Khoai lang “siêu to khổng lồ” gây sốc mạng xã hội Trung Quốc

Hình ảnh củ khoai lang to hơn đầu người và cây hành cao ngang người đã gây sốc mạng xã hội Trung Quốc.
Hình ảnh củ khoai lang to hơn đầu người và cây hành cao ngang người đã gây sốc mạng xã hội Trung Quốc.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Những sản phẩm nông nghiệp có kích thước khổng lồ từ tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc đã khiến cư dân mạng nước này kinh ngạc...

Tỉnh Sơn Đông, nằm ở miền đông Trung Quốc, nổi tiếng với những người cao nhất cả nước, và cũng là địa phương sản xuất nông sản lớn nhất Trung Quốc.

Theo báo cáo năm 2019 được trang săn việc làm qlrc.com thực hiện, chiều cao trung bình của đàn ông ở Sơn Đông là 175,36cm và phụ nữ là 163,73cm. Trong khi đó, chiều cao trung bình của đàn ông Trung Quốc là 167,1cm và phụ nữ 155,8cm, theo dữ liệu được Quốc vụ viện Trung Quốc công bố năm 2015.

Trong những ngày gần đây, Sơn Đông bất ngờ trở thành từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất trên mạng xã hội Trung Quốc khi xuất hiện hàng loạt trái cây và rau củ có kích cỡ khổng lồ.

Từ những chiếc bánh bao to bằng khuôn mặt người cho tới những cây hành lá cao hơn cả người trưởng thành, cư dân mạng Trung Quốc chia sẻ những loại thực phẩm có kích cỡ to bất thường được bày bán ngẫu nhiên tại nhiều địa phương đất nước tỷ dân. Tuy một số người cho rằng kích thước khổng lồ của chúng là kết quả của nhiều yếu tố, như khí hậu và thói quen ăn uống.

Cư dân mạng xôn xao khi một phụ nữ họ Huan chia sẻ video về những củ khoai lang khổng lồ, mỗi củ nặng tới 10kg, to hơn cả đầu người, được bán trên một phố ở Tế Ninh, một thành phố thuộc Sơn Đông, vào cuối tuần qua.

“Người Sơn Đông chúng tôi thường rất cao to. Những cây hành lá ở đây có chiều cao khủng, và mọi thứ cũng to hơn thường nhiều. Nhưng tôi chưa từng thấy những củ khoai lang to như vậy”, cô Huan chia sẻ với Jiupai News.

Theo ông Wang Saishi, một nhà chuyên gia tại Viện Khoa học Nông nghiệp Sơn Đông, nông sản cỡ lớn lâu nay là một trong những “đặc sản” của ngành nông nghiệp tỉnh này.

Gao Limin, một nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học nông nghiệp Sơn Đông, cho biết những trái táo, củ cải và hành lá khổng lồ rất phổ biến ở Sơn Đông nhờ cách lựa chọn giống và điều kiện khí hậu.

“Trước đây, nguồn cung thực phẩm trong mùa đông ở miền bắc rất thiếu, vì thế chúng tôi thích các loại có kích thước lớn để dễ dự trữ. Nhưng khi việc vận chuyển trở nên dễ dàng như hiện nay, nhu cầu này đã giảm xuống”, bà Gao nói với SCMP.

Theo bà Gao, không rõ những nông sản đó có biến đổi gien hay được trồng bằng loại phân bón và hóa chất nào không.

Theo quy định hiện nay, các cơ quan quản lý Trung Quốc mới cấp phép cho 2 giống biến đổi gien, gồm bông và đu đủ. Còn gạo và ngô biến đổi gien hiện mới chỉ được trồng thử nghiệm, và chưa được phép trồng trọt theo hướng thương mại hóa.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Thúc đẩy chuyển giao công nghệ, tri thức bán dẫn từ Nhật Bản sang Việt Nam

Hình ảnh tại hội thảo.
(PLVN) - Hội thảo nhằm thúc đẩy chuyển giao công nghệ, tri thức về ngành sản xuất chất bán dẫn từ Nhật Bản sang Việt Nam, hỗ trợ phát triển năng lực chuyên môn, nghiên cứu của nguồn nhân lực chất lượng cao tại Việt Nam; tạo ra các cơ hội việc làm, thực tập và đào tạo cho sinh viên và các chuyên gia Việt Nam tại Nhật Bản...

Ưu điểm 'xe tăng tốt nhất thế giới' của Nga

Một mẫu xe tăng hiện đại hoá từ nguyên mẫu T-72 của Nga.
(PLVN) - Dù có thiết kế rất đơn giản nhưng xe tăng chiến đấu chủ lực T-72 của Nga là xe tăng tốt nhất thế giới, hãng tin Sputnik dẫn lời nhà báo Brandon Weichert trên ấn phẩm The National Interest (TNI) của Mỹ khẳng định.

Vì sao UNESCO khuyến nghị bảo tồn di sản nghe nhìn?

Hoạt động kiểm kê phim tại Kho lưu trữ UNESCO. (Ảnh: UNESCO)
(PLVN) - Di sản nghe nhìn là những tư liệu quý giá về lịch sử, văn hóa và sự phát triển của con người. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ số cùng với các nguy cơ tự nhiên và nhân tạo đang đe dọa sự tồn tại của các tài liệu này. Nhận thức được điều đó, UNESCO đã không ngừng thúc đẩy các sáng kiến bảo tồn di sản nghe nhìn, nhằm đảm bảo tính bền vững và khả năng tiếp cận cho các thế hệ tương lai.