Không điều chỉnh giá các dự án BOT giao thông

Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng chính thức có yêu cầu Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông không điều chỉnh giá các dự án BOT. 

Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng chính thức có yêu cầu Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông không điều chỉnh giá các dự án BOT. 

Dự án cầu Nhật Tân. Ảnh minh họa nguồn Internet
Dự án cầu Nhật Tân. Ảnh minh họa nguồn Internet

Không điều chỉnh giá các dự án BOT giao thông

Theo ông Trần Xuân Sanh, Cục trưởng Cục Quản lý xây dựng và chất lượng CTGT,  hiện nay đã có 15/17 dự án sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ (TPCP) đang trong giai đoạn lựa chọn nhà thầu. Bộ GTVT đã phê duyệt kế hoạch đấu thầu của 15 dự án nói trên. Riêng 2 dự án mở rộng QL1 đoạn Thanh Hóa - Diễn Châu và Diễn Châu - Quán Hành đã triển khai từ năm 2010. 

Đối với các dự án mở rộng QL1 và 14, các nhà thầu cũng đang được tích cực triển khai, trong đó đoạn từ Thanh Hóa - Hà Tĩnh cũng được chính thức khởi công. Đối với các công trình quy mô là các dự án BOT vừa khởi công từ Hà Tĩnh đến Cần Thơ, đơn vị liên quan đang tiến hành các thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư, khảo sát thiết kế lập bản vẽ thi công, phối hợp với địa phương thực hiện GPMB…

Đối với QL1 và 14, đơn vị chức năng của ngành giao thông cũng đang lo ngại dự án sẽ chậm tiến độ bởi thủ tục ứng vốn cho công tác GPMB. Theo đó, các địa phương phải gửi phương án chi tiết GPMB đã được phê duyệt về Bộ GTVT để tổng hợp, làm việc với Bộ Tài chính kiểm soát trước khi cấp vốn. Trước “nút thắt” này, người đứng đầu Cục trưởng Cục Quản lý xây dựng và chất lượng CTGT đã  kiến nghị Bộ GTVT báo cáo Thủ tướng cho phép địa phương được ứng trước kinh phí GPMB trên cơ sở phương án GPMB tổng thể đã được phê duyệt trong dự án đầu tư, điều đó giúp có kinh phí chi trả ngay cho người dân khi phương án chi tiết được duyệt. 

Theo Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng, đến nay dự án mở rộng QL1 và QL14 vẫn chậm tiến độ so với yêu cầu. Ông Thăng cũng yêu cầu Cục Quản lý xây dựng và chất lượng CTGT phải siết chặt thiết kế, dự toán, hoàn thiện đầy đủ thủ tục theo quy định hiện hành. Đặc biệt, phải khẩn trương lựa chọn nhà thầu, nghiên cứu việc ký hợp đồng trọn góikhông điều chỉnh giá. 

Nhiều dự án trọng điểm trước nguy cơ chậm tiến độ

Theo Cục Quản lý xây dựng và chất lượng CTGT, hiện nay cả 12 dự án, công trình giao thông trọng điểm đang thực hiện tại Hà Nội đều chậm tiến độ. Nguyên nhân của tình trạng này được xác định là do công tác GPMB chậm trễ”.

12 dự án, công trình giao thông trọng điểm quốc gia do Bộ GTVT đang thực hiện gồm cả đường bộ, hàng không và đường thủy nội địa. Trong đó có những dự án với số vốn đầu tư lớn như cầu Nhật Tân, đường kết nối Nhật Tân - Nội Bài, cao tốc Nội Bài - Lào Cai, cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, dự án xây dựng QL 3 mới đoạn Hà Nội - Thái Nguyên, dự án xây dựng cầu Vĩnh Thịnh trên Quốc lộ 2C, Dự án xây dựng Nhà ga T2 - Cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài, Dự Phát triển GTVT khu vực đồng bằng Bắc bộ - WB6), Dự án xây dựng đường sắt nội đô tuyến Ngọc Hồi - Yên Viên (tuyến 1) và tuyến Cát Linh - Hà Đông (tuyến 2).

