Cập nhật mới nhất diễn biến giải cứu công nhân mắc kẹt trong hầm thuỷ điện

Cập nhật mới nhất diễn biến giải cứu công nhân mắc kẹt trong hầm thuỷ điện
(PLO) -Hôm nay, công tác cứu hộ 12 nạn nhân đã bước sang ngày thứ tư. Sự có mặt chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải và  Bộ trưởng ba Bộ: Xây dựng, Công Thương, Y tế cùng nỗ lực không ngừng của lực lượng cứu hộ đã thắp lên ngọn lửa hy vọng ngày một sáng hơn…
Nạn nhân “vẫn khỏe”, nhưng “rất lạnh” 
Hôm qua, lo ngại về nước trong hầm dâng cao đã được trút bỏ khi ông Nguyễn Văn Yên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết, mực nước còn khoảng 30-40cm (so với 1,7m của đêm hôm trước). “Nước tiếp tục được bơm ra. Vẫn đưa được đồ ăn, sữa vào bên trong nên sức khỏe 12 nạn nhân đều ổn định”, ông Yên nói.
 Về phương án cứu hộ, ông Yên cho biết vẫn đang tìm cách tiếp cận các nạn nhân theo 3 hướng: Từ phía sau hầm, từ trên xuống và từ phía trước vào. Hiện lực lượng công binh vẫn đang đào ngách bên cạnh nơi bị sập và dùng gỗ tròn để gia cố hầm.
Ông Nguyễn Công Tào - bếp trưởng phục vụ thức ăn cho các nạn nhân kẹt trong hầm sập - cho biết, lần mới nhất tiếp thức ăn cho 12 người là khoảng 7h sáng nay. Nước cháo được bỏ vào can loại 5 lít, sau đó đổ từ từ vào đường ống. Thông tin mọi người báo ra bên ngoài là “vẫn khỏe” và “rất lạnh”. 
Còn ông Nguyễn Quốc Kỳ, Phó Chủ tịch UBND huyện Lạc Dương cho biết, vì lo ngại các nạn nhân bị tụt canxi dẫn đến bị ngất nên bên ngoài được lệnh truyền cháo gà, sữa có các chất dinh dưỡng cao và canxi vào bên trong. 
Theo nhận định của một số người, việc cứu hộ, cứu nạn thật sự quá khó khăn so với những tính toán đưa ra do địa chất ở ngọn đồi này quá phức tạp. Lực lượng cứu hộ luôn gặp đá, phải mở hướng khác. Trong khi đó, dư chấn cũng thường rình rập, nếu chấn động mạnh có thể gây sập tiếp. Vì vậy, lực lượng cứu hộ không thể đưa phương tiện lớn vào hầm mà phải làm thủ công.
Đoàn chuyên gia bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy cùng ngành y tế tỉnh Lâm Đồng đã vào hầm tiếp cận qua ống thông khí xem xét tình hình sức khỏe của các nạn nhân để có hướng chăm sóc. Các chuyên gia cho rằng, vấn đề quan trọng đặt ra lúc này là sức khỏe của các nạn nhân có xu hướng yếu đi. Một số bác sĩ đưa ra phương án phải nhanh chóng bơm dung dịch có dinh dưỡng và canxi cao vào để giúp họ hồi phục sức khỏe. Bên cạnh đó cần phải bơm oxy liên tục vào bên trong giúp họ đủ khí thở.
Cần 3 ngày nữa là quá lâu
Trưa 18/12, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng cho biết sẽ đào thêm đường hầm phụ thứ hai để đẩy nhanh công tác cứu hộ, cứu nạn. Như vậy, trong đường hầm bị sập, lực lượng cứu hộ sẽ đào hai đường hầm cứu hộ ở hai bên vách hầm để  tiếp cận nơi nạn nhân bị mắc kẹt.
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải kiểm tra công tác cứu hộ
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải kiểm tra công tác cứu hộ 
Chiều 18/12, Phó Thủ tướng  Hoàng Trung Hải đã có mặt tại hiện trường. Sau khi nghe Ban Chỉ huy cứu nạn, lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng và các đơn vị chức năng báo cáo tình hình, Phó Thủ tướng biểu dương các lực lượng cứu hộ đã khẩn trương triển khai công tác cứu hộ ngay khi sự cố xảy ra. Tuy nhiên, Phó Thủ tướng cho biết ông khá sốt ruột khi việc cứu hộ khi đã qua gần 3 ngày, trong đó phương án đào hầm cứu hộ mới chỉ thực hiện được hơn 5m. Đoạn còn lại khoảng 24m sẽ cần mất thêm 3 ngày nữa là quá lâu.
Phó Thủ tướng đã lội bộ vào vị trí hầm bị sập và trực tiếp trao đổi, thăm hỏi các công nhân bị nạn. Phó Thủ tướng động viên các công nhân tiếp tục bình tĩnh, giữ tinh thần trong thời gian công tác cứu hộ đang được triển khai.
Phó Thủ tướng giao lực lượng y tế chịu trách nhiệm đảm bảo sức khỏe cho nhóm công nhân bị nạn ở thời điểm hiện tại lẫn sau khi được giải cứu. Các lực lượng cứu hộ được yêu cầu nỗ lực hơn nữa, công tác cứu hộ không ngừng nghỉ, tăng cường cho giải pháp đào hầm tạo ngách phía bên vách phải đường hầm chính để nhanh chóng tiếp cận vị trí đoạn hầm phía bên trong, đồng thời tạo thêm một đường hầm cứu hộ mới phía bên vách trái. 
Về hướng khoan phía sau đường hầm hiện đang gặp khó khăn, Phó Thủ tướng đề nghị điều thêm lực lượng, khảo sát địa chất, “còn nước còn tát”, nếu khả thi thì tiến hành khẩn trương. Các lực lượng cứu hộ phải tiếp tục gia cố đường hầm chính để đảm bảo không xảy ra sập tiếp và an toàn cho lực lượng cứu hộ.Tập trung bảo vệ 3 đường ống đang được dùng để cung cấp dưỡng khí, thức ăn, nước uống, liên lạc với các nạn nhân và đường thoát nước ngập ra ngoài. 
Đến 19h tối qua, trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Văn Yên cho biết, mũi khoan trên đỉnh đồi được 40m thì bị gãy do gặp phải tảng đá. Lực lượng cứu hộ phải tiến hành khoan vị trí mới cách chỗ cũ vài mét. “Nếu không gặp sự cố thì hướng khoan này chỉ sáng sớm mai là tới chỗ các nạn nhân”, ông Yên cho biết.

