'Không cho tố cáo qua điện thoại là quay về thời kỳ 0.4'?

Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật tố cáo sửa đổi
Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật tố cáo sửa đổi
(PLO) -Hai luồng ý kiến giữ nguyên hai hình thức tố cáo hiện hành hay bổ sung thêm hình thức tố cáo qua bản fax, thư điện tử, điện thoại thu hút sự quan tâm của ĐBQH tại nghị trường, hôm nay, 24/5.

Chưa phương án được quá 50% đại biểu đồng ý

Sáng 24/5, Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật của Quốc hội Nguyễn Khắc Định báo cáo trước Quốc hội qua thảo luận, kết quả lấy phiếu xin ý kiến đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ 4 có hai loại ý kiến về hình thức tố cáo: Thứ nhất, đề nghị bổ sung hình thức tố cáo qua bản fax, thư điện tử, điện thoại bởi hiện nay, việc chuyển tải thông tin thông qua các hình thức điện tử, viễn thông đã hết sức phổ biến. Việc mở rộng hình thức tố cáo như trên nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân trong việc thực hiện tố cáo.

Thực tế thời gian qua, nhiều nội dung tố cáo, phản ánh các việc làm sai phạm của cán bộ, công chức, của cơ quan nhà nước thông qua các phương tiện điện tử hoặc ngay cả qua mạng xã hội tuy chưa được thừa nhận chính thức nhưng đã góp phần tích cực trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, tham nhũng và vi phạm pháp luật nói chung.

Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật của Quốc hội Nguyễn Khắc Định
Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật của Quốc hội Nguyễn Khắc Định 

Ý kiến thứ hai đề nghị tiếp tục quy định hai hình thức tố cáo như Luật hiện hành là tố cáo bằng đơn và tố cáo trực tiếp bởi việc quy định thêm các hình thức tố cáo mới như tố cáo qua fax, điện thoại, thư điện tử có thể dẫn đến tình trạng tố cáo tràn lan, gây khó khăn, quá tải cho các cơ quan nhà nước trong quá trình giải quyết và việc xác định trách nhiệm đối với những người tố cáo sai sự thật. 

Kết quả phiếu lấy ý kiến cho thấy cả hai loại ý kiến trên đều chưa được quá 50% tổng số đại biểu Quốc hội đồng ý. 

Lo lắng tố cáo tràn lan

Sau khi nghe báo cáo tiếp thu, giải trình, đại biểu Phạm Đình Cúc, đoàn Bà Rịa- Vũng Tàu bày tỏ đồng tình với ý kiến giữ nguyên hai hình thức tố cáo trong luật hiện hành là tố cáo bằng đơn và trực tiếp, vì "quy định như vậy mới xử lý được". "Quy định thêm các hình thức mới như tố cáo qua bản fax, email, điện thoại, qua mạng thông tin điện tử có thể dẫn tới tố cáo tràn lan, gây quá tải cho cơ quan nhà nước. Gần đây việc giải quyết đơn thư tố cáo có dấu hiệu quá tải, nhiều đơn thư kéo dài', đại biểu Cúc nói.

Trong khi đó, đại biểu Võ Đình Tín, đoàn Đắk Nông cho rằng việc bổ sung thêm hình thức tố cáo mới là thuận tiện cho người dân song áp dụng hiện nay khó khả thi. 

Đại biểu Võ Đình Tín, đoàn Đắk Nông
Đại biểu Võ Đình Tín, đoàn Đắk Nông

Theo đại biểu này, trong thời đại khoa học công nghệ hiện nay thì việc sử dụng mạng xã hội, bản fax, thư điện tử để tố cáo rất thuận tiện cho người dân. Tuy nhiên, nếu mở rộng hình thức sẽ gây ra tình trạng tố cáo tràn lan, khó khăn trong việc xác minh trách nhiệm người tố cáo sai sự thật. Hình thức tố cáo qua thư điện tử cũng dễ tạo kẽ hở dẫn tới bị lợi dụng để vu khống, xúc phạm danh dự người khác: “Việc mở rộng hình thức tố cáo cần các điều kiện về nhân lực, cơ sở vật chất. Trong điều kiện hiện nay khó khả thi, vì vậy nên giữ nguyên như luật hiện hành”, đại biểu Tín đề xuất.

Đại biểu Nguyễn Thanh Thủy, đoàn Hậu Giang có quan điểm tương tự. Theo đại biểu này, nếu mở rộng hình thức thì tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, tuy nhiên nhiều trường hợp lợi dụng để gây rối, tố cáo sai sự thật. Mở rộng cần có biện pháp ngăn ngừa gây rối cho cơ quan nhà nước. "Tôi đề nghị nên giữ lại như luật hiện hành. Số lượng tố cáo sai, tố cáo đúng một phần còn rất lớn, nếu mở rộng hình thức gây khó khăn cơ quan chức năng, không ngăn ngừa được việc lợi dụng hình thức tố cáo để bôi xấu”, đại biểu Thủy nói.

Đại biểu Trần Hồng Hà, đoàn Vĩnh Phúc cũng đề nghị giữ nguyên hai hình thức tố cáo qua đơn thư và trực tiếp. Đại biểu cho rằng, mặc dù dự thảo luật đã bổ sung quy định về thủ tục tiếp nhận, xử lý ban đầu với hình thức tố cáo qua thư điện tử, bản fax, điện thoại nhưng có thể gây khó khăn, tốn kém, khó kiểm soát người tố cáo: “Tuy nhiên cần quy định rõ những thông tin tố cáo qua điện thoại, thư điện tử nếu rõ ràng, có cơ sở, bằng chứng thì cơ quan tiếp nhận phải xem xét xử lý để không bỏ sót hành vi vi phạm pháp luật”, đại biểu đề xuất thêm.

Nên tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tố cáo

Trong khi đó, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng, đoàn ĐBQH tỉnh Bến Tre ủng hộ phương án tố cáo qua fax, điện thoại, thư điện tử: “Điều này hoàn toàn phù hợp với Luật phòng chống tham nhũng hiện hành. Chúng ta đang đứng ở thời đại 4.0 thì phải tận dụng lợi thế của 4.0. Nếu không chúng ta quay về thời kỳ 0.4. Chúng ta phải có trách nhiệm với người dân, phải tạo mọi điều kiện cho người dân... Chúng ta cần lưu ý hai vấn đề khiếu nại và tố cáo khác nhau. Đối với khiếu nại chú ý đầu vào, còn tố cáo chú ý đầu ra”, ông Nhưỡng nói.

Phản biện lại những ý kiến ủng hộ phương án không bổ sung ý hình thức tố cáo mới vì tỉ lệ tố cáo sai còn nhiều, có thể bị lợi dụng, ông Nhưỡng nói không nên đặt vấn đề ít hay nhiều ở đây: “Câu chuyện đó chúng ta có thể điều chỉnh được chứ không phụ thuộc vào các vấn đề người dân đặt ra”, đại biểu này nói. 

Đại biểu Nguyễn Hữu Cầu, đoàn Nghệ An cũng phản đối những ý kiến loại bỏ hình thức tố cáo qua thư điện tử, bản fax, điện thoại. Ông Cầu nói cách đây 13 năm, Luật phòng chống tham nhũng đã quy định rõ việc tố cáo qua điện thoại, mạng thông tin điện tử.

Đại biểu Nguyễn Hữu Cầu ủng hộ phương án cho phép tố cáo qua điện thoại
Đại biểu Nguyễn Hữu Cầu ủng hộ phương án cho phép tố cáo qua điện thoại

Ông Cầu lấy ví dụ bản thân đang ở TP HCM, biết người thân ở quê bị đe dọa thì có thể gọi điện tố cáo, ông nói: “Nếu loại bỏ tố cáo qua thư điện tử, bản fax, điện thoại tôi nghĩ chúng ta mất kênh thông tin rất quan trọng. Muốn kiểm soát quyền lực, chúng ta vừa giám sát nội bộ vừa giám sát bên ngoài, đó là nhân dân giám sát, báo chí giám sát. Vì vậy tôi đề nghị giữ nguyên như dự thảo”.

Tin cùng chuyên mục

Biểu dương 95 Gương sáng công nhân tiền phong

Biểu dương 95 Gương sáng công nhân tiền phong

(PLVN) - Tối 16/2, tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức chương trình biểu dương 95 công nhân lao động tiêu biểu là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam lần I năm 2025, với chủ đề “Gương sáng công nhân tiền phong”. Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu tại chương trình.

Đọc thêm

Khát vọng mãnh liệt và quyết tâm vươn lên của dân tộc

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị phát triển KH-CN, ĐMST, CĐS và nhân lực chất lượng cao.
(PLVN) - Tại Hội nghị phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và nhân lực chất lượng cao thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tuần qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh về việc thực hiện Nghị quyết 57, phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và đào tạo nhân lực chất lượng cao là yêu cầu khách quan, lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu cho sự phát triển đất nước, lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, chủ thể...

