Không nên “hạ thấp” giá trị của Giấy khai sinh

 Báo Pháp luật Việt Nam thời gian qua có đăng một số bài về sửa đổi Nghị định 158 về đăng ký và quản lý hộ tịch, trong đó có đề cập vấn đề có nên giữ ổn định hồ sơ giấy tờ cá nhân trong khi các dữ liệu khác với giấy khai sinh bản chính. Sau khi báo đăng, chúng tôi nhận được nhiều ý kiến phản hồi khác nhau. Số ra kỳ này xin giới thiệu bài viết của ông Trần Việt Hưng, Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hòa Bình.

Báo Pháp luật Việt Nam thời gian qua có đăng một số bài về sửa đổi Nghị định 158 về đăng ký và quản lý hộ tịch, trong đó có đề cập vấn đề có nên giữ ổn định hồ sơ giấy tờ cá nhân trong khi các dữ liệu khác với giấy khai sinh bản chính. Sau khi báo đăng, chúng tôi nhận được nhiều ý kiến phản hồi khác nhau. Số ra kỳ này xin giới thiệu bài viết của ông Trần Việt Hưng, Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hòa Bình.

Lỗi không thuộc về quy định pháp luật

Việc sửa đổi, bổ sung Nghị định 158/CP là cần thiết nhưng phải bảo đảm các giấy tờ hộ tịch nói chung và Giấy khai sinh nói riêng được tôn trọng đúng với giá trị pháp lý vốn có của nó, không vì bất cứ một lý do để hạ thấp giá trị. Do đó, cần có sự nhất quán trong quan điểm khi sửa đổi nội dung này, không thể bị động vì tình hình thực tiễn khi mà lỗi không thuộc về quy định của pháp luật.

Khoản 2, Điều 5 Nghị định 158/2005/NĐ-CP quy định: “Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của mỗi cá nhân. Mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân... phải phù hợp với Giấy Khai sinh của người đó”.
Vậy nên, nếu quy định như dự thảo (không cải chính ngày tháng, năm sinh đã ghi trong giấy khai sinh… đối với trường hợp là cán bộ, công chức; cán bộ, chiến sỹ trong lực lượng vũ trang mà hồ sơ đã ổn định về ngày tháng năm sinh; trường hợp đã đăng ký quá hạn hoặc đăng ký lại việc sinh theo nguyên tắc xác định nội dung khai sinh theo giấy tờ được lập đầu tiên -  TS), sẽ nẩy sinh các vấn đề: (1) hạ thấp giá trị pháp lý của Giấy khai sinh đồng nghĩa với việc hạ thấp phần nào đó giá trị lao động của công chức công tác trong ngành Tư pháp, nhất là ở cơ sở; (2) tạo thêm áp lực rất lớn cho cơ quan, công chức Tư pháp ở cơ sở khi giải quyết các trường hợp này, trong khi đang bị áp lực do phải thực hiện rất nhiều nhiệm vụ theo quy định hiện hành; (3) tiếp tục tạo kẽ hở pháp luật cho những cá nhân lợi dụng để sửa đổi hồ sơ cá nhân (thậm chí là vi phạm có chủ ý và có hệ thống); (4) mặc dù rất cá biệt, nhưng sẽ giúp cho một số đối tượng thoát khỏi những hình phạt của pháp luật nhất là về trách nhiệm hình sự; và (5) - chưa đáp ứng được yêu cầu về hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước trong lĩnh vực này.

Chỉ nên sửa đổi những vấn đề bức xúc, nổi cộm

Để góp phần hoàn thiện Nghị định 158 sửa đổi, bổ sung, tôi kiến nghị:

Một là, để nâng cao ý thức của nhân dân trong việc đăng ký, quản lý và sử dụng giấy tờ hộ tịch nói chung và Giấy khai sinh nói riêng, đề nghị giữ nguyên quy định cũ, các trường hợp nêu trên phải thực hiện đăng ký cải chính hộ tịch cho phù hợp với Giấy khai sinh, không tạo thêm sơ hở trong các quy định của Nghị định 158 sau khi được sửa đổi, bổ sung.

Hai là, để tạo điều kiện cho những người có hồ sơ đầy đủ, thống nhất về dữ liệu, cần quy định tại Nghị định sửa đổi, bổ sung hoặc bằng một văn bản quy phạm khác của Chính phủ cho phép những trường hợp này được quyền thực hiện thay đổi, cải chính hộ tịch trong thời hạn nhất định. Ví dụ: “Trong thời hạn 01 năm, kể từ khi Nghị định này có hiệu lực pháp luật, các trường hợp có giấy tờ, hồ sơ  thống nhất về dữ liệu nhưng không khớp với khai sinh gốc, có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền tại nơi cư trú để cải chính hộ tịch theo quy định, sau  thời hạn trên, cơ quan có thẩm quyền sẽ không giải quyết”.

Ba là, việc sửa đổi, bổ sung lần này chỉ tập trung vào những vấn đề thật bức xúc, nổ cộm, thì theo tôi đây là thời điểm thích hợp để động viên, giải tỏa tâm lý và tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò của công chức hộ tịch trong những năm qua đã công hiến cho ngành Tư pháp, đồng thời “giữ chân” được những công chức giỏi, có tâm huyết với ngành. Do đó, nên xây dựng quy định về chức danh “Hộ tịch viên” trong Nghị định 158 sửa đổi, bổ sung, tạo tiền đề cho việc xây dựng Luật Hộ tịch sau này.

Bốn là, sửa đổi, bổ sung mức phạt tiền tại Nghị định 60/2009/NĐ-CP ngày 23/7/2009 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp, phần xử phạt đối với công tác quản lý hộ tịch theo hướng tăng lên gấp 3 hoặc 4 lần, nhằm tạo tính răn đe và nâng cao ý thức của người có yêu cầu thực hiện trong lĩnh vực này.

“Năm 2006, nguyên phó giám đốc một cơ quan cấp tỉnh, có khiếu nại việc cơ quan cho ông về hưu sớm trước 02 năm vì lý do hồ sơ đảng viên của ông ghi sinh năm 1948, trong khi hồ sơ cán bộ ghi ông sinh năm 1946 và Giấy khai sinh bản chính của ông đã mất. Lý do có hai năm sinh khác nhau, ông giải thích là khi đi làm nhưng do chưa đủ tuổi nên ông đã khai tăng tuổi cho đủ 18 tuổi, khi vào đảng ông lại lấy đúng năm sinh của mình để khai.

Khi được hỏi ý kiến về trường hợp này, căn cứ vào quy định của Nghị định 158/2005/NĐ-CP, Sở Tư pháp đã hướng dẫn ông làm thủ tục xin cấp lại Giấy khai sinh cho đúng quy định và đề nghị cơ quan quản lý ông thực hiện đúng quy định là phải sử dụng Giấy khai sinh được cấp lại (theo hồ sơ cán bộ, vì hồ sơ cán bộ của ông được lập trước hồ sơ đảng viên) để làm chế độ cho ông. Đến nay, ông cũng không có khiếu nại gì.

 Điều đáng nói ở đây, là có những công dân và người có thẩm quyền đã coi thường các quy định về quản lý, đăng ký hộ tịch, cố ý hoặc vô ý làm sai lệch dữ liệu trong Giấy khai sinh nhằm mục đích vụ lợi cá nhân, gây khó khăn cho cơ quan chức năng trong xử lý, giải quyết”. 

