Kiểm soát quyền lực để chống lạm quyền

Những tài liệu lưu trữ cho thấy, cuộc thảo luận về phòng chống lạm quyền, tham nhũng của các cơ quan, công chức nhà nước diễn ra đặc biệt nghiêm túc ngay từ đầu của quá trình soạn thảo Hiến pháp Mỹ. Nó được khơi nguồn từ một tuyên bố của George Mason, trong đó ông nêu rõ: “Nếu chúng ta không có quy định (trong Hiến pháp) về chống tham nhũng, chính quyền của chúng ta sẽ sớm đi tới sự sụp đổ”...

Những tài liệu lưu trữ cho thấy, cuộc thảo luận về phòng chống lạm quyền, tham nhũng của các cơ quan, công chức nhà nước diễn ra đặc biệt nghiêm túc ngay từ đầu của quá trình soạn thảo Hiến pháp Mỹ.

Nó được khơi nguồn từ một tuyên bố của George Mason, trong đó ông nêu rõ: “Nếu chúng ta không có quy định (trong Hiến pháp) về chống tham nhũng, chính quyền của chúng ta sẽ sớm đi tới sự sụp đổ”.

Lo lắng của George Mason nhận được sự đồng tình của rất nhiều đại biểu khác trong Hội nghị lập hiến và vấn đề ông nêu ra được thảo luận một cách sôi nổi trong nhiều phiên họp của Hội nghị mãi đến khi bản Hiến pháp được phê chuẩn.

Một tài liệu cho thấy trong suốt quá trình này, có đến 15 đại biểu của Hội nghị lập hiến nói đến vấn đề tham nhũng trong tổng cộng 54 lần phát biểu. Chính vì vậy, một tác giả đã nhận định: “Gần như có một sự đồng thuận tuyệt đối (trong Hội nghị lập hiến) rằng cần phải ngăn chặn tham nhũng, bởi khi tham nhũng xâm nhập vào hệ thống chính trị, nó sẽ gây ra sự tha hóa nghiêm trọng”.

 Theo một tác giả khác, trong Hội nghị lập hiến các thành viên dường như tự coi họ “đang phải đối mặt với mối đe dọa lâu dài bởi tham nhũng”. Một tác giả nữa đưa ra nhận xét tổng quan nhất khi cho rằng: “Những nhà lập hiến của chúng ta đã xem tham nhũng chính trị như là một mối đe dọa chính với quốc gia non trẻ.

Phòng, chống tham nhũng là vấn đề trung tâm trong tầm nhìn chính trị của họ. Các đại biểu tham gia Hội nghị Lập hiến năm 1787 – bất luận ủng hộ hay phản đối thể chế liên bang, ủng hộ chính thể cộng hòa hay chính thể quân chủ - tất cả đều chia sẻ nỗi ám ảnh chung với vấn đề tham nhũng.

Bị ảnh hưởng bởi những tác phẩm của Montesquieu, trong đó xem tham nhũng như là trở ngại hàng đầu với sự phát triển của một chính thể, họ đã xem xét tất cả các dạng tham nhũng mà có thể phát sinh trong các mô hình chính quyền để thiết kế lên một bản Hiến pháp trong đó quy định các cơ chế phòng chống tham nhũng nhiều đến mức có thể”.

Nói tóm lại, xuyên suốt quá trình thảo luận xây dựng Hiến pháp Mỹ là vấn đề chế định và kiểm soát quyền lực nhà nước – điều mà xuất phát từ nỗi lo ngại của các nhà lập hiến nước này về nguy cơ quyền lực của nhân dân trao cho nhà nước có thể bị lạm dụng, lợi dụng để vơ vét làm lợi cho một số cá nhân và để đàn áp chính người dân.

Nói như một chuyên gia, những nhà soạn thảo Hiến pháp Mỹ đã bị ám ảnh mạnh mẽ bởi nguy cơ tham nhũng và đã cố gắng để phòng ngừa hành động đó của các cơ quan nhà nước; họ đã coi Hiến pháp như là một cấu trúc để phòng, chống tham nhũng.

Ở đây, rõ ràng các nhà lập hiến Mỹ đã không tin vào quan điểm ‘nhân chi sơ tính bản thiện”, mà ngược lại, họ có xu hướng cho rằng “nhân chi sơ tính bản ác”, nên chủ định đề phòng sự lạm quyền, tham nhũng của các cơ quan và quan chức nhà nước ngay trong quá trình soạn thảo Hiến pháp.

