Kịch bản linh hoạt

Hình minh họa.
Hình minh họa.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bắt đầu từ hôm qua Hà Nội điều chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19 theo Chỉ thị số 15/CT-TTg; duy trì hoạt động 22 chốt kiểm soát ra vào thành phố; cho phép hoạt động thêm nhiều dịch vụ, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn, uống chỉ bán hàng mang về và đóng cửa trước 21 giờ hằng ngày.

Hà Nội yêu cầu người dân thực hiện nghiêm 5K, khai báo y tế, tuân thủ các biện pháp giám sát, cách ly y tế theo quy định của thành phố... Phải nói rằng, việc “mở cửa” trở lại các hoạt động kinh tế - xã hội, dẫu là trong “điều kiện 15” là một thành công lớn của Hà Nội.

Để đưa Hà Nội và sắp tới là các tỉnh/thành phố thực hiện giãn cách xã hội về trạng thái bình thường mới, thời gian qua các địa phương đã thần tốc xét nghiệm, coi đó là yếu tố then chốt, quan trọng nhằm sớm kiểm soát dịch. Các địa bàn nguy cơ rất cao, nguy cơ cao (vùng đỏ, vùng cam), các địa phương đã rốt ráo xét nghiệm toàn bộ người dân trên địa bàn, sử dụng xét nghiệm kháng nguyên nhanh để phát hiện F0 nhằm cách ly nguồn lây nhiễm và điều trị kịp thời. Đồng thời, đẩy nhanh tốc độ “phủ sóng” vaccine. Hà Nội và TP.HCM tiêm vaccine mũi 1 cho người dân đều đã đạt trên 95% dân số.

Đó là cuộc “ra quân” chưa từng có của cả hệ thống chính trị, là cuộc đấu tranh không khoan nhượng, đấu tranh ngay cả với các hành vi trốn cách ly, làm giả giấy tờ thông chốt... và “chém gió” vô trách nhiệm, bình luận vô cảm trên mạng xã hội.

Bối cảnh dịch bệnh đã thay đổi, “giai đoạn 4” của dịch COVID-19 buộc chúng ta phải học cách thích nghi, không thể tiếp tục “khoanh vùng, truy vết”. Các công cụ chống dịch, mấu chốt là vaccine đã được triển khai. Sự thay đổi quan trọng nhất là quan điểm về “Zero Covid”. Từ chỗ chúng ta kiên trì với tư duy “Zero Covid” thì bây giờ chúng ta đều đã hiểu với nhau rằng, “Zero Covid” là không khả thi, nhất là trong điều kiện dịch đã ngấm sâu và lan rộng, không biết đâu là F0.

Trên thế giới, ngay cả những quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 cao nhất, ngay cả một số quốc gia kiên định với “Zero Covid” giờ đây cũng phải thừa nhận điều ấy là bất khả thi. Phải học cách “sống chung” cùng với Sars-CoV-2, bằng thành tựu của khoa học về dịch tễ, công nghệ thông tin và phương pháp quản trị quốc gia trong “môi trường COVID-19”.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính từng nhấn mạnh: “Chúng ta đặt mục tiêu kiềm chế, kiểm soát dịch bệnh, song cũng xác định cuộc chiến này còn lâu dài, phải sống chung với dịch bệnh, không thể khống chế tuyệt đối, phải thích ứng và có cách làm phù hợp”.

Điều đáng quan tâm hiện nay là “kịch bản” sống chung với COVID-19 thay vì đóng cửa, giãn cách như lâu nay. Các nước trên thế giới đã tái khởi động theo hướng này. Nới lỏng nhưng vẫn phải an toàn, linh hoạt, thích ứng hơn với điều kiện mới, đây là bài toán phải có lời giải. Mở cửa lại nền kinh tế cần có chính sách đồng bộ, kế hoạch, thống nhất, có bộ tiêu chí đánh giá đủ điều kiện và mở cửa từng bước, bảo đảm an toàn, chắc chắn, linh hoạt, hiệu quả.

Đọc thêm

Vụ “phù phép” giấy ủy quyền tại Gò Vấp (TP Hồ Chí Minh): Khởi tố công chứng viên để điều tra hành vi “thiếu trách nhiệm”

Khu đất trong vụ án. (Ảnh: Bùi Yên)
(PLVN) - Cơ quan CSĐT Công an TP HCM cho biết vừa khởi tố, bắt tạm giam ông Nguyễn Duy Thức, Công chứng viên (CCV) Văn phòng Công chứng (VPCC) Đầm Sen (VPCC này nay đã đổi tên) để điều tra hành vi “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”. Nguyễn Duy Thức bị xác định thực hiện công chứng Hợp đồng ủy quyền sai quy trình theo Luật Công chứng dẫn đến hậu quả là 2 đối tượng (đã bị tuyên án) thực hiện hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” với số tiền 15,7 tỷ đồng.

