Khẩn trương ứng phó bão số 2, tránh xảy ra tai nạn đáng tiếc với du khách

Khẩn trương ứng phó bão số 2, tránh xảy ra tai nạn đáng tiếc với du khách
(PLVN) - Dự kiến bão sẽ đổ bộ vào TP Hải Phòng vào khoảng 4h ngày mai, 4/7. Hiện vẫn còn 1.640 khách du lịch, trong đó có 4 du khách nước ngoài trên đảo Cô Tô (tỉnh Quảng Ninh) chưa về đất liền.

Sáng nay, 3/7, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống Thiên tai (PCTT) họp bàn giải pháp ứng phó bão số 2 (tên quốc tế là MUN). 

Ông Hoàng Phúc Lâm - Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, cho biết, bão số 2 hiện di chuyển với tốc độ khoảng 15 km/h, dự kiến sáng 4/7, bão sẽ đổ bộ vào  khu vực Hải Phòng. Mưa tập trung ở Đồng bằng Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, đặc biệt trong đêm ngày 3 và 47, lượng mưa ở Đồng bằng Bắc Bộ 100- 150 mm. Do mưa, tiềm ẩn lũ quét, lũ bùn, lũ ống ở các địa phương vùng miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ.

Đại tá Trần Văn Đình, Trưởng phòng Cứu hộ- Cứu nạn, Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng cho biết, còn 500 phương tiện đang di chuyển về bờ tránh trú bão. Hiện còn 1.640 du khách ở Cô Tô (tỉnh Quảng Ninh).

Chỉ đạo tại cuộc họp,  Bộ trưởng Bộ NN&PTNN Nguyễn Xuân Cường, Phó trưởng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTT nhấn mạnh: "Chúng ta không chủ quan trong công tác ứng phó cơn bão này".

Bộ trưởng Bộ NN&PTNN Nguyễn Xuân Cường:"Chúng ta tuyệt đối không chủ quan". Ảnh: Ngọc Trìu
Bộ trưởng Bộ NN&PTNN Nguyễn Xuân Cường:"Chúng ta tuyệt đối không chủ quan". Ảnh: Ngọc Trìu

Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, tuyến biển cần chú ý tàu vãng lai, tàu khách du lịch để tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ta. "Đề nghị Bộ Giao thông kiểm tra, thông báo cho các tàu này kể cả tàu khách", Phó trưởng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTT nói.

Về nuôi trồng thủy sản ven bờ, lồng bè cần chú ý các phương án ứng phó. Hiện nay đang là mùa du lịch, các địa phương ven biển du lịch cần triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho khách du lịch. Đồng thời Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cũng lưu ý các hoạt động kinh tế từ Quảng Ninh, Hải Phòng, Ninh Bình, đặc biệt là đối các công trình xây dựng cần phải có phương án đảm bảo an toàn. Riêng đối các đô thị có nguy cơ ngập úng các địa phương cần phải có phương án sẵn sàng xử lý. Tuyến đê quai tại tỉnh Thái Bình cần phải kiểm tra đề phòng.

Đối với các hồ chứa, trong đó các hồ chứa đang sửa chữa hoặc đã xuống cấp, hồ chứa thủy điện nhỏ  phải có phương án vận hành đảm bảo an toàn. Về nông nghiệp đây là giai đoạn lúa đẻ nhánh, các địa phương và các công ty thủy lợi cần chủ động phòng chống úng, tiêu thoát nước đệm. Các tỉnh miền núi phía Bắc thì cần phải đề phòng lũ quét, sạt lở đất, các bãi xỉ thải tại tỉnh Quảng Ninh.

Theo báo cáo sơ bộ, lực lượng bộ đội biên phòng các tỉnh ven biển đã phối hợp với chính quyền các địa phương thông báo, kiểm đếm, hướng dẫn cho 56.557 tàu cá với 229.311 người; 484 tàu du lịch; 146 tàu vận tải với 2.394 người; 5 tàu nước ngoài /82 người; 8.838 lồng bè, lều, chòi canh với 10.750 người.

Tình hình đê biển, đê cửa sông các tỉnh từ Quảng Ninh đến Hà Tĩnh: Trên các tuyến đê biển, đê cửa sông tồn tại 43 vị trí đê điều xung yếu, cần quan tâm, trong đó có 27 đoạn đê (dài 43,83km) và 16 cống dưới đê xung yếu. Các công trình đang thi công dở dang: gồm 02 cống và 04 đoạn đê nâng cấp và cứng hóa mặt đê. Trong đó: Cống Quần Vinh 2 (K8+420) đê biển Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định đã thi công xong phần bê tông. Cống Muối tại K17+350 đê biển 6, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình: Đã thả cánh cống đảm bảo an toàn).

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.