Không để phát sinh 'điểm nóng 'trên địa bàn

Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Thống Nhất: Không để phát sinh 'điểm nóng 'trên địa bàn
(PLVN) - Năm qua, công tác nắm tình hình nhân dân và dư luận trong đoàn viên, hội viên và nhân dân được MTTQ Việt Nam huyện Thống Nhất (tỉnh Đồng Nai) quan tâm thực hiện thường xuyên và kịp thời phản ánh đến cấp ủy, chính quyền giải quyết thỏa đáng, qua đó không để phát sinh điểm nóng trên địa bàn huyện...

Diễn đàn kinh tế thường niên TP Cần Thơ năm 2024

Diễn đàn kinh tế thường niên TP Cần Thơ năm 2024
(PLVN) - Ngày 15/11, Viện Kinh tế - Xã hội TP Cần Thơ phối hợp với các sở, ban, ngành TP Cần Thơ tổ chức Diễn đàn kinh tế thường niên TP Cần Thơ năm 2024, với chủ đề “Đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư nhằm phát triển TP Cần Thơ nhanh và bền vững”. Đây là dịp để TP Cần Thơ nhận diện được các điểm nghẽn trong môi trường đầu tư, kinh doanh của thành phố từ góc nhìn chuyên gia, doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước.

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh làm việc với Chính ủy Hải quân

Ông Vũ Đại Thắng - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh tiếp và làm việc với Trung tướng Nguyễn Văn Bổng - Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Hải quân.
(PLVN) - Ngày 15/11, tại TP Hạ Long, ông Vũ Đại Thắng - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh đã tiếp và làm việc với Trung tướng Nguyễn Văn Bổng - Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Hải quân về một số nhiệm vụ quốc phòng - an ninh (QP-AN) trên địa bàn tỉnh.

Kinh nghiệm phát triển hài hòa từ Bà Rịa - Vũng Tàu

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Bà Rịa - Vũng Tàu từ lâu nay đã ý thức được giá trị quan trọng của nguồn tài nguyên nhân lực, phát huy hiệu quả tài nguyên con người; để thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương ngày càng phát triển; và sử dụng các thành quả phát triển để chăm lo đời sống Nhân dân...

Xu hướng tăng nhu cầu nhân lực kỹ năng nghề tại Lâm Đồng

Người lao động ở Lâm Đồng tìm cơ hội việc làm.
(PLVN) - Theo báo cáo của Trung tâm dịch vụ việc làm, Sở LĐ-TB&XH Lâm Đồng, quý III/2024, nguồn cung lao động trên địa bàn giảm so với cùng kỳ. Dự báo cuối năm, xu hướng tăng nhu cầu nhân lực kỹ năng nghề, đặc biệt trong dịch vụ và nông nghiệp, dịch vụ.