Đọc thêm

Đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, tạo môi trường thuận lợi cho tăng trưởng

Quang cảnh phiên họp. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -   Ngày 4/11, tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội, các Đại biểu đánh giá cao những kết quả đã đạt được trong công tác xây dựng thể chế thời gian qua; đồng thời kiến nghị nhiều giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện thể chế, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của đất nước trong thời gian tới.

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'
(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn, doanh nghiệp có hoài bão lớn và khát vọng phát triển, trở thành hình mẫu của tinh thần doanh nghiệp, kinh doanh liêm chính, nhân văn và có trách nhiệm. Đồng thời, tăng cường hơn nữa công tác thông tin truyền thông; bảo vệ bản quyền, giá trị thương hiệu...

Cần các biện pháp mạnh mẽ ứng phó với thiên tai

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Chiều 4/11, tại phiên thảo luận ở hội trường của Quốc hội về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025…, một số ý kiến đại biểu đề cập đến những hậu quả nặng nề do thiên tai thời gian qua và đề nghị cần có các giải pháp mạnh mẽ để ứng phó.

Đại biểu Quốc hội đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng văn bản pháp luật

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Để hạn chế tối đa tình trạng ban hành các thủ tục hành chính rồi lại rà soát để cắt giảm, Đại biểu Quốc hội cho rằng, giải pháp hiệu quả nhất là cần tập trung rà soát ngay từ khâu xây dựng ban hành quy phạm pháp luật, trong đó cần đặc biệt chú trọng vào việc xin ý kiến của các tầng lớp Nhân dân, các cơ quan, tổ chức vào các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và tổng hợp ý kiến góp ý.

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên: Cần rà soát, đánh giá thêm về tính hiệu quả

Đại biểu Phạm Thị Kiều – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -  Tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) vừa qua, một số đại biểu đề nghị rà soát, đánh giá thêm về chi phí bỏ ra và tính hiệu quả xã hội của việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên để có quy định cho phù hợp.

Để pháp luật là 'điểm tựa' cho phát triển

Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội sẽ thảo luận, thông qua nhiều dự án luật. (Ảnh: Quochoi.vn).
(PLVN) - Nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng, những chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV về chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật là hoàn toàn đúng đắn, là “điểm mốc” rất quan trọng, định hướng thay đổi cơ bản công tác xây dựng pháp luật trong thời gian tới; bảo đảm các văn bản luật khi được ban hành vừa đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, vừa giúp khơi thông nguồn lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc
Nhận lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Chiều 2/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo chủ trì Phiên họp năm 2024 của Ủy ban để thảo luận về dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”.