Khi bóng hồng dấn chân chốn đô thành

Do thiếu hiểu biết, thiếu thông tin cả về nơi đến và công việc sẽ làm, nhiều cô gái nông thôn đã sa vào làm việc ở những ổ mại dâm trá hình: cà phê vườn, nhà nghỉ, gội đầu, mát xa... rồi sa vào con đường tệ nạn xã hội như làm gái bao, mại dâm, nghiện hút lúc nào chẳng hay.

Ảo tưởng về “miền đất hứa”, quan niệm “giàu nhà quê không bằng ngồi lê thành phố”, trong bối cảnh đô thị hóa mạnh, nhiều lao động nữ tại nông thôn đã lên thành phố tìm việc làm. Tại môi trường mới ở các thành thị, họ thường gặp những rào cản về trình độ, tay nghề, sự hiểu biết. Đằng sau những cuộc mưu sinh là những rủi ro, thiệt thòi, cạm bẫy mà những cô gái thôn quê dễ sa vào.

Ảnh minh họa: Trên 80% công nhân làm việc trong các ngành may mặc, da giầy là nữ giới.

Trên 80% công nhân làm việc trong các ngành may mặc, da giầy là nữ.

Ảnh minh họa

Khó khăn nhiều

Di cư nông thôn ra thành phố, tới các khu công nghiệp được coi là dạng phát triển nhanh nhất của di cư trong nước. May mặc và da giầy là những ngành năng động nhất trong nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây. Trên 80% công nhân làm việc trong các ngành này là nữ. Hiện nay có khoảng 1.100 xí nghiệp dệt may đang hoạt động và sử dụng hơn 2 triệu lao động.

Tuy vậy, lao động di cư từ nông thôn chất lượng lao động rất thấp. Hầu hết các cô gái chưa qua đào tạo nghề. Khi tuyển vào các doanh nghiệp, số lao động di cư phải được đào tạo nhưng chỉ được đào tạo nghề ngắn hạn, theo hình thức kèm cặp nên không có chứng chỉ nghề và thời gian đầu phần lớn chỉ được ký hợp đồng lao động ngắn hạn với mức tiền lương thấp, không đủ chi phí trang trải cuộc sống và tích lũy gửi về gia đình.

Số lao động di cư khác tìm việc làm tự do chỉ có khả năng tham gia thị trường lao động bậc thấp, việc làm không ổn định, thu nhập cũng thấp và có nhiều rủi ro. Tình trạng vi phạm quy định làm thêm giờ thường xảy ra ở các xí nghiệp lớn của nước ngoài. Điều kiện làm việc kém trong một số xí nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước, xưởng sản xuất thiếu  tiện nghi, ít được nghỉ giải lao; và đồ ăn nhẹ, nhà vệ sinh sạch sẽ cũng như chỗ nghỉ cho công nhân còn rất hạn chế.

Chị Nguyễn Hà Thu (công nhân dệt may ở Khu Công nghiệp Bắc Thăng Long) buồn rầu: “Làm quần quật tăng ca nhưng lương chúng tôi chỉ 1,1 triệu đồng/tháng. Trong điều kiện nhà ở, sinh hoạt không thuận tiện thì không thể đủ trang trải chi phí cá nhân chứ đừng nói chuyện tích lũy. Ước mong có chút vốn liếng để lập gia đình thật quá tầm tay!”.

Những cô gái nông thôn di cư ra thành thị mưu sinh với những nghề phổ thông: Buôn bán nhỏ, giúp việc, nhân viên gội đầu, rửa bát thuê, phụ bàn... còn vất vả hơn nhiều. Mất việc làm, công việc lúc có, lúc không là nỗi lo thường trực của họ. Những cô gái này chỉ mong có việc làm, đều để bảo đảm cuộc sống bình thường.

Cám dỗ không ít

Với mức thu nhập thấp, không ổn định, họ là đối tượng dễ bị tổn thương trước những biến động trong cuộc sống. Nhiều lao động ngoại tỉnh phải đương đầu với những khó khăn về nhà ở, đăng ký kinh doanh, sở hữu phương tiện đi lại...

Cuộc điều tra “Tình hình lao động di cư trong nước” của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho thấy: Có hơn 45% người di cư được hỏi nói rằng họ gặp phải nhiều khó khăn như thiếu nước, điện, việc làm và không có nơi ở thích hợp được coi là vấn đề chính. Hầu hết họ chỉ đăng ký tạm trú, không có hộ khẩu, kéo theo đó là các khó khăn về nhà ở, học tập, chữa bệnh và các phúc lợi xã hội khác. Đa số sống tạm bợ, chật chội, các tiện nghi phụ trợ rất kém; đời sống vật chất, tinh thần rất thiếu thốn; vệ sinh môi trường và an ninh trật tự không được đảm bảo.

Bà Nguyễn Thanh Hòa - Chủ tịch TW Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam: 

“Muốn hỗ trợ hiệu quả những khó khăn cho lao động nữ di cư ra thành phố kiếm sống, các cơ quan chức năng cần đơn giản hoá hệ thống quản lý cư trú và đảm bảo linh hoạt cho việc di chuyển, cập nhật hơn thông tin quản lý dân số. Xây dựng hệ thống phòng ngừa lạm dụng và bảo vệ phụ nữ và trẻ em với hệ thống giám sát các cơ sở tuyển dụng phụ nữ và trẻ em, xây dựng chính sách căn cứ vào thực tế bao gồm cả các đối tượng nhập cư, tiếp tục ưu tiên phát triển kinh tế các vùng nghèo, khó khăn hiện nay”.

Các cơ hội việc làm cho người di cư  còn hạn chế (do thiếu kỹ năng và thông tin), dẫn đến tình trạng dễ bị lạm dụng.  Ở nơi thành thị, những cô gái trẻ phải đối mặt với không ít cám dỗ. Do thiếu hiểu biết, thiếu thông tin cả về nơi họ đến và công việc sẽ làm, nhiều cô gái nông thôn đã sa vào làm việc ở những ổ mại dâm trá hình: cà phê vườn, nhà nghỉ, gội đầu, mát xa... rồi sa vào con đường tệ nạn xã hội như làm gái bao, mại dâm, nghiện hút lúc nào chẳng hay.

Để hỗ trợ những khó khăn cho lao động nữ di cư ra thành phố kiếm sống, TW Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Cty P&G đã thành lập Quỹ “Cô Tấm ngày nay”. 

 Đối tượng trợ giúp chính là những chị em nữ như lao động phổ thông hoặc sinh viên, tuổi 18-29, lần đầu lên thành thị, có hoàn cảnh thực sự khó khăn. Quỹ giúp chị em học một nghề ổn định, từ đó có thể độc lập kiếm sống, tránh xa những cám dỗ. Thời gian đầu, Quỹ dành khoản kinh phí 500 triệu đồng để triển khai các hoạt động như hỗ trợ đào tạo miễn phí cho chị em các nghề ngắn hạn như may dân dụng, nấu ăn, làm đầu...

Đồng thời, quỹ sẽ dành 100 suất  (1 triệu đồng/suất) giúp những đối tượng trên có nhu cầu mua sắm các giáo trình, trang thiết bị phục vụ việc học hoặc tham gia các khoá đào tạo nghề riêng rẽ. Hệ thống các hội phụ nữ cơ sở, đường dây điện thoại nóng: 404 6235 - 404 6236 - 404 6237, hoặc qua các chương trình trên sóng của Đài Tiếng nói VN như: Cô Tấm ngày nay, Tin tức, Lối nhỏ vào đời, Chuyện bây giờ mới kể..., nhằm giới thiệu và tìm kiếm những đối tượng cần giúp đỡ.

Chương trình được triển khai bước đầu tại 4 thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ.

Thùy Dương 

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW về sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương
Nhà báo Oliveira khẳng định chuyến thăm tới Brazil lần thứ hai của Thủ tướng Phạm Minh Chính cho thấy Việt Nam rất coi trọng các cuộc họp đa phương trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, khi các nước đang phát triển nỗ lực thúc đẩy đoàn kết và hợp tác để tiếp tục phát triển, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia và góp phần xây dựng một thế giới ngày càng công bằng hơn...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'
Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024” - Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại Chương trình.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 2: Tháo gỡ 'điểm nghẽn', khơi thông nguồn lực​

Phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, QH khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo. (Ảnh: CTTĐTQH)
(PLVN) -   Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng pháp luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn”, tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế

Phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Hội nghị đã nhận được sự hưởng ứng, đánh giá cao của các Lãnh đạo APEC và cộng đồng doanh nghiệp. (Ảnh: Tuấn Anh/Báo Quốc tế)
(PLVN) - Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định, sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế trên các lĩnh vực. Thị trường Việt Nam đã, đang và sẽ mang đến nhiều lợi ích, ưu thế mà không mấy nơi có được cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo đột phá về thể chế để phát triển ngành giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, tạo sự đột phá về thể chế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển ngành giáo dục.

Phải tiến hành đồng thời, thắng lợi quá trình 'đột phá kép'

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Công tác cán bộ, tổ chức bộ máy, xây dựng, hoàn thiện thể chế... là những vấn đề được các chuyên gia, nhà khoa học tập trung thảo luận tại Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức sáng nay (15/11), tại Hà Nội.

Cân nhắc bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào sáng 15/11. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Về đề xuất bổ sung cựu Công an nhân dân vào đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, trong quá trình thực hiện việc sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế chưa có điều kiện đánh giá kỹ tác động về đối tượng này. Do đó, việc bổ sung đối tượng này sẽ được thực hiện khi sửa đổi toàn diện Luật Bảo hiểm y tế.

'Chìa khóa' để Việt Nam vươn mình, bứt phá vào kỷ nguyên mới

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Vân Anh
(PLVN) - Sáng nay (15/11), tại Hà Nội, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.