Không chỉ sóng, máy tính mà nối dài yêu thương, đùm bọc

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát động Chương trình “Sóng và máy tính cho em”.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát động Chương trình “Sóng và máy tính cho em”.
(PLVN) - Năm học mới trong đại dịch, học trực tuyến đã không còn là tạm thời. Mục tiêu của “Sóng và máy tính cho em” đặt ra, hết năm 2021, sóng internet sẽ phủ kín toàn quốc, 1 triệu học sinh, sinh viên khó khăn sẽ được trang cấp máy tính bảng. Sang năm 2022 - 2023, phấn đấu không còn học sinh, sinh viên nào thiếu thiết bị để học trực tuyến. Chưa hết, đó còn là ngôi trường được mở ra cho hàng ngàn trẻ em mất cha mẹ vì COVID-19…

Yêu thương lớn lao

Theo Bộ GD-ĐT, cả nước hiện có trên 7,3 triệu học sinh các cấp đang phải học trực tuyến do giãn cách xã hội phòng chống COVID-19. Trong số này có khoảng 1,5 triệu học sinh khó khăn tại 26 tỉnh, thành không có thiết bị để học tập trong những ngày đầu năm học mới. Ông Nguyễn Kim Sơn, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cho biết, con số trên chưa tính các tỉnh, thành đang dạy học trực tiếp…

Phát biểu tại buổi lễ phát động “Sóng và máy tính cho em”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định, một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Chính phủ hiện nay là sớm đưa cuộc sống trở lại bình thường mới theo phương án thích ứng an toàn với dịch bệnh. An toàn phải được đặt lên trên hết vì sức khỏe của các cháu, thế hệ tương lai của đất nước nhưng vẫn phải học tập.

Thủ tướng chia sẻ, ai cũng ngậm ngùi khi dịch bệnh đã lấy đi ý nghĩa của tuổi thơ của các cháu như chưa được cắp sách đến trường hàng ngày, không được nghe tiếng trống trường, không được gặp gỡ, giao lưu với bạn bè, thầy cô… Nhiều nơi, các cháu phải học trực tuyến suốt gần 2 năm qua. Điều đó ảnh hưởng đến tâm lý, kiến thức và phát triển toàn diện của các cháu, làm đảo lộn cuộc sống của nhiều gia đình, khi cha mẹ các cháu không có người chăm sóc con cái trong khi vẫn phải đi làm hàng ngày. Thậm chí, nhiều gia đình khó khăn, các cháu còn thiệt thòi hơn các bạn cùng trang lứa vì không có máy tính để học trực tuyến, nhiều nơi mạng chập chờn hoặc không có kết nối sóng.

Thủ tướng nhấn mạnh, sóng và máy tính là phương thức học tập mới, mang tính tình thế nhưng phù hợp trong điều kiện giãn cách và tăng cường giãn cách xã hội để các cháu, nhất là các cháu ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, hộ khó khăn có điều kiện học tập, bình đẳng trong tiếp cận kiến thức. Mục tiêu chương trình nhằm mang đến băng thông internet giá rẻ, với các nền tảng dạy học từ xa và với hàng chục triệu chiếc máy tính cá nhân hỗ trợ các cháu.

Những điều to lớn đó phải bắt nguồn từ sự thay đổi ứng dụng công nghệ mỗi cá nhân trong xã hội. Chính vì vậy, mỗi cái máy tính, mỗi khu vực có sóng, mỗi trẻ em được kết nối, được học tập trên không gian mạng trong điều kiện phải giải quyết tình thế góp phần gieo từng hạt mầm để những hạt mầm ấy lớn lên và tiếp tục lan tỏa, tạo thành xã hội số, kinh tế số. Tạo thành tình yêu thương trên khắp đất nước ta.

“Dịch bệnh rồi sẽ ở lại phía sau chúng ta nhưng những bài học về ứng phó dich bệnh sẽ tiếp tục được nghiên cứu và áp dụng trong đó có bài học về sự ứng dụng công nghệ. Chương trình “Sóng và máy tính cho em” là thông điệp thích ứng phù hợp với tình hình, quản lý sự thay đổi và lan tỏa lòng nhân ái của mỗi chúng ta. Tôi tin rằng, Chương trình sẽ truyền đi năng lượng tích cực, ý nghĩa nhân văn đến với cộng đồng để góp phần xây dựng một xã hội ngày càng tốt đẹp hơn trong kỷ nguyên công nghệ số”, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định.

Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, chương trình gồm ba phần chính là có sóng, có Internet đến tất cả các hộ gia đình; có máy tính cho các em thuộc hộ nghèo và có giá cước phù hợp cho các máy tính này.

Học sinh vùng cao sẽ không còn quá khó khăn trong học trực tuyến vì thiếu máy tính.

Học sinh vùng cao sẽ không còn quá khó khăn trong học trực tuyến vì thiếu máy tính.

Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, học trực tuyến tiêu tốn rất nhiều băng thông và sẽ là một chi phí không nhỏ cho các hộ nghèo. Do đó, giá cước viễn thông phù hợp sẽ là yếu tố quan trọng. Trước mắt, từ nay đến hết năm 2021, các nhà mạng đã thống nhất miễn phí cước viễn thông di động học trực tuyến cho các máy tính thuộc chương trình này. Phần còn lại là nhiều em thuộc các hộ nghèo chưa có máy tính. Một chiếc máy tính bảng để phục vụ học trực tuyến, mức tối thiểu có giá từ 2-3 triệu đồng là vượt quá khả năng chi trả của nhiều hộ nghèo. Và giai đoạn 1 của chương trình này sẽ kêu gọi 1 triệu máy tính cho các em - Bộ trưởng Hùng khẳng định.

Ý nguyện nuôi dạy trẻ mồ côi vì COVID-19

Theo báo cáo của lãnh đạo Sở GD-ĐT, trong buổi làm việc với Ban Văn hóa - Xã hội, HĐND Tp.HCM về tình hình đầu năm học mới thì có khoảng 1.500 học sinh mồ côi vì COVID-19, gồm hơn 490 em tiểu học, 580 em THCS, còn lại là THPT, giáo dục thường xuyên. Học sinh mồ côi cha hoặc mẹ vì COVID-19 nhiều nhất ở Quận 8, Bình Thạnh, Bình Tân và huyện Hóc Môn. Còn theo thống kê của Bộ LĐTB&XH, riêng đợt dịch lần thứ 4, tại TP.HCM có gần 250 trẻ em bị mồ côi cha mẹ hoặc mồ côi cha hoặc mẹ...

Ngay khi các số liệu trên được công bố, chỉ trong 24h từ khi có ý tưởng, ông Trương Gia Bình Chủ tịch HĐQT FPT đã có ý định FPT mở trường nuôi dạy 1.000 trẻ nhỏ mất cha mẹ bởi dịch COVID-19.

Theo đó, trường học được xây dựng theo mô hình thiếu sinh quân. FPT City Đà Nẵng sẽ là nơi đào tạo từ lớp 1 đến 12 và cả Đại học. Trường sẽ chu cấp toàn bộ việc nuôi dưỡng, đào tạo các em cho đến khi khôn lớn. Nếu em nào có nguyện vọng học cao lên nữa, trường sẽ hỗ trợ.

Chia sẻ về quyết định mau chóng của mình, ông Trương Gia Bình cho biết: “Tôi sinh ra trong thời kỳ chiến tranh. Khi máy bay ném bom miền Bắc, tôi mới 8 tuổi, rời gia đình về nông thôn. Tôi nhớ mãi đó là thời kỳ của đói, rét, của những đêm vì không ngủ được vì xa cha mẹ. Nhưng đó lại là những năm tôi trưởng thành nhanh chóng, xây dựng sự tự lập, là nền móng để trưởng thành trong tương lai. Bên cạnh đó, khi bạn bè xung quanh ai cũng có chung hoàn cảnh xa gia đình, bỗng nhiên có sự gắn kết với nhau. Đó là những người bạn tốt nhất của tôi và cho đến nay chúng tôi vẫn gắn bó với nhau. Với các em nhỏ mất cha mẹ do COVID-19, tôi mong muốn tạo ra một môi trường để các em được học tập, rèn luyện, biến đau thương thành sức mạnh chinh phục những đỉnh cao”…

Cùng với đó, ông Trương Gia Bình cũng khẳng định: “Chúng tôi cam kết nhận 1.000 em mất cha mẹ và đào tạo liên tục trong 20 năm tới, chi phí mỗi năm 80 tỷ đồng... Cá nhân tôi chắc chắn cũng sẽ dành nhiều thời gian cho trường, cho các em. Trước hết về chương trình giảng dạy để các em phát triển thành người tài cho xã hội, tài năng về mọi lĩnh vực sẽ do tôi cùng đội ngũ thiết kế lên. Bên cạnh đó tôi muốn là người bạn, rồi là người thầy chia sẻ những kinh nghệm của mình cho các em. Cuối cùng là người chăm lo cho các em”.

