Khi trẻ thơ khóc đòi sữa mẹ chốn pháp đình...

Trong phiên toà, đứa bé thi thoảng lại khóc ré lên vì lạc lõng giữa những khuôn mặt lạ và vì khát sữa. Những lời khai của bị cáo trước HĐXX chan chứa nước mắt...

Để đảm bảo sự tôn nghiêm chốn công đường, cũng như xem xét đến khía cạnh nhân văn, giáo dục, các phiên toà thường cấm trẻ em. Nhưng vẫn có những phiên toà mà quy định này được bỏ qua. Một trong những trường hợp hy hữu đó là vì đứa trẻ cần sữa, trong khi mẹ chúng phải hầu toà.  
Một bí cáo đang cho con bú trong giờ nghị án
Một bị cáo đang cho con bú trong giờ nghị án
Nguyễn Thuỳ Trang sinh ra và lớn lên ở Đồng Nai, tuổi thơ cơ hàn chưa một lần Trang được cảm nhận hơn ấm gia đình. Năm 13 tuổi, bố mẹ Trang  bỏ nhau. Gia cảnh tan nát, cô gái bé nhỏ cũng phải bỏ học để cùng người mẹ ốm yếu làm lụng nuôi đứa em nhỏ quặt quẹo. Một năm sau, mẹ lâm bệnh nặng, gánh nặng chất chồng lên vai Trang.
Làm không đủ ăn, Trang phải vay mượn khắp nơi để có tiền thuốc thang cho mẹ. Nghị lực và tấm lòng hiếu thảo của Trang đã làm Bình cảm phục. Tuy cũng không giàu có gì, nhưng Bình đã dùng số tiền lương công nhân ít ỏi của mình để đỡ đần Trang. Mang ơn người con trai tốt bụng, sau khi mẹ khỏi bệnh, Trang đã theo Bình, nguyện trọn đời yêu thương, cung phụng anh để trả nợ nghĩa tình. Họ đã sống với nhau chờ ngày Trang đủ tuổi để làm lễ cưới.
Năm tháng thấm thoắt trôi, khi ngày vui sắp đến gần thì Trang gặp lại một người bạn gái - vốn có thù hằn với Trang. Biết được chuyện của Bình và Trang, cô bạn gái này cố tình “phá đám”, buông lời tán tỉnh, lả lơi với Bình. Tuy chưa làm lễ cưới, nhưng Trang đã chung sống và dĩ nhiên coi Bình như chồng mình. Khi thấy ý đồ của cô bạn, Trang đã cảnh báo, nhưng cô bạn càng cố tình trêu tức Trang.
Hai bên đã xô xát. Trong lúc ẩu đả, Trang đã dùng dao đâm vào người một cô bạn gái của kẻ thù. Vết đâm thấu tim làm nạn nhân bị chết. Cũng bị đánh (sau này xác đinh tỷ lệ thương tích là 10%), Trang phải vào viện. Tại đây, Trang rụng rời khi nghe các chú công an nói nạn nhân bị Trang đâm đã chết.
Lòng Trang xốn lên một nỗi đau quặn thắt khi biết có một mầm sống đã hoài thai trong cơ thể mình. Trải qua hơn 7 tháng nhọc nhằn mang thai sau song sắt, Trang đã sinh ra một bé gái. Ngày phiên toà đưa vụ án của Trang ra xét xử, cũng là ngày đứa bé con đỏ hỏn được theo mẹ ngước nhìn cuộc sống ngoài chốn lao tù. 
Trong phiên toà, đứa bé thi thoảng lại khóc ré lên vì lạc lõng giữa những khuôn mặt lạ và vì khát sữa. Những lời khai của bị cáo trước HĐXX chan chứa nước mắt...
Trong thời gian HĐXX nghị án, Trang được phép bế con. Hình ảnh người mẹ ở tuổi vị thành niên run rẩy cho con bú bên ngoài hành lang phòng xử, làm những người tham dự phiên toà rớt nước mắt.
Cũng từ một cô bé lớn lên trong cảnh nghèo khó, Triệu Thị Mai (quê ở Thiệu Hóa, Thanh Hóa) đã gặp và đem lòng yêu thương một "vị cứu tinh" của đời mình mà không biết rằng người đó đã có vợ và hai con.
Khi tình yêu vừa kịp đơm hoa kết trái, cũng là lúc Mai phải đối mặt với sự thật cay đắng. Nhưng như đống lửa gặp gió tạt càng bùng lên dữ dội, sau nhiều lần cố gắng chia tay Mai vẫn không dứt nổi người tình. Chỉ đến khi người đàn ông dứt áo ra đi, Mai  mới tỉnh ngộ.
Nhưng lúc này, thay vì bình tĩnh để làm lại cuộc đời, lửa hờn gen thù hận đã bốc lên ngùn ngụt, khiến Mai rơi vào vòng lao lý. Đó là vào một đêm đông giá rét, sau một thời gian bặt tin của người tình, Mai đã vượt hơn 100 km, mang theo một can xăng đến đốt nhà người tình. Ngọn lửa đã lấy đi mạng sống của bố đứa con cô đang mang thai 5 tháng, đồng thời cũng là bố của hai đứa con trong giá thú của anh ta. 
Trong phiên toà xét xử Mai, đứa bé hai tháng tuổi thi thoảng lại khóc ré lên, khiến HĐXX Toà án ND tỉnh Thừa Thiên Huế phải nhiều lần tạm dừng để Mai cho con bú.
Đứa bé không có cha, rồi đây sẽ phải chịu 14 năm cô đơn khi mẹ nó phải vào trại giam thi hành án phạt tù.
Đứa bé gái 4 tháng tuổi của bị cáo Nguyễn Thị Hồng Vân (22 tuổi) tại phường An Lạc, quận Bình Tân (TP HCM) cũng phải theo mẹ ra toà cho qua cơn thèm sữa.
Tuy không phải sinh ra trong bốn bức tường của nhà giam, nhưng nó cũng chịu tủi hận khi chào đời vào lúc mẹ nó đang chịu sự trừng phạt của pháp luật vì hành vi giết người. 
12 năm trước, sau một lần lỡ dở, ông Quách về chung sống với mẹ của Vân ). Dù là bố dượng, nhưng ông rất thương yêu vợ và 5 đứa con riêng của bà này. Sáng ngày 16/7/2009, do bị bệnh không thể đi lấy hàng về bán, Vân nhờ mẹ mua giúp một ít hàng. Do chở rau quả quá nặng và cồng kềnh, khi về đến sạp ông Quách bực bội cằn nhằn vợ. Thấy vậy, mẹ Vân liền xẵng giọng. Thấy vậy, ông Quách chửi thề và hất tung mâm hành tỏi của vợ.
Tức giận vì thái độ của cha dượng, Vân chạy đến gây gổ. Thấy vẫn hỗ láo, ông Quách vung tay tát vào mặt cô mấy cái. Vân đá lại.  Ông Quách chụp chân Vân khiến cô ngã xuống nền chợ rồi kéo đi. Nhìn thấy con dao ở gần đó, Vân chụp lấy đâm mạnh vào ngực cha dượng khiến ông gục xuống. Dù được đưa đi cấp cứu nhưng ông Quách đã chết trước đó do vết thương quá nặng
Chỉ vì một phút nóng giận, không làm chủ được mình, Vân đã thành kẻ giết người.
Trước vành móng ngựa, khuôn mặt của Vân vẫn cố tỏ ra bình tĩnh. Bị cáo cố gắng đưa ra những lời khai rành rọt để  độ tội cho nạn nhân và nguỵ biện cho mình. Chỉ đến khi nghe tiếng con khóc, nghe HĐXX nói về những đứa bé con trưởng thành trong sự thiếu vắng hơi ấm, sự chăm sóc dạy dỗ của mẹ, Vân mới oà khóc.
Trong những giọt nước mắt muộn màng, Vân tạ lỗi với người quá cố, người đã cùng mẹ cô san sẻ gánh nặng để nuôi nấng chị em cô trưởng thành, cô cũng tạ lỗi với con - đứa bé bất hạnh, chưa đầy nửa tuổi đã phải theo mẹ đi hầu toà. 
Trong lúc chờ HĐXX nghị án, không cần dịch chuyển xa chiếc vành móng ngựa, Vân vội vã vạch áo cho con bú, như muốn bù đắp cho đứa con tội nghiệp, khi tới đây, Vân sẽ phải bỏ con lại để vào nhà giam thụ án. 
Ngày 18/10 vừa qua TAND TP Hà Nội đã đưa Bùi Thị Phước (24 tuổi, ở Kim Bôi, Hòa Bình) ra xét xử về tội Chứa mại dâm. Đi cùng Phước đến toà chỉ có duy nhất đứa con 2 tháng tuổi cô bế trên tay.
Vì không có người thân thích, Phước phải nhờ những người lạ mặt ngoài hành lang toà án bế con giúp khi HĐXX làm việc. Đứa bé đang bị sốt, miếng cao dán hạ nhiệt vẫn làm khuôn mặt nó đỏ bừng. “Mẹ có tội với con, mẹ có tội với con”. Phước nói như nhập đồng mỗi khi nghe tiếng đứa trẻ khóc. Sau khi đứa bé này được 36 tháng tuổi, Phước sẽ phải vào trại giam thi hành án phạt 10 năm tù vì hành vi chứa mại dâm đối với trẻ em.
Những vất vả của cuộc sống, những điều kiện khách quan đưa đẩy có thể là những lý do để những người tội phạm trong các vụ án kể trên được xem xét để giảm nhẹ tội. Nhưng không có bất cứ lý do nào để họ có thể biện minh cho tội lỗi của mình khi phải đưa những đứa con khát sữa đến hầu toà.
Chỉ vì một giây phút nóng giận không kiềm chế được bản thân, họ đã đẩy những đứa bé còn đỏ hỏn vào cơn bĩ cực. Chắc chắn sau này, dù đã trả xong án tù, những người mẹ đó sẽ không bao giờ trả đủ gánh tội của toà án lương tâm khi đã đẩy con mình vào hoàn cảnh như thế...
Vân Tùng

Tin cùng chuyên mục

Một khu phố xanh tại đô thị TP. Buôn Ma Thuột.

Đắk Lắk cung cấp hồ sơ các dự án trồng cây xanh theo yêu cầu của Bộ Công an

(PLVN) -Ngày 5/5, sau yêu cầu của Cơ quan An ninh điều tra (ANĐT) Bộ Công an, về việc yêu cầu cung cấp chứng cứ, đồ vật, tài liệu hồ sơ liên quan đến các dự án trồng, chăm sóc cây xanh, chỉnh trang đô thị từ năm 2019 đến hết năm 2023, UBND tỉnh Đắk Lắk đã giao các đơn vị hữu quan tổng hợp, báo cáo tỉnh để cung cấp hồ sơ theo yêu cầu của Cơ quan ANĐT.

Đọc thêm

Kiên Giang: Bắt giam đối tượng cầm đầu hoạt động bảo kê, đòi nợ thuê

02 bị can Danh Út Hiểu và Đặng Hoàng Lâm (từ trái sang).
(PLVN) - Sáng ngày 3/5, Thượng tá Nguyễn Hoàng Phương – Phó trưởng Công an, Phó Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an TP. Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang cho biết: Chiều tối ngày 2/5, Cơ quan đã tống đạt quyết định khởi vụ án, khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm đối với Danh Út Hiểu (SN 1985, ngụ phường Vĩnh Thanh, thành phố Rạch Giá) và Đặng Hoàng Lâm (SN 1987, ngụ phường Vĩnh Quang, thành phố Rạch Giá) cùng về tội “Cưỡng đoạt tài sản”.

Cảnh giác trước thủ đoạn giả danh cán bộ nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Cảnh giác trước thủ đoạn giả danh cán bộ nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản
(PLVN) - Thời gian qua, trên địa bàn cả nước liêp tiếp xảy ra nhiều vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản gây bức xúc trong quần chúng nhân dân. Mặc dù các cấp, các ngành chức năng, đặc biệt là lực lượng Công an thường xuyên tuyên truyền, cảnh báo về phương thức, thủ đoạn lừa đảo của các đối tượng. Tuy nhiên tình trạng người dân bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản vẫn còn tiềm ẩn nhiều diễn biến phức tạp, khó lường.