Theo Ban Chỉ đạo GPMB Tp. Hà Nội, cả 10 dự án giao thông trọng điểm trên địa bàn Thủ đô do Bộ GTVT làm chủ đầu tư đều đang gặp vướng mắc trong công tác GPMB. Đặc biệt là dự án xây dựng cầu Nhật Tân và đường dẫn 2 đầu cầu theo kế hoạch là phải xong GPMB vào tháng 5/2013 nhưng hiện đang vướng 1,59ha đất liên quan đến 138 hộ dân trên địa bàn phường Phú Thượng (quận Tây Hồ). Đối với dự án đường nối từ cầu Nhật Tân đến sân bay Nội Bài, theo kế hoạch phải xong GPMB trong tháng 6/2013, tuy nhiên, đến đầu tháng 8/2013, mặt bằng cho dự án này vẫn chưa hoàn toàn được giải tỏa

Tại cuộc họp về tình hình triển khai công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư một số dự án giao thông trọng điểm trên địa bàn mới đây, Chủ tịch UBND Tp. Hà Nội Nguyễn Thế Thảo cũng nhìn nhận công tác GPMB còn chậm, ảnh hưởng tới tiến độ thi công các dự án. Ông Thảo cho hay, cơ chế chính sách về đền bù, GPMB còn nhiều vướng mắc, đặc biệt là khâu xác định đơn giá đền bù, bố trí tạm cư, tái định cư; khâu chỉ đạo điều hành còn chưa quyết liệt ở tất cả các cấp; sự phối hợp giữa các đơn vị liên quan còn chưa thường xuyên.

Hệ lụy của những dự án chậm tiến độ vì thiếu mặt bằng trên thực tế cũng khiến người dân lo ngại. Mới đây nhất, nhà thầu Tokyu tại Việt Nam (đơn vị thi công gói thầu số 3 cầu Nhật Tân) cũng đã yêu cầu Bộ GTVT “bồi thường” 155 tỷ đồng do chủ đầu tư chậm bàn giao mặt bằng. Số tiền 155 tỷ đồng này, phía nhà thầu gọi đó là các chi phí phát sinh liên quan đến việc thực hiện dự án.

Việt Hưng

Tin cùng chuyên mục

Biểu dương 95 Gương sáng công nhân tiền phong

Biểu dương 95 Gương sáng công nhân tiền phong

(PLVN) - Tối 16/2, tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức chương trình biểu dương 95 công nhân lao động tiêu biểu là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam lần I năm 2025, với chủ đề “Gương sáng công nhân tiền phong”. Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu tại chương trình.

Đọc thêm

Khát vọng mãnh liệt và quyết tâm vươn lên của dân tộc

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị phát triển KH-CN, ĐMST, CĐS và nhân lực chất lượng cao.
(PLVN) - Tại Hội nghị phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và nhân lực chất lượng cao thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tuần qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh về việc thực hiện Nghị quyết 57, phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và đào tạo nhân lực chất lượng cao là yêu cầu khách quan, lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu cho sự phát triển đất nước, lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, chủ thể...

Chủ tịch nước: Văn hóa truyền thống của 54 dân tộc là nguồn lực quý báu xây dựng một Việt Nam hùng mạnh

Chủ tịch nước: Văn hóa truyền thống của 54 dân tộc là nguồn lực quý báu xây dựng một Việt Nam hùng mạnh
Sáng 15/2, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Ngày hội “Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc” Xuân Ất Tỵ 2025, nhằm giới thiệu những nét văn hóa, phong tục đặc sắc của 54 dân tộc anh em trên khắp mọi miền Tổ quốc.

Xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước: Bảo đảm quyền lợi của đối tượng bị tác động sau sáp nhập

Xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước: Bảo đảm quyền lợi của đối tượng bị tác động sau sáp nhập
(PLVN) -  Sáng 14/2, tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội đã thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước. Các đại biểu đã đóng góp nhiều ý kiến xác đáng nhằm hoàn thiện dự thảo Nghị quyết.

Thời cơ vàng để tinh gọn bộ máy

Tổng Bí thư Tô Lâm.
(PLVN) - Trong chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi); dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có những phát biểu, dẫn chứng vô cùng thuyết phục.

Thanh niên ưu tú toàn quốc phấn khởi lên đường nhập ngũ

Thanh niên ưu tú toàn quốc phấn khởi lên đường nhập ngũ
(PLVN) - Ngày 13 - 14/2/2025, nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước đã long trọng tổ chức lễ giao quân năm 2025. Với sự chuẩn bị chu đáo, tích cực trong không khí vui tươi phấn khởi các địa phương đã hoàn thành tốt chỉ tiêu giao, nhận quân năm 2025.

Cần cơ chế, chính sách đặc thù, đủ mạnh để đẩy nhanh tiến độ điện hạt nhân Ninh Thuận

Quang cảnh phiên họp sáng 14/2. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương, Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận là dự án đặc biệt quan trọng, có công nghệ phức tạp, chỉ một số ít quốc gia sở hữu; nhu cầu vốn đầu tư rất lớn và lần đầu tiên được đầu tư xây dựng tại nước ta nên rất cần có các cơ chế, chính sách đặc thù, đủ mạnh để đẩy nhanh tiến độ, rút ngắn thời gian thực hiện.

Động lực phát triển mới từ Nghị quyết 57-NQ/TW

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Những năm gần đây, Việt Nam đã, đang có những thành công vượt bậc về lĩnh vực đổi mới sáng tạo (ĐMST). Chỉ số ĐMST toàn cầu (GII) của Việt Nam cải thiện tích cực. Năm 2024, Việt Nam có thứ hạng GII là 44, tăng 2 bậc so với năm 2023. Trong 11 năm qua, tính từ năm 2013, thứ hạng GII của Việt Nam tăng 32 bậc (từ vị trí 76 lên 44).

Sắp xếp, tinh gọn là để bộ máy hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại thảo luận Tổ. (Ảnh: Cổng TTĐT Quốc hội)
(PLVN) - Sáng 13/2, tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, các đại biểu Quốc hội thảo luận ở Tổ về dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi); dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi); dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước.

Đề xuất các cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt phát triển đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh

Đường sắt Cát Linh - Hà Đông. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Trong chiều 13/2, tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV, đại diện Chính phủ đã trình bày Tờ trình và Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội trình bày Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh.

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025: Xây dựng Cộng đồng ASEAN đoàn kết, tự cường

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025: Xây dựng Cộng đồng ASEAN đoàn kết, tự cường
(PLVN) -  Chiều 13/2, ông Trịnh Minh Mạnh, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược, Học viện Ngoại giao - đơn vị chủ trì sự kiện cho biết, sự kiện Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025 (ASEAN Future Forum - AFF 2025) sẽ được tổ chức trong hai ngày 25 - 26/2/2025 tại Hà Nội với chủ đề “Xây dựng ASEAN đoàn kết, bao trùm và tự cường trong một thế giới biến động” .

Bộ Ngoại giao thông tin về nhiều hoạt động đối ngoại nổi bật

 Bộ Ngoại giao thông tin về nhiều hoạt động đối ngoại nổi bật
(PLVN) - Chiều 13/2, tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Phạm Thu Hằng đã thông tin về hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong thời gian tới, trong đó nổi bật có chuyến thăm chính thức đến Việt Nam của Bộ trưởng Ngoại giao Lào Thongsavanh Phomvihane từ ngày 12-17/2; Việc Mỹ dừng các dự án USAID ở Việt Nam