Kiên Giang: Chuyển đổi số giúp người dân, doanh nghiệp quen dần làm việc với công nghệ số

Kiên Giang: Chuyển đổi số giúp người dân, doanh nghiệp quen dần làm việc với công nghệ số
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Kiên Giang đã và đang tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số ở cả 3 trụ cột đó là chính quyền số, kinh tế số, xã hội số; đồng thời đẩy mạnh truyền thông về chuyển đổi số một cách tích cực, thường xuyên.

Ngày 6/10, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Kiên Giang tổ chức “Hội thảo các nền tảng số ứng dụng trong doanh nghiệp vừa và nhỏ gắn với an toàn thông tin trong chuyển đổi số tỉnh Kiên Giang”.

Các doanh nghiệp đã chia sẻ lộ trình chuyển đổi số cho doanh nghiệp, khó khăn và thách thức; Bảo vệ và phục hồi dữ liệu điện tử hạn chế thiệt hại trước các mối nguy cơ về an toàn thông tin giai đoạn hiện nay; Hệ sinh thái chuyển đổi số cho doanh nghiệp của VNPT; Hệ sinh thái Viettel Cloud trong vai trò nâng cao năng lực hoạt động, phát triển kinh doanh. Các đơn vị công nghệ cũng chia sẽ các giải pháp tự động hóa quy trình bằng Robot (RPA), AI…

Đại biểu tham dự hội thảo.

Đại biểu tham dự hội thảo.

Ông Võ Minh Trung - Giám đốc Sở thông tin và Truyền thông Kiên Giang cho biết: Tỉnh ủy, UBND tỉnh Kiên Giang xác định Chuyển đổi số là một phương thức phát triển mới, giúp đẩy nhanh, rút ngắn quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và của tỉnh.
Công nghiệp hoá là chuyển đổi số lĩnh vực chế biến, chế tạo; còn hiện đại hoá là chuyển đổi số toàn diện, cả về kinh tế, văn hoá, xã hội, chính trị và môi trường.

Thời gian qua, Kiên Giang đã và đang tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số ở cả 3 trụ cột đó là chính quyền số, kinh tế số, xã hội số. Do đó UBND tỉnh đã ban hành Chiến lược Chuyển đổi số tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2022 - 2025 và tầm nhìn đến năm 2030. Đến năm 2025, Kiên Giang phấn đấu thuộc nhóm 20 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số.

Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Kiên Giang Võ Minh Trung phát biểu.

Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Kiên Giang Võ Minh Trung phát biểu.

“Trong những năm qua, Kiên Giang đạt được những kết quả rất tích cực về chuyển đổi số. Theo Kết quả thực hiện 05 Chỉ số: Par Index, SIPAS, PCI, PGI và PAPI năm 2023 của tỉnh Kiên Giang, Kết quả xếp hạng chỉ số CCHC Xây dựng và phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số, đạt 11,68/13,5 điểm, xếp hạng 19/63 tỉnh, thành cả nước, tăng 32 bậc so năm 2022”, ông Trung nói.

Ông Trung cho biết thêm, kết quả đánh giá Bộ chỉ số phục vụ người dân và doanh tỉnh Kiên Giang trên cổng dịch vụ công quốc gia đến tháng 10/2024 trên Cổng dịch vụ công Quốc gia, Kiên Giang xếp hạng 26/63 tỉnh thành, tăng 19 bậc so với năm 2023 (năm 2023 xếp hạng 45/63 tỉnh thành).

Kiên Giang hiện đang đẩy mạnh truyền thông về chuyển đổi số một cách tích cực, thường xuyên. Qua đó, một bộ phận người dân, doanh nghiệp đã thay đổi nhận thức, dẫn đến thay đổi hành vi, thói quen, chuyển từ các phương thức truyền thống sang phương thức số, môi trường số, làm việc với công nghệ số…

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Tuyên Quang có tân Bí thư Thành uỷ

Các Đại biểu tham dự Hội nghị
(PLVN) - Ngày 25/2, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Tuyên Quang tổ chức hội nghị công bố nghị quyết, quyết định về sắp xếp tổ chức bộ máy và công tác cán bộ.

Tạm dừng dự án trụ sở Huyện ủy Đô Lương

Tạm dừng dự án trụ sở Huyện ủy Đô Lương
(PLVN) - Dự án nhà làm việc cơ quan Huyện ủy - Khối dân, huyện Đô Lương (Nghệ An) đã được tạm dừng, sau khi có Kết luận 126-KL/TW năm 2025, sẽ nghiên cứu định hướng tiếp tục sắp xếp bỏ cấp hành chính trung gian (cấp huyện).

Sản lượng điện Quảng Ninh dự kiến đạt 7 tỷ kWh năm 2025

Sản lượng điện Quảng Ninh dự kiến đạt 7 tỷ kWh năm 2025.
(PLVN) - Với mục tiêu tăng trưởng GRDP 14% vào năm 2025, tỉnh Quảng Ninh không chỉ chú trọng vào việc nâng cấp lưới điện hiện tại mà còn tìm kiếm các giải pháp năng lượng sạch, bền vững. Dự kiến sản lượng điện thương phẩm của tỉnh sẽ đạt 7 tỷ kWh.

Xây dựng Lào Cai trở thành trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, đối ngoại của vùng

Xây dựng Lào Cai trở thành trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, đối ngoại của vùng
(PLVN) -  Năm 1991, tỉnh Lào Cai được tái lập trên cơ sở chia tách tỉnh Hoàng Liên Sơn thành 2 tỉnh Yên Bái và Lào Cai. Một trong những quyết định quan trọng và dũng cảm nhất lúc bấy giờ là lựa chọn vị trí tỉnh lỵ ở ngay bờ biên giới. Quyết định này có dấu ấn cá nhân và thể hiện tầm nhìn tuyệt vời của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt từ đó tạo tiền đề lịch sử, giúp cho tỉnh Lào Cai có được hơn ba thập niên phát triển vượt bậc, để từ 1 trong 6 tỉnh nghèo nhất cả nước vươn lên trở thành tỉnh phát triển trong tốp đầu của vùng Trung du và miền núi Bắc bộ.