Kiện đòi "củ khoai"

Câu chuyện ông Hoàng Minh Tiến bị oan sai từ lúc 3 con ông đang vị thành niên, nay chúng nó đã có gia đình và sinh 6 cháu ngoại. Thế nhưng, hành trình tìm công lý của ông Tiến mới tìm được "một nửa sự thật"; nửa còn lại đang rơi vào vòng tố tụng dân sự...

Câu chuyện ông Hoàng Minh Tiến bị oan sai từ lúc 3 con ông đang vị thành niên, nay chúng nó đã có gia đình và sinh 6 cháu ngoại. Thế nhưng, hành trình tìm công lý của ông Tiến mới tìm được "một nửa sự thật"; nửa còn lại đang rơi vào vòng tố tụng dân sự...

1
Từ năm 2005, ông Tiến liên tục kiện đòi căn nhà số 6 ngõ 295 bạch mai, nhưng tại sao TAND tối cao không giải quyết?

Lúc ông Hoàng Minh Tiến bị bắt tạm giam, các con ông đứa lớn 16 tuổi, đứa nhỏ 12 tuổi. Chúng nó đã phải bỏ học và trải qua một quảng thời gian dài cơ cực, chịu đựng sự báng bổ của dư luận xã hội về một người cha phạm tội.[links(left)]

 "Nay, chồng tôi (ông Hoàng Minh Tiến) được các cơ quan tiến hành tố tụng Hà Nội minh oan. Các con tôi khôn lớn và đã xây dựng gia đình, sinh đẻ cho ông bà 6 cháu ngoại, đứa cháu lớn Tô Hoàng Minh đã 11 tuổi (học lớp 4), cháu nhỏ Nguyễn Gia Hoà 3 tuổi. Thường ngày, các cháu cứ bắt chước hàng xóm gọi ông ngoại là "ông Tiến oan". Các cháu gọi như vậy là do chúng quá ngây thơ chưa hiểu gì về sự mất mát, đau khổ của ông ngoại nó hơn 18 năm qua...", bà Lâm tâm sự. Ngớt lời, bà Lâm ngồi quạt (vì mất điện) cho ông Tiến lần dở đống tài liệu về sự oan khuất của mình...

Ngày 28/7/2004, ông Hoàng Ngọc Cẩn đại diện hợp pháp của VKSND Tp. Hà Nội thay mặt các cơ quan tiến hành tố tụng công khai xin lỗi và minh oan cho ông Hoàng Minh Tiến. Theo đó, ông Tiến có đơn yêu cầu VKSND Tp. Hà Nội bồi thường 13 khoản thiệt hại theo tinh thần Nghị quyết 388/2003/NQ-UBTVQH11. Qua hai lần thương lượng không thành, ông Tiến buộc phải "đề nghị" TAND quận Hai Bà Trưng giải quyết việc bồi thường oan cho ông với số tiền 2,7 tỷ đồng.

Ngày 6/6/2005, TAND quận Hai Bà Trưng ra Bản án dân sự sơ thẩm số 13 chỉ công nhận sự thoả thuận duy nhất của ông Hoàng Minh Tiến và VKSND Tp. Hà Nội về khoản tiền bồi thường thiệt hại tổn thất về tinh thần là 27,8 triệu đồng; bác các yêu cầu 12 khoản còn lại của ông Hoàng Minh Tiến.

Ngày 6/3/2006, TAND Tp. Hà Nội đưa việc "yêu cầu bồi thường thiệt hại" này ra xét xử phúc thẩm theo kháng cáo của ông Hoàng Minh Tiến. Tại bản án dân sự phúc thẩm số 39/2006/DSPT do thẩm phán Nguyễn Văn Hồi ký, chỉ công nhận sự thoả thuận của ông Hoàng Minh Tiến và VKSND Tp. Hà Nội về khoản tiền bồi thường thiệt hại tổn thất về tinh thần là 33,64 triệu đồng. Bản án này còn chấp nhận một phần yêu cầu bồi thường thiệt hại về vật chất, như: Tiền thuê luật sư qua 4 phiên toà hình sự cả thảy 6 triệu đồng; tiền 13 lần thuê xe ôm đi thăm nuôi là 260 nghìn đồng; tiền lương trong 13 tháng tạm giam với mức lương tối thiểu 350 nghìn đồng/tháng.

Như vậy, theo bản án dân sự phúc thẩm trên, VKSND Tp. Hà Nội chỉ có trách nhiệm thanh toán cho ông Hoàng Minh Tiến về khoản tiền thiệt hại về tinh thần và vật chất là 44,4 triệu đồng.

Bản án dân sự phúc thẩm số 39, còn ghi nhận: "VKSND Tp. Hà Nội có trách nhiệm thanh toán tiền công làm con dấu cho ông Hoàng Minh Tiến khi ông Tiến xuất trình giấy tờ hợp pháp".

Đọc đoạn án văn trên cho tôi ghi, bà Phạm Thị Lâm (vợ ông Tiến) uất ức mà nghiến răng kèn kẹt. Theo bà Lâm, con dấu là một trong những điều kiện bắt buộc hình thành nên pháp nhân, nó làm phát sinh hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ pháp lý của doang nghiệp.

Trong lúc chồng bà không có hành vi phạm tội "lạm dụng tiến nhiệm chiếm đoạt tài sản XHCN và tài sản công dân" thì một số cán bộ điều tra Công an Tp. Hà Nội ập đến nhà kê biên tài sản, thu giữ hồ sơ, tài liệu, tịch thu con dấu, niêm phong cơ sở sản xuất làm 200 tấn da trâu, da bò của Cửa hàng xuất nhập khẩu Đồng Tiến và Liên hiệp khoa học sản xuất Việt Nam Tiến do ông Hoàng Minh Tiến làm của hàng trưởng và giám đốc, bốc mùi hư hỏng.