Chủ tịch nước: Văn hóa truyền thống của 54 dân tộc là nguồn lực quý báu xây dựng một Việt Nam hùng mạnh

Chủ tịch nước: Văn hóa truyền thống của 54 dân tộc là nguồn lực quý báu xây dựng một Việt Nam hùng mạnh
Sáng 15/2, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Ngày hội “Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc” Xuân Ất Tỵ 2025, nhằm giới thiệu những nét văn hóa, phong tục đặc sắc của 54 dân tộc anh em trên khắp mọi miền Tổ quốc.

Xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước: Bảo đảm quyền lợi của đối tượng bị tác động sau sáp nhập

Xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước: Bảo đảm quyền lợi của đối tượng bị tác động sau sáp nhập
(PLVN) -  Sáng 14/2, tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội đã thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước. Các đại biểu đã đóng góp nhiều ý kiến xác đáng nhằm hoàn thiện dự thảo Nghị quyết.

Thời cơ vàng để tinh gọn bộ máy

Tổng Bí thư Tô Lâm.
(PLVN) - Trong chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi); dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có những phát biểu, dẫn chứng vô cùng thuyết phục.

Thanh niên ưu tú toàn quốc phấn khởi lên đường nhập ngũ

Thanh niên ưu tú toàn quốc phấn khởi lên đường nhập ngũ
(PLVN) - Ngày 13 - 14/2/2025, nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước đã long trọng tổ chức lễ giao quân năm 2025. Với sự chuẩn bị chu đáo, tích cực trong không khí vui tươi phấn khởi các địa phương đã hoàn thành tốt chỉ tiêu giao, nhận quân năm 2025.

Cần cơ chế, chính sách đặc thù, đủ mạnh để đẩy nhanh tiến độ điện hạt nhân Ninh Thuận

Quang cảnh phiên họp sáng 14/2. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương, Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận là dự án đặc biệt quan trọng, có công nghệ phức tạp, chỉ một số ít quốc gia sở hữu; nhu cầu vốn đầu tư rất lớn và lần đầu tiên được đầu tư xây dựng tại nước ta nên rất cần có các cơ chế, chính sách đặc thù, đủ mạnh để đẩy nhanh tiến độ, rút ngắn thời gian thực hiện.

Động lực phát triển mới từ Nghị quyết 57-NQ/TW

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Những năm gần đây, Việt Nam đã, đang có những thành công vượt bậc về lĩnh vực đổi mới sáng tạo (ĐMST). Chỉ số ĐMST toàn cầu (GII) của Việt Nam cải thiện tích cực. Năm 2024, Việt Nam có thứ hạng GII là 44, tăng 2 bậc so với năm 2023. Trong 11 năm qua, tính từ năm 2013, thứ hạng GII của Việt Nam tăng 32 bậc (từ vị trí 76 lên 44).

Sắp xếp, tinh gọn là để bộ máy hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại thảo luận Tổ. (Ảnh: Cổng TTĐT Quốc hội)
(PLVN) - Sáng 13/2, tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, các đại biểu Quốc hội thảo luận ở Tổ về dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi); dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi); dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước.

Đề xuất các cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt phát triển đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh

Đường sắt Cát Linh - Hà Đông. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Trong chiều 13/2, tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV, đại diện Chính phủ đã trình bày Tờ trình và Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội trình bày Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh.

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025: Xây dựng Cộng đồng ASEAN đoàn kết, tự cường

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025: Xây dựng Cộng đồng ASEAN đoàn kết, tự cường
(PLVN) -  Chiều 13/2, ông Trịnh Minh Mạnh, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược, Học viện Ngoại giao - đơn vị chủ trì sự kiện cho biết, sự kiện Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025 (ASEAN Future Forum - AFF 2025) sẽ được tổ chức trong hai ngày 25 - 26/2/2025 tại Hà Nội với chủ đề “Xây dựng ASEAN đoàn kết, bao trùm và tự cường trong một thế giới biến động” .

Bộ Ngoại giao thông tin về nhiều hoạt động đối ngoại nổi bật

 Bộ Ngoại giao thông tin về nhiều hoạt động đối ngoại nổi bật
(PLVN) - Chiều 13/2, tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Phạm Thu Hằng đã thông tin về hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong thời gian tới, trong đó nổi bật có chuyến thăm chính thức đến Việt Nam của Bộ trưởng Ngoại giao Lào Thongsavanh Phomvihane từ ngày 12-17/2; Việc Mỹ dừng các dự án USAID ở Việt Nam