Không sử dụng những lời khai là kết quả của hành vi tra tấn

(PLVN) - Những lời khai của một người thu thập được do bị tra tấn, đe doạ hay cưỡng ép... đều không được coi là một loại chứng cứ chứng minh vụ án hình sự. Nguyên tắc này nhằm đảm bảo tính khách quan trong vụ án hình sự cũng như bảo vệ các quyền con người khỏi các hành động tra tấn, đối xử tàn bạo, vô nhân đạo.

Điều 15 của Công ước Chống tra tấn quy định: “Quốc gia thành viên phải bảo đảm rằng những lời khai được xác định là kết quả của hành vi tra tấn sẽ không được sử dụng làm chứng cứ trong quá trình tố tụng, trừ trường hợp lời khai đó được sử dụng làm bằng chứng để chống lại người bị cáo buộc đã có hành vi tra tấn”.

Đây là nguyên tắc cơ bản trong hoạt động chứng minh vụ án hình sự, đòi hỏi mọi chứng cứ thu thập được phải theo đúng trình tự, thủ tục luật định. Những lời khai của một người thu thập được do bị tra tấn, đe doạ hay cưỡng ép... đều không được coi là một loại chứng cứ chứng minh vụ án hình sự. Nguyên tắc này nhằm đảm bảo tính khách quan trong vụ án hình sự cũng như bảo vệ các quyền con người khỏi các hành động tra tấn, đối xử tàn bạo, vô nhân đạo.

Để đảm bảo nguyên tắc này, các cơ quan, những người có thẩm quyền trong quá trình tiến hành tố tụng có nghĩa vụ xác định xem những lời khai có được có phải là kết quả của các hành động tra tấn hay không. Tuy nhiên, Công ước cũng khẳng định những lời khai đó sẽ có giá trị khi nó là những chứng cứ chứng minh cho việc bị tra tấn.

Điều 16 Công ước quy định: “Quốc gia thành viên phải tiến hành ngăn chặn trong phạm vi lãnh thổ thuộc quyền tài phán quốc gia các hành vi đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người khác chưa đến mức bị coi là tra tấn theo khái niệm quy định tại Điều 1, do một nhân viên công quyền hay một người đang tiến hành công vụ thực hiện hoặc xúi giục hoặc đồng ý hoặc chấp thuận cho thực hiện. Cụ thể là những nghĩa vụ được quy định tại các điều 10, 11, 12 và 13 sẽ được áp dụng đối với các hành vi tương tự như tra tấn hoặc các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người khác.

Các quy định của Công ước này không làm ảnh hưởng đến các quy định về cấm các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hay hạ nhục con người hoặc có liên quan đến dẫn độ hay trục xuất trong văn kiện quốc tế khác hoặc pháp luật quốc gia”.

Điều luật này được quy định nhằm đảm bảo hơn nữa quyền không bị tra tấn kể cả trong trường hợp các biện pháp đối xử hoặc trừng phạt có tính chất tra tấn chưa được bao quát hết trong định nghĩa về “tra tấn” như được ghi nhận tại Điều 1 Công ước, hoặc những hành động đối xử hoặc hình phạt tàn bạo, vô nhân đạo khác chưa đến mức được gọi là tra tấn như khái niệm đã xác định tại Điều 1, miễn là những hành động đó được thực hiện bởi, hoặc có sự xúi giục của, hoặc có sự chấp thuận hoặc đồng ý của một nhân viên công quyền hoặc một người khác đang thực hiện công vụ.

Công ước yêu cầu các thành viên phải tiến hành các biện pháp cần thiết nhằm ngăn chặn các hành động này trên lãnh thổ của mình. Trách nhiệm về đào tạo cán bộ, thông tin nhanh chóng, các biện pháp ngăn chặn, hỏi cung, thẩm vấn... quy định trong các điều 10, 11, 12 và 13 Công ước được áp dụng để thay thế cho thẩm quyền giải quyết việc tra tấn hoặc những hình thức đối xử, trừng phạt phi nhân tính hoặc hạ nhục khác. Tuy nhiên, Công ước không đưa ra một định nghĩa cụ thể thế nào là hành vi đối xử, trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo và hạ nhục con người.

Đọc thêm

Bộ Tư pháp thăm dò ý kiến đối với các sự kiện nổi bật năm 2024 của ngành

Bộ Tư pháp thăm dò ý kiến đối với các sự kiện nổi bật năm 2024 của ngành
(PLVN) - Thực hiện chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Tư pháp và Quy chế Bình xét, công bố các sự kiện nổi bật hàng năm của ngành Tư pháp (ban hành kèm theo Quyết định số 2972/QĐ-BTP ngày 22/12/2023 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp), để có cơ sở đánh giá, bình chọn 10 sự kiện nổi bật năm 2024 của ngành Tư pháp, Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức thăm dò dư luận đối với các sự kiện nổi bật năm 2024 của ngành.

Bạc Liêu: Tập huấn kỹ năng truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội

Bạc Liêu: Tập huấn kỹ năng truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội
(PLVN) - Ngày 6/12, Sở Tư pháp tỉnh Bạc Liêu phối hợp Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp) tổ chức tập huấn kỹ năng truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức phụ trách công tác pháp chế; công tác truyền thông trên địa bàn tỉnh năm 2024.

Bạc Liêu: Tập huấn chuyên sâu về xử lý vi phạm hành chính cho đội ngũ cán bộ, công chức

Bạc Liêu: Tập huấn chuyên sâu về xử lý vi phạm hành chính cho đội ngũ cán bộ, công chức
(PLVN) - Từ ngày 28 đến 29/11, Sở Tư pháp tỉnh Bạc Liêu chủ trì, phối hợp với Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và Theo dõi thi hành pháp luật (Bộ Tư pháp) tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ về triển khai thi hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh bằng hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến đến các xã, phường, thị trấn.

Tuyên truyền pháp luật cho sinh viên qua “Phiên tòa giả định”

Tuyên truyền pháp luật cho sinh viên qua “Phiên tòa giả định”
(PLVN) -  Ngày 23/11, Khoa Luật - Trường Đại học Nam Cần Thơ tổ chức Phiên toà giả định năm 2024. Tham dự có Bà Huỳnh Anh Thư – Chánh Văn phòng Sở Tư pháp TP Cần Thơ; bà Phạm Thị Hồng Ngọc – Viện trưởng VKSND quận Cái Răng; ông Văn Hứng – Chánh Văn phòng TAND quận Ninh Kiều; đại diện các Cty Luật, Văn phòng luật sư; cùng hơn 500 sinh viên của trường.

Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức chương trình 'An toàn giao thông hành trang vững bước tương lai'

Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức chương trình 'An toàn giao thông hành trang vững bước tương lai'
(PLVN) - Chiều nay, 18/11, tại Trường Trung học cơ sở Đông Tiến, xã Đông Tiến, huyện Quỳnh Phụ (tỉnh Thái Bình), Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp Thường trực huyện Quỳnh Phụ tổ chức chương trình “An toàn giao thông hành trang vững bước tương lai”, nhằm nâng cao nhận thức về an toàn giao thông cho học sinh, góp phần xây dựng một thế hệ trẻ với ý thức trách nhiệm cao đối với bản thân và cộng đồng.