Trần Việt Hưng

Đọc thêm

Người miệt mài bắc "chiếc cầu nối" cho những cuộc đối thoại công - tư

Người miệt mài bắc "chiếc cầu nối" cho những cuộc đối thoại công - tư
(PLVN) -  Từ mô hình diễn đàn kinh tế tư nhân Việt Nam đến Văn phòng Ban IV, chị Phạm Thị Ngọc Thủy vẫn luôn bền bỉ thực hiện sứ mệnh “cầu nối công - tư” của mình. Để rồi những tiếng nói, đề xuất từ khu vực kinh tế tư nhân đã có thể được hiện thực hóa và những quyết sách, tạo động lực phát triển cho doanh nghiệp tư nhân ra đời, được lan tỏa ngược lại với cộng đồng doanh nghiệp… 

Doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam và sứ mệnh với dân tộc

Ngày 4/10/2024, tại trụ sở Chính phủ, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Thường trực Chính phủ gặp mặt các đại diện doanh nghiệp nhân Ngày Doanh nhân Việt Nam. (Ảnh: nhandan.vn)
(PLVN) -  Trải qua quá trình hình thành và phát triển, cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam đã dần khẳng định vị thế trong đời sống kinh tế - xã hội, góp phần nuôi dưỡng tinh thần tự hào dân tộc cho người Việt. Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới càng thêm tạo động lực cho đội ngũ doanh nhân phát triển mạnh mẽ hơn, đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước trong bối cảnh mới. 

Quyền tư pháp và trách nhiệm giải trình của cơ quan thực hiện quyền tư pháp

Quyền tư pháp và trách nhiệm giải trình của cơ quan thực hiện quyền tư pháp
(PLVN) - Nhằm góp phần làm sáng tỏ các khía cạnh lý luận và thực tiễn của quyền tư pháp và trách nhiệm giải trình của cơ quan thực hiện quyền tư pháp ở Việt Nam trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nhà xuất bản Tư pháp xuất bản cuốn “Quyền tư pháp và trách nhiệm giải trình của cơ quan thực hiện quyền tư pháp ở Việt Nam hiện nay” do TS Nguyễn Minh Khuê làm chủ biên.

Nhân rộng mô hình tủ sách pháp luật hay, hiệu quả

Mô hình "Tủ sách pháp luật" tuyên truyền, phồ biến giáo dục pháp luật cho đoàn viên, thanh thiếu nhi tại ngôi nhà trí tuệ số 3, thành phố Hà Tĩnh.
(PLVN) - Hiện nay, sách pháp luật rất đa dạng, phong phú và là “kênh” thông tin hữu ích cung cấp kiến thức pháp luật đối với người dân. Để góp phần đưa tri thức đến với người dân một cách dễ dàng và hiệu quả hơn, thời gian qua, nhiều đơn vị, địa phương đã tìm tòi, phát triển nhiều mô hình Tủ sách/ngăn sách pháp luật với nhiều hình thức đa dạng, phong phú và tên gọi khác nhau .

Thái Nguyên: Thi hành án vượt chỉ tiêu gần 27% về tiền

Thái Nguyên: Thi hành án vượt chỉ tiêu gần 27% về tiền
(PLVN) -Năm 2024, các cơ quan Thi hành án dân sự (THADS) Thái Nguyên đã thi hành xong 7.852 việc, tăng gần 500 việc so với cùng kỳ năm 2023; thi hành xong trên 752 tỷ đồng, tăng gần 417 tỷ so với cùng kỳ năm 2023; vượt chỉ tiêu được giao gần 27%.

Chấp hành viên Trịnh Minh Thuận xử lý bản án khó với phương châm “tôn trọng sự thỏa thuận”

Ông Trịnh Minh Thuận, Chấp hành viên trung cấp, Cục THADS tỉnh Yên Bái.
(PLVN) - Vụ việc thi hành Bản án số 03/2020/DS-ST ngày 04/8/2020 của TAND tỉnh Yên Bái từng gây không ít khó khăn do những khúc mắc chưa được giải quyết triệt để và những mâu thuẫn kéo dài giữa các bên đương sự. Với tinh thần trách nhiệm, sự nhạy bén và tâm huyết, Chấp hành viên Trịnh Minh Thuận đã thành công tháo gỡ nút thắt, đưa vụ việc đến một kết thúc có hậu, để lại nhiều bài học ý nghĩa trong công tác thi hành án.

