Không khuyến khích nhập hàng xa xỉ

 

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Thành Biên, đó là biện pháp nhằm nỗ lực kiềm chế lạm phát. Để hạn chế tình trạng nhập siêu trong thời gian tới, ông Biên cho hay:

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Thành Biên, đó là biện pháp nhằm nỗ lực kiềm chế lạm phát. Để hạn chế tình trạng nhập siêu trong thời gian tới, ông Biên cho hay:
 
Bộ Công Thương đang triển khai nhiều biện pháp hạn chế nhập siêu, như ban hành Quyết định số 1380/QĐ-BCT về danh mục các mặt hàng Nhà nước không khuyến khích nhập khẩu. Theo đó, kể từ ngày 25/3 các mặt hàng sữa, kem chưa cô đặc/cô đặc, bơ... và hàng ô tô, các loại xe khác có động cơ được thiết kế chủ yếu để chở người, không khuyến khích nhập ô tô chơi golf, xe có dung tích xi lanh dưới 1.800 cc, xe từ 2.000 cc tới dưới 2.500 cc, xe từ 2.500 cc trở lên… Không khuyến khích nhập khẩu các mặt hàng động vật sống, thịt và phụ phẩm dạng thịt sau giết mổ, cá và động vật giáp xác, sữa và sản phẩm từ sữa, trứng gia cầm, mỡ, dầu động vật hoặc thực vật, rau và các loại rau củ quả…

Nhập siêu 3 tháng đầu năm đã lên tới trên 3 tỷ đô la, đạt gần sát nút chỉ tiêu của Chính phủ, trong đó mặt hàng xa xỉ chiếm đến 1,3 tỷ đô la. Thứ trưởng nhận định sao về điều này?

So với các năm từ 2007 đến năm 2010, kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO thì con số nhập siêu rất cao. Chúng ta đã đưa ra giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu, kiềm chế nhập siêu và trong quý I, tỷ lệ nhập siêu là 15,7%. Theo tôi, đây là mức thấp nhất, đạt ngưỡng tương đối an toàn đối với cán cân thương mại và thanh toán của Việt Nam. Trong khi các năm trước tỷ lệ này đã có lúc lên đến 28%, cá biệt có năm 2010 là dưới 18%.

Chúng ta đạt được mục tiêu nhập siêu dưới 16% theo Nghị quyết 11, tuy nhiên, trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế còn phụ thuộc nhập khẩu, nền kinh tế nói chung và doanh nghiệp nói riêng rất khó cạnh tranh với hàng nước ngoài. Nếu chúng ta xiết quá đột ngột thì sẽ thì gây tắc nghẽn hoạt động kinh tế trên mọi phương diện. Do đó, việc điều hành xuất nhập khẩu và kiềm chế nhập siêu phải  thận trọng, tính toán làm sao để giảm thiểu rủi ro.

Có ý kiến cho rằng, điện thoại di động và máy tính xách tay là hai mặt hàng thông dụng phổ biến, không nên xếp vào mặt hàng xa xỉ hạn chế nhập khẩu. Ý kiến của ông về vấn đề này thế nào, thưa ông?

Việt Nam đang nỗ lực kiềm chế lạm phát, trong đó đưa ra giải pháp hạn chế nhập khẩu, đẩy mạnh xuất khẩu đặc biệt là các mặt hàng thiết yếu. Điện thoại di động đang trong lộ trình miễn thuế 0%. Hiện nay thị trường di động, máy tính xách tay Việt Nam không thiếu. Người tiêu dùng hiện có dấu hiệu chạy theo thị hiếu điện thoại đắt tiền. Bộ Công Thương đang phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép tự động đối với mặt hàng này và chủ trương là không khuyến khích nhập khẩu hàng xa xỉ đắt tiền.

Nhiều người lo ngại, hàng Trung Quốc đang ồ ạt vào Việt Nam là tác nhân không nhỏ gây ra tỷ lệ nhập siêu cao, Bộ Công Thương nghĩ sao về điều này?

Quý I, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc tăng 60%, nhập khẩu từ Trung Quốc chỉ tăng 25%. Chúng ta đã tận dụng giấy chứng nhận ưu đãi các mặt hàng được miễn hoặc giảm thuế mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc. Tôi cho rằng, nếu Việt Nam duy trì mức tăng trưởng này thì sẽ hạn chế được nhập siêu từ Trung Quốc.

Bước sang quý II, nhận định của Thứ trưởng về hoạt động xuất khẩu trong thời gian tới sẽ như thế nào?

Tôi nghĩ có những yếu tố sẽ tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu trong thời gian tới, và cụ thể là ngay trong quý 2 như lãi suất, yếu kém hạ tầng, phí giao dịch sẽ tác động đên sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam ra thị trường xuất khẩu.

Những khó khăn phải từ từ giải quyết đồng bộ, chứ không nên nóng vội, muốn thực hiện tốt trong hoạt động xuất nhập khẩu thì doanh nghiệp không chỉ nên chờ sự tác động của cơ quan nhà nước mà bản thân họ và hiệp hội phải tự mình tìm ra những vấn đề hạn chế, vướng mắc để đưa ra giải pháp kiến nghị.