Ngoài FPT, mới đây, Shark Đỗ Liên (doanh nhân nổi tiếng với cá tính mạnh trong thương vụ đầu tư của Shark Tank Việt Nam) cũng cho biết, bà muốn nhận nuôi 250 trẻ em mồ côi vì COVID-19 tại TP.HCM. Bà Liên chia sẻ trên trang cá nhân: “Các con mới vài tuổi đầu đã phải chịu nỗi đau tử biệt... Nỗi đau theo năm tháng có thể nguôi ngoai trong tâm trí trẻ thơ, nhưng phần đời còn lại sẽ có một khoảng trống không gì bù đắp được. Nếu không may các con chẳng còn ai, tôi sẽ liên hệ địa phương để làm thủ tục nhận về nuôi dưỡng đến ngày khôn lớn”.

Mặc dù bản thân bà Liên không mong thay thế được tình thương mà cha mẹ ruột dành cho các con. Tuy nhiên, bà sẽ bù đắp bằng những bữa ăn, mái nhà, giấc ngủ, cho các con đến trường lớp, tạo điều kiện tìm việc làm khi đến tuổi trưởng thành.

COVID-19 đã cướp đi sinh mạng của hàng chục ngàn người, trong đó có những gia đình mất cả hai vợ chồng, để lại những đứa con mồ côi. Hiện tại, những đứa trẻ ấy đang sống giữa vòng tay đùm bọc của bà con xóm giềng. Còn về lâu dài, ngay cả khi dịch đã tan, tương lai của các em sẽ ra sao?

Và thật ấm lòng khi những bàn tay, những tấm lòng đã đứng ra lo cho các em, bù đắp phần nào những nỗi đau lặng người trong đại dịch. Với họ - những doanh nhân thành công, đó là những yêu thương cho đi, để trả nợ những yêu thương mà họ nhận được trong cuộc đời…

Rút ngắn khoảng cách vùng miền

Theo cô Hoàng Thị Hồng Hạnh - Phó Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học xã Nàn Sán, huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai, bản thân là cán bộ giáo viên cốt cán, có thâm niên giảng dạy ở vùng cao, cô cảm nhận được rằng chưa bao giờ giáo dục được quan tâm, đầu tư mạnh mẽ như hiện nay. Những chương trình, dự án ưu tiên cho địa bàn khó khăn, nhất là trong kỷ nguyên 4.0 đã rút ngắn rất nhiều khoảng cách giữa các vùng miền, “về cơ bản vùng cao đã không còn thiệt thòi”. Ngoài ra, các phòng giáo dục và đào tạo quận, huyện, thị xã, các nhà trường cũng đã chủ động huy động từ nhiều nguồn để kịp thời trao tặng cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, không có điều kiện mua thiết bị học tập; hoặc giúp học sinh thay thế thiết bị không bảo đảm chất lượng, góp phần duy trì tốt tỷ lệ học trực tuyến hằng ngày của toàn thành phố đạt trên 99% ở cấp tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông.

Ngay tại lễ phát động “ Sóng và máy tính cho em”, các ngành: Thông tin và Truyền thông; Giáo dục và Đào tạo; Ngân hàng; Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; các tỉnh, thành phố, các doanh nghiệp, tổ chức quốc tế đã ủng hộ hơn 1 triệu máy tính, với trị giá hơn 2.500 tỷ đồng; đầu tư 3.000 tỷ đồng để phủ sóng, hưởng ứng chương trình “Sóng và máy tính cho em”. Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã ủng hộ Chương trình 24.000 máy tính, tương đương số tiền 60 tỷ đồng để hỗ trợ các em học sinh, sinh viên, đặc biệt là trẻ em tại những khu vực khó khăn có đủ điều kiện học trực tuyến trước ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, các doanh nghiệp lớn, nhà mạng, doanh nghiệp công nghệ đã công bố ủng hộ máy tính, sản phẩm, chi phí kết nối mạng... lên tới hàng ngàn tỉ đồng.

Tin cùng chuyên mục

Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế đánh giá kết quả đạt được và hạn chế, đồng thời xác định một số nhiệm vụ trọng tâm đến năm 2026. (Ảnh: PV)

Tạo sự đồng thuận, thống nhất trong tổ chức thực hiện biên chế

(PLVN) - Hôm qua (24/4), tại Trụ sở Văn phòng Trung ương Đảng đã diễn ra Hội nghị Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế (Phiên họp thứ 3). Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế Trương Thị Mai chủ trì Hội nghị.