Sai phạm kéo dài trong tổ chức thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ

Sai phạm kéo dài trong tổ chức thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ
(PLVN) - Thanh tra Chính phủ (TTCP) vừa công bố Kết luận thanh tra (KLTT) về thực hiện công vụ của cán bộ, công chức, viên chức trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC), cung cấp dịch vụ công (CCDVC) cho người dân và DN tại Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), giai đoạn 15/6/2021 - 30/11/2023.

Vụ kiện liên quan thu hồi đất tại Thanh Hóa: TAND cấp cao tại Hà Nội thông báo thụ lý phúc thẩm

Nhà Đại đoàn kết xây năm 2006 là nơi ở của bà Mai. (Ảnh: Nguyễn Tuấn)
(PLVN) - TAND cấp cao tại Hà Nội mới có Thông báo thụ lý vụ án hành chính số 540/2024/TBTL-HC thụ lý vụ án để xét xử phúc thẩm vụ khởi kiện quyết định hành chính về quản lý đất đai do bà Trần Thị Mai (ngụ phường Hải Châu, TX Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa) kháng cáo toàn bộ với Bản án hành chính sơ thẩm 232/2024/HC-ST ngày 20/9/2024 của TAND tỉnh Thanh Hóa.

Hành vi xúc phạm, bôi nhọ người khác trên mạng xã hội sẽ bị xử lý như thế nào?

Luật sư Lê Thị Thùy.
(PLVN) - Bạn Quốc Tuấn (Hải Phòng) hỏi: Tôi và một đồng nghiệp có xảy ra mâu thuẫn. Người đồng nghiệp này đã đăng tải những lời lẽ xúc phạm danh dự, nhân phẩm của tôi lên mạng xã hội. Hành vi này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống tinh thần cũng như cuộc sống, công việc của tôi. Xin hỏi, hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác trên mạng xã hội sẽ bị xử lý như thế nào?

Cà Mau: Thiếu sót trong xây dựng, bồi thường, tái định cư một số dự án

Cà Mau: Thiếu sót trong xây dựng, bồi thường, tái định cư một số dự án
(PLVN) - Thanh tra tỉnh Cà Mau vừa ban hành Kết luận thanh tra 30/KL-TT (KLTT) về việc thanh tra các dự án, hạng mục công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh. Theo KLTT, một số chủ đầu tư các dự án có hạn chế, thiếu sót như: UBND tỉnh; Sở NN&PTNT; Ban Quản lý dự án (BQLDA) công trình xây dựng Cà Mau; BQLDA công trình NN&PTNT; Ban ODA và NGO; BQLDA xây dựng công trình giao thông Cà Mau; Trung tâm Phát triển quỹ đất Cà Mau; UBND huyện Ngọc Hiển, UBND TP Cà Mau, UBND huyện Năm Căn.

Tiếp sự việc công dân phản ánh bị cơ quan đăng ký đất đai 'làm khó': Phó Chủ tịch UBND Hà Nội có chỉ đạo

Tiếp sự việc công dân phản ánh bị cơ quan đăng ký đất đai 'làm khó': Phó Chủ tịch UBND Hà Nội có chỉ đạo
(PLVN) - Sau khi tiếp nhận công văn gửi kèm đơn của bà Nguyễn Thị Vân Khánh (ngụ phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm) có nội dung phản ánh Văn phòng Đăng ký đất đai (VPĐKĐĐ) Chi nhánh quận Hai Bà Trưng ra quyết định ngăn chặn không phù hợp pháp luật, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội mới có chỉ đạo.

Đề xuất các hình thức, biện pháp cứu trợ, hỗ trợ khi tình trạng khẩn cấp xảy ra

Đề xuất các hình thức, biện pháp cứu trợ, hỗ trợ khi tình trạng khẩn cấp xảy ra. (Ảnh: qdnd.vn)
(PLVN) - Bộ Quốc phòng đang dự thảo Luật Tình trạng khẩn cấp nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ và nâng cao hiệu quả pháp lý của hệ thống pháp luật về tình trạng khẩn cấp; tạo lập cơ sở pháp lý, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả thi hành pháp luật nhằm tăng cường tính chủ động trong việc ứng phó, khắc phục kịp thời, hiệu quả trường hợp xảy ra tình huống khẩn cấp, góp phần bảo vệ Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.