Xu hướng tư tưởng này thể hiện qua nhận định của Bernard Bailyn trong tác phẩm nổi tiếng của ông, Nguồn gốc tư tưởng của cuộc Cách mạng Mỹ: “Bản chất sâu xa nhất của con người là ích kỷ và tham nhũng; tham vọng mù quáng khiến cho con người thường xuyên bỏ qua thậm chí cả những lẽ phải thông thường nhất, và họ thường bị ham muốn quyền lực chế ngự, vì thế, không bao giờ nên giao quyền lực cho bất cứ cá nhân nào mà không có sự kiểm soát”.

Kết quả là tư tưởng phòng, chống tham nhũng thấm đẫm trong cách thức tổ chức quyền lực nhà nước của Hiến pháp Mỹ. Ba điều đầu tiên của bản Hiến pháp nổi tiếng này phân chia quyền lực nhà nước cho ba ngành riêng biệt: (1) Lập pháp - đại diện bởi Quốc hội; (2) Hành pháp - đại diện bởi Tổng thống; (3)Tư pháp - đại diện bởi Tòa án Tối cao, với mục đích không cho bất kỳ nhánh quyền lực nhà nước nào trở nên quá mạnh (mà sẽ dẫn tới tham nhũng, lạm quyền).

Hiến pháp cũng thiết lập các quy định để ba nhánh quyền lực đã nêu có thể kiểm soát và chế ước lẫn nhau, cũng với mục đích phòng ngừa sự tham nhũng, lạm quyền.

Đơn cử, theo Hiến pháp, Tổng thống bổ nhiệm các thẩm phán liên bang nhưng Thượng viện có quyền phê chuẩn họ. Ý tưởng về phòng, chống tham nhũng chi phối hầu như tất cả các quy định ở ba điều quan trọng đầu tiên của Hiến pháp Mỹ, kể cả những vấn đề tưởng chừng ít liên quan. Ví dụ, sở dĩ Hiến pháp Mỹ trao quyền cho Hạ viện chứ không cho Thượng viện được quyết định về các sắc thuế [Điều 1, mục 7] , vì Thượng viện bị coi là dễ tham nhũng hơn do số lượng thành viên ít hơn Hạ viện.

Những điều trên dẫn đến nhận định của một chuyên gia cho rằng, phòng chống tham nhũng cần được coi một nguyên tắc hiến định độc lập của Hiến pháp Mỹ. Nhận định này để phản ứng với một thực tế là ở Mỹ (cũng như ở hầu hết các quốc gia khác trên thế giới) mặc dù Hiến pháp mang trong mình nó ý tưởng và có vai trò vô cùng quan trọng với cuộc chiến chống tham nhũng – nhưng chức năng vĩ đại này lâu nay thường bị lãng quên.

Ở hầu hết quốc gia, các nhà chính trị, người dân và cả một số nhà nghiên cứu thường chỉ nghĩ đến Hiến pháp như một văn kiện về tổ chức quyền lực nhà nước mà thôi. Rất ít người nói đến chức năng kiểm soát và chế ước quyền lực của Hiến pháp; lại càng ít người liên hệ chức năng này với vấn đề phòng, chống tham nhũng.

Hiến pháp của Việt Nam trước đây và hiện hành cũng  nằm trong một khung cảnh như vậy. Vì vậy, việc sửa đổi lần này phải có mục tiêu khắc phục tình trạng trên.

Xuyên suốt quá trình thảo luận xây dựng Hiến pháp Mỹ là vấn đề chế định và kiểm soát quyền lực nhà nước – điều mà xuất phát từ nỗi lo ngại của các nhà lập hiến nước này về nguy cơ quyền lực của nhân dân trao cho nhà nước có thể bị lạm dụng, lợi dụng để vơ vét làm lợi cho một số cá nhân và để đàn áp chính người dân.

GS.TS Nguyễn Đăng Dung - TS Vũ Công Giao

Đọc thêm

Nhiều giải pháp linh hoạt tháo gỡ khó khăn trong công tác thi hành án dân sự

Ông Văn Đình Minh- Cục trưởng Cục THADS Hà Tĩnh phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Hữu Anh
(PLVN) -6 tháng đầu năm 2024, công tác Thi hành án dân sự (THADS) trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh gặp nhiều khó khăn, số việc, số tiền phải thi hành đều tăng cao trong khi đó thị trường bất động sản trầm lắng, các vụ việc liên quan đến đất đai, đánh bạc, lừa đảo có số lượng người bị hại lớn, tài sản thi hành án khó xử lý... ngành thi hành án đã khắc phục khó khăn, nỗ lực phấn đấu, đề ra nhiều giải pháp linh hoạt đạt kết quả đáng khích lệ trên tất cả các mặt công tác.

