Khoan thủng cửa xả sau hầm thủy điện, nước thoát nhanh

Bùn được múc đưa ra liên tục.
Bùn được múc đưa ra liên tục.
(PLO) - Hiện nước từ hầm chảy ra rất nhanh tại hiện trường. Thông tin từ các công nhân gặp nạn cho hay hiện nước trong hầm chỉ còn ngập hơn nửa mét.
Tin tức từ hiện trường vụ sập hầm thủy điện ở Lâm Đồng cho hay tới 8h30’ sáng nay (19/12), lực lượng cứu hộ đã khoan thành công lỗ từ cửa xả sau hầm thủy điện. Điều này giúp cho việc rút nước ra khỏi hầm thủy điện bị sập khá dễ dàng.
Hiện nay, lưu lượng thoát nước đo được chảy từ hầm ra là 1,5m3/giờ. Các công nhân bị mắc kẹt phía trong đang phối hợp với lực lượng cứu hộ bên ngoài tiến hành tháo nước.
Báo Dân Việt đưa tin, hiện một đường điện 3 pha đã được lắp, đưa vào trong để hỗ trợ chiếu sáng cho các nạn nhân.
Trong khi đó, báo Tuổi trẻ cho hay, đại tá Nguyễn Hữu Hùng, Phó tham mưu trưởng Binh chủng công binh xác nhận, đêm qua mũi khoan từ đỉnh đồi xuống đụng phải đá lớn nên buộc phải tạm dừng. Đến sáng nay sự cố này đã được khắc phục và tiếp tục khoan. Mũi khoan này đã đi được 40 mét và còn khoảng 28 mét nữa mới tới vị trí các nạn nhân bị kẹt.
Thời tiết tại hiện trường từ sáng sớm nay nắng đã hửng, khiến công tác cứu hộ được tiến hành thuận lợi hơn rất nhiều. Cùng với mũi khoan chính từ đỉnh đồi, có một mũi khoan dự phòng tiến hành khoan song song hiện đã đi được 30m.
Dự tính, 2 mũi khoan này khi khoan thành công sẽ đưa nước uống, chăn ấm, thức ăn… xuống tiếp tế cho các nạn nhân.
Tất cả đang dồn sức cứu 12 công nhân bị mắc kẹt phía trong, đến nay đã sang ngày thứ 4. Ảnh: Dân Việt.
 Tất cả đang dồn sức cứu 12 công nhân bị mắc kẹt phía trong, đến nay đã sang ngày thứ 4. Ảnh: Dân Việt.
Báo Tuổi trẻ thông tin thêm, tại điểm khoan thứ hai từ trên đỉnh xuống, Ban chỉ huy cứu hộ cho biết chuẩn bị đưa thêm một máy khoan công suất lớn nữa vào hoạt động, nâng số lượng máy khoan tại khu vực trên đỉnh núi lên 2 máy.
Máy khoan này được doanh nghiệp tư nhân Tất Đạt, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai điều động lên thủy điện ĐạDâng - Đachomo phục vụ công tác cứu hộ. Được biết máy khoan này có thể khoan sâu 300m (gấp đôi máy khoan hiện tại) và đường đường ống khoan 20-30cm.
Hiện tại, doanh nghiệp Tất Đạt đang điều động máy khoan từ Xuân Lộc (tỉnh Đồng Nai) di chuyển lên hiện trường.           
Trong công tác đào hầm ngầm của lực lượng công binh, thông tin từ Ban chỉ huy Cứu nạn cho biết, đến 8h30’, ngách hầm bên trái đang được đào rất thuận lợi, đã đạt 11m (tổng chiều dài ngách hầm phải đào khoảng 30m).. Trong khi ngách bên phải (đào trước) chậm hơn, hiện chỉ đạt hơn 12m.
Phía chỉ huy công binh cho hay, khó khăn lớn nhất khi đào ngách hầm bên trái là việc chống đỡ sạt trượt từ đỉnh đồi. Điều kiện địa chất không thuận lợi nên không thể đưa phương tiện cơ giới vào khoan hầm, chỉ có thể đào thủ công nên tốc độ không cao.
Đến thời điểm này, mọi hướng cứu hộ đang được tiến hành khẩn trương. GHôm nay đã là ngày thứ 4 cứu hộ 12 công nhân bị mắc kẹt trong vụ sập hầm tại công trình thủy điện Đạ Dâng – Đạ Chomo (xã Lát, huyện Lạc Dương, Lâm Đồng).
PLVN tiếp tục cập nhật./.

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh nhấn mạnh, Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương, các Bộ, ngành, địa phương sẵn sàng tháo gỡ đến cùng các khó khăn, vấn đề pháp lý mà cộng đồng DN gặp phải. (Ảnh: PV)

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 3: Gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng và thi hành pháp luật​

(PLVN) -  Xây dựng hệ thống pháp luật bảo đảm đồng bộ, minh bạch, ổn định, khả thi…, được coi là nguồn lực quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Nhưng ban hành luật mới chỉ là bước đầu, việc triển khai hiệu quả các văn bản luật vào cuộc sống, từ đó khơi dậy mọi tiềm năng, tạo động lực cho sự phát triển đất nước mới là mục tiêu tối thượng.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW về sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương
Nhà báo Oliveira khẳng định chuyến thăm tới Brazil lần thứ hai của Thủ tướng Phạm Minh Chính cho thấy Việt Nam rất coi trọng các cuộc họp đa phương trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, khi các nước đang phát triển nỗ lực thúc đẩy đoàn kết và hợp tác để tiếp tục phát triển, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia và góp phần xây dựng một thế giới ngày càng công bằng hơn...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'
Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024” - Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại Chương trình.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 2: Tháo gỡ 'điểm nghẽn', khơi thông nguồn lực​

Phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, QH khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo. (Ảnh: CTTĐTQH)
(PLVN) -   Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng pháp luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn”, tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế

Phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Hội nghị đã nhận được sự hưởng ứng, đánh giá cao của các Lãnh đạo APEC và cộng đồng doanh nghiệp. (Ảnh: Tuấn Anh/Báo Quốc tế)
(PLVN) - Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định, sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế trên các lĩnh vực. Thị trường Việt Nam đã, đang và sẽ mang đến nhiều lợi ích, ưu thế mà không mấy nơi có được cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo đột phá về thể chế để phát triển ngành giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, tạo sự đột phá về thể chế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển ngành giáo dục.

Phải tiến hành đồng thời, thắng lợi quá trình 'đột phá kép'

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Công tác cán bộ, tổ chức bộ máy, xây dựng, hoàn thiện thể chế... là những vấn đề được các chuyên gia, nhà khoa học tập trung thảo luận tại Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức sáng nay (15/11), tại Hà Nội.