Đọc thêm

Lễ xuất quân Hành trình 'Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông'

Lễ xuất quân Hành trình 'Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông'
Sáng 24/4, tại Hà Nội, Trung ương Đoàn tổ chức Lễ xuất quân hành trình "Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông" với chuỗi các hoạt động thăm, tặng quà, tri ân các gia đình cựu chiến sĩ Điện Biên, các thương - bệnh binh, gia đình có công với cách mạng, Mẹ Việt Nam anh hùng, dâng hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ.

Báo chí Uruguay và Argentina khẳng định ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ

Báo chí Uruguay và Argentina khẳng định ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ
Trong không khí tưng bừng kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), trang El Popular của Đảng Cộng sản Uruguay và tờ Resumen Latinoamericano của Argentina đã đăng bài phỏng vấn Đại sứ Việt Nam tại Argentina Ngô Minh Nguyệt, trong đó khẳng định chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến thắng của lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất, kiên cường của dân tộc Việt Nam được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử; là chiến thắng của đường lối kháng chiến, đường lối quân sự độc lập, đúng đắn, sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị: tạo đà cho những bước tiến xa. Kỳ 3: Cần khung khổ pháp lý mới để hiện thực hóa mục tiêu đường sắt đô thị

Dự án tuyến ĐSĐT số 3, đoạn Nhổn - ga Hà Nội vừa hoàn thành tuần thứ tư của giai đoạn vận hành thử nghiệm. (Ảnh: Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội)
(PLVN) - Các chuyên gia cho rằng, mục tiêu xây dựng hệ thống đường sắt đô thị tại TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh vào năm 2035 là khả thi nếu có tư duy mới, thực sự đột phá cùng một khung khổ pháp lý mới, “may đo” riêng cho 2 TP tiệm cận với cơ chế phổ biến của các nước đã phát triển thành công hệ thống đường sắt đô thị.

84 giải pháp đoạt giải Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc

84 giải pháp đoạt giải Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc
Tối 23/4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) phối hợp Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Ðoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức tổng kết và trao giải thưởng Hội thi Sáng tạo kỹ thuật lần thứ 17 (2022-2023).

Quy định cụ thể về ngưỡng doanh thu không chịu thuế giá trị gia tăng

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Chiều 23/4, tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) (sửa đổi), các đại biểu đề nghị Chính phủ tính toán, cân nhắc các yếu tố liên quan để quy định cụ thể mức ngưỡng doanh thu hàng năm thuộc diện không chịu thuế GTGT trong Luật để xác lập căn cứ pháp lý rõ ràng.

Thủ tướng đề xuất đưa ASEAN thành hình mẫu trong chuyển đổi số toàn cầu

Toạ đàm với doanh nghiệp ASEAN và các đối tác với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN, gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số”. Ảnh: Dương Giang/TTXVN.
Ngày 23/4, trong khuôn khổ Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone, nước Chủ tịch ASEAN 2024 đồng chủ trì tọa đàm với doanh nghiệp các nước ASEAN và các đối tác với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số”.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt cựu chiến binh, cựu TNXP tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Các cựu chiến binh, cựu TNXP dự buổi gặp mặt. Ảnh: Trọng Đức/TTXVN
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng 23/4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam phối hợp cùng Bộ Quốc phòng, Trung ương Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam, Thành ủy Hà Nội, trang trọng tổ chức cuộc gặp mặt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với đại diện cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Tiếp tục củng cố cơ sở về giao thông thông minh

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Tiếp tục phiên họp thứ 32, sáng 23/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến bước đầu về dự thảo Báo cáo kết quả bước đầu giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) từ năm 2009 đến hết năm 2023” về lĩnh vực bảo đảm TTATGT đường bộ.

Tăng cường kết nối hai nền kinh tế Việt Nam - Lào

Thủ tướng Phạm Minh Chính đón Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone.
(PLVN) - Theo tin từ Bộ Ngoại giao, chiều 22/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp làm việc với Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone nhân dịp tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN tại Hà Nội.

Tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung thảo luận.
(PLVN) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đề nghị Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các bộ, ngành và các cơ quan hữu quan nâng cao chất lượng hiệu quả công tác xây dựng pháp luật gắn với việc theo dõi thi hành pháp luật; khẩn trương khắc phục những hạn chế, vướng mắc, tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL).