Tình hình Ukraine: Thủ tướng Đức 'dội gáo nước lạnh' vào Kiev

0:00 / 0:00
0:00
Thủ tướng Đức Olaf Scholz tuyên bố không thể mời Ukraine gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) vào lúc này, trong khi người đồng cấp Hungary Viktor Orban nhận định, phương Tây đang thua ở Ukraine.

Thủ tướng Đức không đồng ý mời Ukraine vào NATO ở thời điểm này. (Nguồn: Reuters)

Trả lời phỏng vấn Đài truyền hình Đức (ZDF), Thủ tướng Đức đã bác bỏ yêu cầu được mời gia nhập NATO mà Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đưa ra trong kế hoạch chấm dứt xung đột, cho rằng điều quan trọng là phải nhận ra những quốc gia đang có xung đột không thể trở thành thành viên của NATO.

Ông lưu ý không có tranh cãi xung quanh vấn đề này.

Cho biết các lãnh đạo NATO từng đề cập tư cách thành viên của Ukraine trong tương lai xa tại các hội nghị thượng đỉnh năm 2023-2024, tuy nhiên, nhà lãnh đạo cho rằng, hiện tại không cần đưa ra bất kỳ quyết định mới nào.

Trong cuộc phỏng vấn, Thủ tướng Scholz cũng tái khẳng định lập trường rằng không thể để xung đột Nga-Ukraine leo thang thành cuộc xung đột trực tiếp giữa NATO và Nga, đồng thời nhắc lại quan điểm phản đối việc cung cấp tên lửa hành trình tầm xa Taurus cho Kiev.

Gần đây, Tổng thống Zelensky đã tăng sức ép, hối thúc đồng minh phương Tây hỗ trợ Ukraine trong xung đột với Nga, đồng thời công bố Kế hoạch chấm dứt xung đột, với một trong các đề xuất cốt lõi là Kiev phải "được mời gia nhập NATO ngay lập tức".

Tổng thống Ukraine cũng kêu gọi dỡ bỏ hạn chế về vũ khí tầm xa mà phương Tây viện trợ, nhưng cho đến nay chưa có yêu cầu nào nhận được đồng thuận từ NATO.

Trong khi đó, cùng ngày, Thủ tướng Hungary Viktor Orban cũng "dội nước lạnh" vào nỗ lực của Ukraine và đồng minh phương Tây trong xung đột với Nga bằng tuyên bố rằng, các nước phương Tây "thấy mình đang ở trong một vị thế khó khăn, chiến đấu trong một cuộc chiến đã thua".

Phát biểu trên đài phát thanh Kossuth, nhà lãnh đạo vốn có nhiều khúc mắc với các quốc gia thành viên khác cùng thuộc Liên minh châu Âu (EU) nhận định: "Tình hình là các nước phương Tây không muốn dừng cuộc xung đột Nga-Ukraine, và do đó, câu hỏi hợp lý là liệu Hungary có chỗ để xoay xở hay không".

Theo ông Orban, Hungary không có ý định bị lôi kéo vào những hành động này mặc dù có áp lực và lập trường có nguyên tắc của nước này đã cho phép họ duy trì "khoảng trống để xoay xở" trong lĩnh vực kinh tế, vốn chịu ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc xung đột ở Ukraine và vẫn tiếp tục mua dầu và khí đốt của Nga.

Đặt kỳ vọng vào việc cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump quay trở lại Nhà Trắng, Thủ tướng Orban cho rằng, điều này có khả năng mở đường cho một giải pháp giải quyết xung đột ở Ukraine "và khi đó chúng ta sẽ có thể thở phào nhẹ nhõm, vì chúng ta sẽ không còn đơn độc nữa; ít nhất sẽ có hai chúng ta".

Đọc thêm

Chaebol - trụ cột lâu đời của nền kinh tế Hàn Quốc ra đời và phát triển như thế nào?

Samsung luôn giữ vị thế chaebol hàng đầu tại Hàn Quốc. (Ảnh: mekongasean.vn)
(PLVN) - Là trụ cột lâu đời của nền kinh tế thần kỳ Hàn Quốc, các chaebol là những tập đoàn lớn do gia đình điều hành, chiếm phần lớn trong nền kinh tế của xứ sở kim chi. Bắt nguồn từ các từ tiếng Hàn “chae” (sự giàu có) và “bol” (gia tộc), các chaebol bắt đầu hình thành từ sau Thế chiến 2.

Những từ tiếng Anh nào có ảnh hưởng nhất trong 9 thập kỷ qua?

Những từ tiếng Anh nào có ảnh hưởng nhất trong 9 thập kỷ qua?
(PLVN) - Karaoke, virus, AI, deepfake… là một phần trong tập hợp 90 từ tiếng Anh nổi bật có ảnh hưởng định hình chín thập kỷ qua, phần nào phản ánh những phát triển xã hội, văn hóa, công nghệ, chính trị và môi trường đã định hình ngôn ngữ tiếng Anh từ năm 1934 đến năm 2024.