Khẳng định quan điểm của Việt Nam về các vấn đề lớn của châu Á

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Nhận lời mời của Chủ tịch, Tổng Giám đốc điều hành Tập đoàn Nikkei (Nhật Bản) Tsuyoshi Hasebe, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ tham dự và có bài phát biểu quan trọng tại Hội nghị Tương lai châu Á do Nikkei tổ chức vào các ngày 20 và 21/5/2021 theo hình thức trực tuyến.
Được khởi xướng vào năm 1995, Hội nghị quốc tế về Tương lai châu Á (The International Conference on The Future of Asia) là một trong những diễn đàn thường niên có uy tín nhất ở châu Á do Tập đoàn Nikkei (Nhật Bản) chủ trì tổ chức.

Hội nghị luôn thu hút sự quan tâm và tham dự của Lãnh đạo cấp cao, chính khách, học giả, doanh nghiệp các nước châu Á cũng như đại diện các tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới. Các đại biểu thảo luận cởi mở về các vấn đề khu vực; vai trò và tiềm năng của châu Á trong bức tranh toàn cảnh thế giới và các giải pháp nâng cao vị thế của khu vực.

Năm 2020, Ban Tổ chức lần đầu tiên hoãn tổ chức Hội nghị do diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19. Hội nghị lần thứ 26 sẽ được tổ chức trong hai ngày từ 20-21/5/2021 theo hình thức trực tuyến.

Với chủ đề “Định hình kỷ nguyên hậu COVID: Vai trò của châu Á đối với sự phục hồi toàn cầu”, Hội nghị năm nay sẽ tập trung thảo luận các nội dung như: Hợp tác ứng phó với đại dịch COVID-19; tái kết nối các nền kinh tế khu vực; phát triển bền vững, đổi mới, sáng tạo trong kỷ nguyên hậu COVID-19; và vai trò của châu Á trong quá trình phục hồi kinh tế toàn cầu sau đại dịch.

Hội nghị sẽ có các bài phát biểu của Lãnh đạo Cấp cao các nước và các phiên thảo luận chuyên đề về: Tái kết nối khu vực thông qua các hoạt động trao đổi văn hoá; châu Á và chính quyền mới tại Mỹ; phát triển bền vững và những thay đổi ở châu Á; và những lĩnh vực đổi mới sáng tạo trong kỷ nguyên COVID-19.

Trong những năm gần đây, Lãnh đạo Nhà nước và Chính phủ ta thường xuyên tham dự và phát biểu tại Hội nghị, kết hợp thăm Nhật Bản, cụ thể: Thủ tướng Phan Văn Khải (năm 2004), Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm (năm 2007), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng (năm 2009), Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân (năm 2010 và năm 2013), Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải (năm 2011), Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan (năm 2012), Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam (năm 2014), Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh (năm 2015), Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng (năm 2016), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc (năm 2017), Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình (năm 2018) và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh (năm 2019).

Sự kiện Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị sẽ khẳng định vai trò và vị thế của Việt Nam tại các diễn đàn khu vực; quan điểm của Việt Nam về các vấn đề lớn của châu Á, kinh nghiệm và giải pháp ứng phó với những thách thức chung của khu vực, nỗ lực kiểm soát đại dịch và phục hồi kinh tế.

Đồng thời, góp phần tăng cường quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng với Nhật Bản, thúc đẩy hợp tác Việt-Nhật trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, môi trường, xã hội; thu hút sự quan tâm của các doanh nghiệp Nhật Bản và quốc tế thông qua việc quảng bá những thành tựu phát triển kinh tế xã hội nổi bật của Việt Nam, các chính sách phát triển mới.

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.