Cảm xúc của các đại biểu lần đầu tiên được ra Đảo Bạch Long Vĩ

Cảm xúc của các đại biểu lần đầu tiên được ra Đảo Bạch Long Vĩ
(PLVN) - Trong không khí tuổi trẻ cả nước hướng tới chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024 và kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/1924), được sự đồng ý của Đảng uỷ - Lãnh đạo Bộ Tư pháp, Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp và Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam đã có những ngày trải nghiệm thật thú vị tại đảo Bạch Long Vĩ.

Truyền thông chính sách góp phần tạo sự đồng thuận xã hội

Cảnh Buổi làm việc.
(PLVN) - Ngày 26/4, Tổ Thư ký giúp việc của Hội đồng phối hợp Phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương (Tổ Thư ký) đã có buổi làm việc tại Bộ Giao thông vận tải (Bộ GTVT) về tình hình thực hiện Quyết định số 407/QĐ-TTg ngày 30/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022 – 2027” (Quyết định số 407).

Diễn đàn cấp cao Việt Nam – Nhật Bản: Thúc đẩy hợp tác pháp luật và tư pháp trong khuôn khổ Dự án JICA

Diễn đàn cấp cao Việt Nam – Nhật Bản: Thúc đẩy hợp tác pháp luật và tư pháp trong khuôn khổ Dự án JICA
(PLVN) -Sáng 26/4, Bộ Tư pháp và các cơ quan đối tác pháp luật và tư pháp Việt Nam phối hợp với Bộ Tư pháp Nhật Bản, JICA Nhật Bản, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam tổ chức Diễn đàn cấp cao lần thứ nhất trong khuôn khổ Dự án “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật tại Việt Nam” giai đoạn 2021 -2025 - một dự án hợp tác quốc tế gắn chặt và là biểu tượng cho mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa Việt Nam và Nhật Bản trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp.

Tổ chức thành công hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2024”

Tổ chức thành công hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2024”
(PLVN) - Trong không khí tuổi trẻ cả nước hướng tới chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/1924), Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp và Đoàn Thanh niên Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam tổ chức hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2024” tại đảo Bạch Long Vĩ .

Trao Quyết định tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ Tư pháp cho ông Đỗ Xuân Quý

Trao Quyết định tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ Tư pháp cho ông Đỗ Xuân Quý
(PLVN) - Ngày 25/4, Đảng ủy Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị Ban thường vụ Đảng ủy tháng 04/2024. Đồng chí Đặng Hoàng Oanh, Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Tư pháp; đồng chí Trần Tiến Dũng, Phó Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Tư pháp và đồng chí Nguyễn Kim Tinh, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Bộ Tư pháp chủ trì Hội nghị.

Bắc Kạn giới thiệu văn bản pháp luật mới năm 2024

Hội nghị giới thiệu văn bản pháp luật mới năm 2024 tại Bắc Kạn (Ảnh: Hoàng Thu)
(PLVN) - Ngày 24/4, UBND tỉnh Bắc Kạn tổ chức Hội nghị triển khai các Luật được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, Kỳ họp thứ 6, Kỳ họp bất thường lần thứ 5 thông qua. Hội nghị được tổ chức trực tiếp và truyền hình trực tuyến tới các huyện, thành phố trong tỉnh.

Đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật chuyên nghiệp, khoa học, kịp thời, khả thi, hiệu quả

Thứ trưởng Trần Tiến Dũng chủ trì cuộc họp.
(PLVN) - Ngày 24/4, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng chủ trì cuộc họp Tổ công tác về lập đề nghị xây dựng Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Tham dự cuộc họp còn có đại diện Vụ Pháp luật, Văn phòng Chính phủ, đại diện cơ quan pháp chế một số bộ, ngành.

Hải Phòng: Chi cục THADS quận Đồ Sơn hoàn thành cưỡng chế chuyển giao quyền sử dụng đất

Lực lượng tham gia cưỡng chế di chuyển tài sản của người phải THA ra khỏi khu vực cưỡng chế.
(PLVN) - Ngày 24/4, Chi cục Thi hành án dân sự (THADS) quận Đồ Sơn đã phối hợp với cơ quan chức năng tổ chức cưỡng chế để chuyển giao quyền sử dụng đất cho Công ty TNHH Một thành viên Du lịch và Vui chơi Giải trí Đồ Sơn (địa chỉ tại Khu dân cư số 8, đường 353, phường Ngọc Xuyên, quận Đồ Sơn).