Hôm qua (6/9), tại Hà Nội, Hội nghị tham vấn đối tác phát triển về tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam đã diễn ra dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng.
Tại hội nghị, các chuyên gia, các nhà tài trợ, các đại sứ tham dự đánh giá cao những nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong đối phó với tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu và lạm phát; đặc biệt, cho rằng các quyết sách đề ra trong Nghị quyết 11 của Chính phủ về những giải pháp cơ bản kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội đã thực sự phát huy hiệu quả trong bối cảnh khó khăn chung.
Bên cạnh đó, các ý kiến cũng thẳng thắn chỉ ra những “điểm nghẽn” trong kinh tế vĩ mô và đề xuất các giải pháp tháo gỡ.
Bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam cho rằng, bất ổn kinh tế vĩ mô vẫn đang lặp lại và ngày càng gay gắt. Mặc dù đã có sự ổn định tạm thời do một số triệu chứng được xử lý, nhưng nguyên nhân gốc thì chưa được giải quyết. Theo bà Victoria Kwakwa, ổn định kinh tế sẽ rất vất vả do cấu trúc doanh nghiệp và ngành ngân hàng bị bóp méo, nhưng trì hoãn có thể dẫn đến khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng trong tương lai.
Tin không tốt mà chuyên gia kinh tế trưởng WB Deapark Misthra đưa ra tại hội nghị này là “tiếp tục các mối quan ngại về sức khỏe của ngành ngân hàng”. Dù đánh giá cao tốc độ tăng trưởng của Việt Nam nhưng chuyên gia này cho rằng: “thành quả đạt được còn mong manh”, “lạm phát 23% so với cùng kỳ là mức cao nhất tại châu Á”.
Giám đốc WB tại Việt Nam cho rằng, Nghị quyết 11 cần được thực hiện nhất quán và quyết liệt để xử lý hiệu quả những vấn đề về cấu trúc, ngăn chặn bất ổn lặp lại cũng loại trừ như nguy cơ về cuộc khủng hoảng. Bà cho rằng, cần “tăng cường tính lành mạnh của ngành ngân hàng” và thậm chí còn đề cập đến vấn đề “sáp nhập” các ngân hàng yếu.
“WB sẵn sàng hỗ trợ Chính phủ Việt Nam giải quyết những vấn đề nảy sinh khi thực hiện những hành động này” - bà Victoria Kwakwa cam kết.
Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao những ý kiến, đóng góp của các chuyên gia, các nhà tài trợ, các vị Đại sứ…
“Tôi và các vị bộ trường đã hết sức lắng nghe những ý kiến xây dựng, thẳng thắn, toàn diện, phong phú của các quý vị” – người đứng đầu Chính phủ bày tỏ một thái độ thực sự cầu thị.
Thủ tướng ghi nhận các khuyến cáo cho rằng kinh tế vĩ mô của việt nam còn nhiều bất ổn, nhiều nguyên nhân chưa được giải quết từ những gốc… và khẳng định, Chính phủ sẽ tiếp tục thực hiện hiệu quả hơn, mạnh mẽ hơn Nghị quyết 11, trong đó ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.
“Chúng tôi không dao động mục tiêu này, không chạy theo tốc độ tăng trưởng, mà xem tăng trưởng là một nội dung để ổn định kinh tế vĩ mô” – Thủ tướng khẳng định.
Thủ tướng cũng thông báo về các chỉ tiêu chủ yếu đặt ra đến cuối năm, như kiềm chế lạm phát ở mức 18%; tăng trưởng GDP duy trì ở mức 6%; kiểm soát tăng trưởng dư nợ tín dụng dưới 20%; bội chi dưới 5% GDP (khoảng 4,8-4,9%)…
Chính phủ Việt Nam quyết tâm phát huy sức mạnh nội lực để giải quyết các vấn đề đặt ra song cũng rất mong nhận được sử ủng hộ của các đối tác phát triển – Thủ tướng bày tỏ.
Linh Lan
Tại hội nghị, các chuyên gia, các nhà tài trợ, các đại sứ tham dự đánh giá cao những nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong đối phó với tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu và lạm phát; đặc biệt, cho rằng các quyết sách đề ra trong Nghị quyết 11 của Chính phủ về những giải pháp cơ bản kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội đã thực sự phát huy hiệu quả trong bối cảnh khó khăn chung.
Ảnh minh họa. |
Bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam cho rằng, bất ổn kinh tế vĩ mô vẫn đang lặp lại và ngày càng gay gắt. Mặc dù đã có sự ổn định tạm thời do một số triệu chứng được xử lý, nhưng nguyên nhân gốc thì chưa được giải quyết. Theo bà Victoria Kwakwa, ổn định kinh tế sẽ rất vất vả do cấu trúc doanh nghiệp và ngành ngân hàng bị bóp méo, nhưng trì hoãn có thể dẫn đến khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng trong tương lai.
Tin không tốt mà chuyên gia kinh tế trưởng WB Deapark Misthra đưa ra tại hội nghị này là “tiếp tục các mối quan ngại về sức khỏe của ngành ngân hàng”. Dù đánh giá cao tốc độ tăng trưởng của Việt Nam nhưng chuyên gia này cho rằng: “thành quả đạt được còn mong manh”, “lạm phát 23% so với cùng kỳ là mức cao nhất tại châu Á”.
Giám đốc WB tại Việt Nam cho rằng, Nghị quyết 11 cần được thực hiện nhất quán và quyết liệt để xử lý hiệu quả những vấn đề về cấu trúc, ngăn chặn bất ổn lặp lại cũng loại trừ như nguy cơ về cuộc khủng hoảng. Bà cho rằng, cần “tăng cường tính lành mạnh của ngành ngân hàng” và thậm chí còn đề cập đến vấn đề “sáp nhập” các ngân hàng yếu.
“WB sẵn sàng hỗ trợ Chính phủ Việt Nam giải quyết những vấn đề nảy sinh khi thực hiện những hành động này” - bà Victoria Kwakwa cam kết.
Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao những ý kiến, đóng góp của các chuyên gia, các nhà tài trợ, các vị Đại sứ…
“Tôi và các vị bộ trường đã hết sức lắng nghe những ý kiến xây dựng, thẳng thắn, toàn diện, phong phú của các quý vị” – người đứng đầu Chính phủ bày tỏ một thái độ thực sự cầu thị.
Thủ tướng ghi nhận các khuyến cáo cho rằng kinh tế vĩ mô của việt nam còn nhiều bất ổn, nhiều nguyên nhân chưa được giải quết từ những gốc… và khẳng định, Chính phủ sẽ tiếp tục thực hiện hiệu quả hơn, mạnh mẽ hơn Nghị quyết 11, trong đó ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.
“Chúng tôi không dao động mục tiêu này, không chạy theo tốc độ tăng trưởng, mà xem tăng trưởng là một nội dung để ổn định kinh tế vĩ mô” – Thủ tướng khẳng định.
Thủ tướng cũng thông báo về các chỉ tiêu chủ yếu đặt ra đến cuối năm, như kiềm chế lạm phát ở mức 18%; tăng trưởng GDP duy trì ở mức 6%; kiểm soát tăng trưởng dư nợ tín dụng dưới 20%; bội chi dưới 5% GDP (khoảng 4,8-4,9%)…
Chính phủ Việt Nam quyết tâm phát huy sức mạnh nội lực để giải quyết các vấn đề đặt ra song cũng rất mong nhận được sử ủng hộ của các đối tác phát triển – Thủ tướng bày tỏ.
Linh Lan