2
Nhũng đơn kháng cáo theo trình tự Giám đốc thẩm đã được TAND Tối cao ghi nhận, nhưng căn nhà bị kê biên oan trái vẫn chưa được trả lại

Bà Lâm bức xúc, chồng bị bắt, con dấu bị tịch thu, thiệt hại vật chất khiến doanh nghiệp bị phá sản, pháp nhân bị đình chỉ hoạt động từ năm 1992 đên nay là 18 năm ròng. Thế mà bản án dân sự phúc thẩm chỉ "ghi nhận thanh toán tiền công làm con dấu" cho ông Hoàng Minh Tiến khi xuất trình giấy tờ hợp pháp. Quả thật, bản án do ông thẩm phán Nguyễn Văn Hồi ký, coi "con dấu của doanh nghiệp Liên hiệp khoa học sản xuất Việt nam rẻ như... mớ khoai". Quả là điều mỉa mai..., nực cười!

Cũng tại bản án dân sự phúc thẩn số 39, tuyên rằng: "Không chấp nhận yêu cầu của ông Hoàng Minh Tiến đòi lại ngôi nhà số 6 ngõ 295 Bạch Mai, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội)". Tại sao? Bẩn án này nhận định, có đoạn: "Ông Hoàng Minh Tiến chuyển hẳn quyền sở hữu ngôi nhà số 6 ngõ 295 Bạch Mai (...) cho Tổng Cty xây dựng Hà Nội và ông Nguyễn Văn Quyền, đã được thực hiện xong theo thủ tục pháp luật này 14/3/1994".

Theo ông Hoàng Minh Tiến, bản án dân sự phúc thẩm số 39 nhận định như vậy là thiếu cơ sở, bao che cho một số cán bộ của các cơ quan tiến hành tố tụng đã có những hành vi trái pháp luật chiếm đoạt ngôi nhà số 6 ngõ 295 Bạch Mai.

Bởi lẽ, theo chứng minh của ông Tiến, ngày 28 - 30/12/1993, TAND Tp. Hà Nội mở phiên toà hình sự sơ thẩm (do thẩm phán Trần Văn Vy làm chủ toạ) và ra Bản án số 957, tuyên phạt: Hoàng Minh Tiến 30 tháng tù cho hưởng án treo và 36 tháng thử thách.

Trong lúc bản án chưa có hiệu lực pháp luật, thẩm phán Trần Văn Vy đã rút ngay giấy tờ nhà số 6 ngõ Bạch Mai (trước đây đã kê biên) ra khỏi hồ sơ vụ án để giao cho ông Trương Đình Mỹ (Tổng Giám đốc Tổng Cty xây dựng Hà Nội) và ông Nguyễn Văn Quyền (ở 33 phố Huế - Hà Nội).

Trong khi đó, căn nhà số 6 ngõ 295 Bạch Mai đang được Cơ quan CSĐT công an Tp. Hà Nội kê biên. Thế nhưng, ngày 16/6/1994, ông Nguyễn Văn Quyền vẫn nhượng bán căn nhà số 6 ngõ 295 Bạch Mai cho vợ chồng cán bộ công an là ông Lê Việt Hưng và bà Đoàn Thị Thuận.

Tại sao qua 4 phiên toà hình sự và 2 cấp toà dân sự các thẩm phán không hề nhận định đến hành vi "biển thủ tài liệu, rút hồ sơ trái pháp luật" để tạo điều kiện cho một số người chiếm đoạt căn nhà nói trên, tài sản của người bị oan?

Từ năm 2006 đến nay, ông Hoàng Minh Tiến liên tục có đơn gửi đến TAND tối cao yêu cầu giám đốc thẩm lại Bản án dân sự số 39/2006/DSPT của TAND Tp. Hà Nội. Thế nhưng, chẳng hiểu lý do gì gần 5 năm qua, các cơ quan tiến hành tố tụng dân sự giám đốc thẩm TAND tối cao cứ im lặng một cách rất khó chịu, như kiểu dân gian vẫn thường nói: "Con kiến đi kiện củ khoai"./.

Phóng sự của: Lê Trọng Hùng

Đọc thêm

Kiên Giang: Bắt giam đối tượng cầm đầu hoạt động bảo kê, đòi nợ thuê

02 bị can Danh Út Hiểu và Đặng Hoàng Lâm (từ trái sang).
(PLVN) - Sáng ngày 3/5, Thượng tá Nguyễn Hoàng Phương – Phó trưởng Công an, Phó Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an TP. Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang cho biết: Chiều tối ngày 2/5, Cơ quan đã tống đạt quyết định khởi vụ án, khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm đối với Danh Út Hiểu (SN 1985, ngụ phường Vĩnh Thanh, thành phố Rạch Giá) và Đặng Hoàng Lâm (SN 1987, ngụ phường Vĩnh Quang, thành phố Rạch Giá) cùng về tội “Cưỡng đoạt tài sản”.

Cảnh giác trước thủ đoạn giả danh cán bộ nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Cảnh giác trước thủ đoạn giả danh cán bộ nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản
(PLVN) - Thời gian qua, trên địa bàn cả nước liêp tiếp xảy ra nhiều vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản gây bức xúc trong quần chúng nhân dân. Mặc dù các cấp, các ngành chức năng, đặc biệt là lực lượng Công an thường xuyên tuyên truyền, cảnh báo về phương thức, thủ đoạn lừa đảo của các đối tượng. Tuy nhiên tình trạng người dân bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản vẫn còn tiềm ẩn nhiều diễn biến phức tạp, khó lường.