Khuyến khích các tổ chức, cá nhân có điều kiện tiêm vaccine ngừa COVID-19 tự nguyện

Khi có đủ vaccine sẽ mở rộng tiêm cho theo yêu cầu để đạt miễn dịch cộng đồng. Ảnh minh hoạ: medinet.gov.vn
Khi có đủ vaccine sẽ mở rộng tiêm cho theo yêu cầu để đạt miễn dịch cộng đồng. Ảnh minh hoạ: medinet.gov.vn
(PLVN) - Chiều nay (2/3), tại họp báo do Văn phòng Chính phủ tổ chức, ông Trương Quốc Cường – Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, Nghị quyết 21 của Chính phủ có khuyến khích các tổ chức, cá nhân có điều kiện tiêm tự nguyện nên khi có đủ vaccine sẽ mở rộng tiêm cho theo yêu cầu để đạt miễn dịch cộng đồng.

Ông Trương Quốc Cường – Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, ngày 24/2, lô vaccine ngừa COVID-19 của AstraZeneca (sản xuất tại Hàn Quốc) đầu tiên đã về đến Việt Nam. Bộ Y tế đã giao Viện Kiểm định Quốc gia Vắc xin và Sinh phẩm Y tế kiểm định, cơ bản đã xong. Hiện còn chờ phía Hàn Quốc cung cấp giấy kiểm định chất lượng.

"Có thể hy vọng cuối tuần hoặc sang tuần Bộ Y tế nhận được thì sẽ tiến hành các thủ tục để tiêm vaccine" - lãnh đạo Bộ Y tế thông tin.

Việc tiêm vaccine sẽ tiến hành theo Nghị quyết 21 (26/2/2021) về các đối tượng ưu tiên và miễn phí, địa bàn ưu tiên (có dịch) như Hải Dương.

Thứ trưởng Trương Quốc Cường cho biết, hiện Việt Nam mới nhận được 117.600 liều. Cuối tháng 4 sẽ có 1 lô vaccine nữa (khoảng 1 triệu liều) cùng khoảng mấy triệu liềuvaccine do COVAX viện trợ.  "Có vaccine đến đâu tiêm đến đó. Bộ Y tế đã sẵn sàng về nhân lực, thiết bị phục vụ việc tiêm vaccine" - ông Cường nói.

Theo Nghị quyết 21 của Chính phủ, khuyến khích các tổ chức, cá nhân có điều kiện tiêm tự nguyện nên khi có đủ vaccine sẽ mở rộng tiêm cho theo yêu cầu để đạt miễn dịch cộng đồng.

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.