Chi bộ Cục THADS tỉnh Tuyên Quang tổ chức sinh hoạt chuyên đề

Toàn cảnh Hội nghị ( Ảnh: Lê Hanh)
(PLVN) - Ngày 23/12, Cục THADS tỉnh Tuyên Quang tổ chức sinh hoạt chuyên đề về “Giải pháp tiếp tục thực hiện Quy định số 132-QĐ/TW ngày 27/10/2023 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án”.

Ứng dụng công nghệ thông tin vào xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật

Hội thảo đánh giá kết quả 05 năm thực hiện Quyết định số 14/2019/QĐ-TTg ngày 13/3/2019 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật (TSPL).
(PLVN) -Ngày 23/12, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp đã tổ chức Hội thảo đánh giá kết quả 05 năm thực hiện Quyết định số 14/2019/QĐ-TTg ngày 13/3/2019 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật (TSPL). Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật Phan Hồng Nguyên chủ trì Hội thảo.

Nữ cán bộ Tư pháp giỏi “Cầm, kỳ, thi, họa” ở Lào Cai

Chị Nguyễn Lê Hằng, Phó Trưởng phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật, Sở Tư pháp tỉnh Lào Cai
(PLVN) - Từ một người “ngoại đạo” rồi bén duyên với nghề Tư pháp, hơn 20 năm nay, chị Nguyễn Lê Hằng - Phó Trưởng phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật, Sở Tư pháp tỉnh Lào Cai, luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ . Không chỉ giỏi công việc chuyên môn, chị Hằng còn có khiếu văn chương, nghệ thuật và chị dùng luôn năng khiếu của mình để nâng cao hiệu quả công tác phổ biến giáo dục pháp luật ở cơ sở.

Hội thảo về công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp tại Đồng Nai và TPHCM

Hội thảo về công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp tại Đồng Nai và TPHCM
(PLVN) -  Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP.HCM cập nhật kiến thức pháp luật, nâng cao năng lực cạnh tranh, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp) phối hợp với Báo pháp luật Việt Nam, Video pháp luật tổ chức hội thảo về công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp tại Đồng Nai và TPHCM, sẽ diễn ra vào ngày 24 và 25/12/2024.

Hội thảo Pháp luật: “Hành lang pháp lý về an toàn vệ sinh thực phẩm”

Hội thảo Pháp luật: “Hành lang pháp lý về an toàn vệ sinh thực phẩm”
(PLVN) -  Để hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa nắm vững quy định pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp) phối hợp với Báo pháp luật Việt Nam, Video Pháp Luật tổ chức Hội thảo về “Hành lang pháp lý về an toàn vệ sinh thực phẩm” sẽ diễn ra vào ngày chiều 25/12/2024 tại TP. HCM.

Bình Định vượt chỉ tiêu thi hành án dân sự

Quang cảnh hội nghị.
(PLVN) - Năm 2024, các cơ quan Thi hành án dân sự (THADS) tỉnh Bình Định đã thi hành xong 8.529 việc và về tiền thi hành hơn 717 tỷ đồng; vượt chỉ tiêu cả về việc và tiền so với chỉ tiêu của Tổng cục THADS giao.

Gia Lai tổng kết công tác Tư pháp năm 2024

Gia Lai tổng kết công tác Tư pháp năm 2024
(PLVN) - Sở Tư pháp tỉnh Gia Lai vừa tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác Tư pháp năm 2024 và triển khai nhiệm vụ công tác Tư pháp năm 2025. Tham dự hội nghị có bà Lê Thị Ngọc Lam, Giám đốc Sở Tư pháp cùng các lãnh đạo Sở Tư pháp, Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Gia Lai.