Xin cảm ơn Thứ trưởng!

Ngân Lan (thực hiện)

Đọc thêm

Khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Một số chủng loại xe tăng tại Triển lãm.
(PLVN) -  9h hôm nay, 19/12, Triển lãm Quốc phòng quốc tế (QPQT) Việt Nam lần thứ hai năm 2024 chính thức khai mạc. Triển lãm được tổ chức nhằm tăng cường, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, đối ngoại quốc phòng, tạo dựng lòng tin giữa Việt Nam và các nước trên thế giới; chia sẻ chính sách, đường lối đối ngoại quốc phòng; chủ trương xây dựng quân đội và phát triển nền công nghiệp quốc phòng (CNQP) Việt Nam.

Chủ tịch Quốc hội: Hải Phòng tiếp tục có chính sách, cơ chế đặc thù để phát triển kinh tế - xã hội bước vào kỷ nguyên mới

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn trao Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị TP Hải Phòng
(PLVN) - Chiều 18/12, tại Cung Văn hóa lao động hữu nghị Việt Tiệp - Hải Phòng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị công bố Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị TP Hải Phòng và Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của TP Hải Phòng giai đoạn 2023-2025.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tuổi trẻ Việt Nam sẽ không ngừng vươn lên tự chủ tự cường, tự hào dân tộc

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu trong phiên Đại Hội trọng thể. (Ảnh: Như Ý).
(PLVN) -  Sáng 18/12, tại Hà Nội, đã diễn ra phiên trọng thể Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần thứ 9. Đại hội là sự kiện chính trị lớn của tuổi trẻ, ngày hội đoàn kết rộng rãi các tầng lớp thanh niên Việt Nam yêu nước, đánh dấu bước phát triển mới của tổ chức Hội và phong trào thanh niên.

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình chủ trì Hội nghị toàn quốc về tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình chủ trì Hội nghị toàn quốc về tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp
Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 là cuộc tổng điều tra quy mô lớn, được thực hiện trên phạm vi cả nước đối với tất cả các đơn vị điều tra và quá trình điều tra sẽ ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong tất cả các công đoạn, từ công tác chuẩn bị, thu thập thông tin, xử lý số liệu và công bố kết quả nhằm nâng cao chất lượng thông tin thống kê, rút ngắn quá trình xử lý thông tin và công bố kết quả.

Thủ tướng dự hội nghị toàn quốc tổng kết năm 2024 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Sáng 18/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch với chủ đề: "Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam".

Chế độ chính sách khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy: Bảo đảm công bằng, nhân văn, hài hòa và tương quan hợp lý

Chế độ chính sách khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy: Bảo đảm công bằng, nhân văn, hài hòa và tương quan hợp lý
(PLVN) - Chiều 17/12/2024, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” chủ trì Phiên họp lần thứ tư của Ban Chỉ đạo.

Phấn đấu đến năm 2030, 70% người dân trưởng thành sử dụng dịch vụ công trực tuyến

Người dân thao tác sử dụng dịch vụ công trực tuyến. (Ảnh minh họa: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Đề án “Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao chất lượng về cung cấp và sử dụng hiệu quả dịch vụ công trực tuyến đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” đặt ra các mục tiêu cụ thể đến năm 2030, trong đó mục tiêu quan trọng nhất là 70% người dân trưởng thành sử dụng dịch vụ công trực tuyến.

Giảm 5 bộ và 5 cơ quan trực thuộc Chính phủ, cơ bản bỏ tổng cục và tương đương

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà. Ảnh tư liệu: Dương Giang/TTXVN
Liên quan đến sắp xếp, tinh gọn bộ máy của Chính phủ, sáng 17/12, trao đổi với phóng viên TTXVN, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, theo phương án hợp nhất, sáp nhập một số bộ, cơ quan, dự kiến bộ máy Chính phủ còn 13 bộ, 4 cơ quan ngang bộ, giảm 5 bộ và 5 cơ quan trực thuộc Chính phủ; giảm 12/13 tổng cục và tổ chức tương đương tổng cục thuộc bộ, cơ quan ngang bộ.

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương
Chiều 16/12, tại Hà Nội, Quân ủy Trung ương đã tổ chức Hội nghị lần thứ mười hai, nhiệm kỳ 2020 - 2025, nhằm kiểm điểm, đánh giá kết quả lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng năm 2024 và quyết nghị những chủ trương, giải pháp lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ năm 2025.

Quân đội nhân dân Việt Nam sẽ tiếp tục lập nên những chiến công xuất sắc

Chủ tịch nước Lương Cường phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo. (Ảnh trong bài: Tuấn Huy)
(PLVN) - Cuối tuần qua, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng đã chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Công an và tỉnh Cao Bằng tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia với chủ đề “Quân đội nhân dân Việt Nam - Truyền thống hào hùng, sự nghiệp vẻ vang, lực lượng nòng cốt xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh”.