Kiên cường xứ Phù Tang

Kỷ cương và kiên cường, nhường nhịn và ý thức cộng đồng – đó là những biểu hiện nổi bật nhất có thể thấy được từ cách ứng xử của người Nhật Bản trong những ngày vừa qua.

Những hình ảnh về động đất, sóng thần và nổ nhà máy điện hạt nhân ở Fukushima của Nhật Bản phác họa mức độ ghê gớm của thiệt hại mà 3 thảm họa này gây ra. Người ở ngoài Nhật Bản khâm phục đến ngỡ ngàng cách ứng xử của người dân xứ Phù Tang sau động đất, sóng thần và trước những hiểm họa mới mà sự rò rỉ phóng xạ từ các  nhà máy điện hạt nhân gây ra. Cho dù đã nhiều lần thiên tai xảy ra ở đất nước này, nhưng có lẽ mãi đến lần này, người ngoài mới để ý nhiều và thấy được hết ý chí và tính cách của người Nhật Bản.

Kiên cường xứ Phù Tang ảnh 1

Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan.

Kỷ cương và kiên cường, nhường nhịn và ý thức cộng đồng – đó là những biểu hiện nổi bật nhất có thể thấy được từ cách ứng xử của người Nhật Bản trong những ngày vừa qua.

Đất nước này nằm ở vị trí địa lý thường xảy ra động đất và vì Nhật Bản là đảo quốc nên nguy cơ sóng thần luôn đồng hàng cùng với động đất.

Những trận động đất và sóng thần đã xảy ra đều rất khủng khiếp, chẳng hạn như ở Edo ngày 31/12/1703 khiến hơn 2300 người bị thiệt mạng, sóng thần tiếp theo ở bán đảo Boso và Vịnh Sagami khiến khoảng 100000 người chết;  trận động đất ngày 28/10/1891 ở Mino và Owari làm gần 7300 người chết; trận động đất ngày 15/6/1896 và sóng thần cao 25m ở bờ biển Sanriku làm 27000 người chết; trận động đất ngày 1/9/1923 ở Tokyo và Yokohama khiến 143.000 người bị thiệt mạng; động đất ở Kobe ngày 17/1/1995 khiến 6400 người bị chết, gây thiệt hại 100 tỷ USD, chưa kể đến rất nhiều trận động đất nhỏ khác.

Vậy là từ xa xưa, người Nhật Bản đã ý thức được rằng phải chung sống với thiên tai. Thiên tai bất ngờ xảy ra nhưng chuyện xảy ra thiên tai không còn bất ngờ đối với họ. Họ không coi thường thiên tai, nhưng sẵn sàng chấp nhận thiên tai.

Nhật Bản là đảo quốc và vì thế cũng từ thời xa xưa, bén rễ ăn sâu vào tiềm thức của người dân và văn hóa đất nước là ý thức cộng đồng. Có co cụm và gắn bó với nhau thì mới có thể cùng nhau tồn tại và vươn lên được trên đảo. Cùng chung môi trường sống và cùng chung số phận nên phải dựa vào nhau, để lý đến nhau, đặt cái chung lên trên và trước cái riêng.

Một lý do nữa lý giải tính cách người Nhật Bản là trong văn hóa giáo dục đã coi trọng cách ứng xử trong trường hợp xảy ra thiên tai.  Trẻ em được giáo dục trong trường,  hàng năm tổ chức Ngày đối phó thiên tai trong toàn xã hội, kiến thức cần thiết và trách nhiệm xã hội luôn được trau dồi ở tất cả các thành viên trong xã hội. Có như thế thi người Nhật mới được như thế.

Thiên Lang

Đọc thêm

Ưu điểm 'xe tăng tốt nhất thế giới' của Nga

Một mẫu xe tăng hiện đại hoá từ nguyên mẫu T-72 của Nga.
(PLVN) - Dù có thiết kế rất đơn giản nhưng xe tăng chiến đấu chủ lực T-72 của Nga là xe tăng tốt nhất thế giới, hãng tin Sputnik dẫn lời nhà báo Brandon Weichert trên ấn phẩm The National Interest (TNI) của Mỹ khẳng định.

Vì sao UNESCO khuyến nghị bảo tồn di sản nghe nhìn?

Hoạt động kiểm kê phim tại Kho lưu trữ UNESCO. (Ảnh: UNESCO)
(PLVN) - Di sản nghe nhìn là những tư liệu quý giá về lịch sử, văn hóa và sự phát triển của con người. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ số cùng với các nguy cơ tự nhiên và nhân tạo đang đe dọa sự tồn tại của các tài liệu này. Nhận thức được điều đó, UNESCO đã không ngừng thúc đẩy các sáng kiến bảo tồn di sản nghe nhìn, nhằm đảm bảo tính bền vững và khả năng tiếp cận cho các thế hệ tương lai.

Người hiến tạng 'sống lại' trên bàn mổ

Thomas 'TJ' Hoover II được chụp trong bệnh viện.
(PLVN) - Một người đàn ông ở Kentucky, Mỹ được cho là đã tỉnh lại trong phòng mổ ngay trước khi các bác sĩ chuẩn bị lấy nội tạng của anh ta để hiến tặng. Sự việc gây sốc này đang được các cơ quan chức năng điều tra làm rõ.