Kêu gọi chấm dứt tình trạng "trộm cắp cô dâu" ở Kyrgyzstan

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trong  một tuyeenn bố mới đây, Liên Hợp Quốc kêu gọi Chính phủ, cơ quan thực thi pháp luật và lực lượng an ninh nhà nước của Kyrgyzstan chấm dứt việc thực hành vô nhân đạo hành vi "trộm cắp cô dâu".

Liên Hợp Quốc gửi lời kêu gọi đến chính quyền Kyrgyzstan

Các quan chức của Liên Hợp Quốc cũng đã gửi lời kêu gọi đến chính quyền Kyrgyzstan cần đảm bảo tuân thủ luật pháp nhằm ngăn chặn và xóa bỏ bất kỳ mọi hành động bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái.  

Tuyên bố lưu ý rằng chính phủ Kyrgyzstan không nên quên nhiệm vụ đảm bảo an ninh và bảo vệ  những người phụ nữ trải qua nạn bạo hành, cũng như truy tố những đối tượng có trách nhiệm trong những tội như vậy. 

"Phụ nữ và trẻ em gái ở Kyrgyzstan và ở tất cả các quốc gia trên thế giới có quyền di chuyển một cách an toàn ở đất nước của họ, không rơi vào nguy cơ bắt cóc và bạo lực", Liên Hợp Quốc nhấn mạnh.

Theo Liên Hợp Quốc, ở Kyrgyzstan, cứ 7 cô gái thì có 1 người dưới 24 tuổi đã kết hôn vì ép buộc. Khoảng 900 người nộp đơn tố cáo về việc bắt cóc cô dâu trong 5 năm qua, và trong hầu hết các trường hợp, không được mở các vụ án hình sự. Ở một số khu vực của đất nước, có tới 40% đàn ông không thấy bất cứ điều gì xấu trong hành vi "trộm cắp cô dâu".

Theo Bộ luật hình sự mới ở Kyrgyzstan, có hiệu lực kể từ năm 2019, đã thắt chặt hình phạt tội bắt cóc cô gái để ép buộc kết hôn. Mức án tù cho tội như vậy bây giờ có thời hạn từ 5 đến 10 năm.

Tục bắt cóc cô dâu xảy ra ở Kyrgyzstan cũng giống như ở các nước như Armenia, Ethiopia, Kazakhstan, Nam Phi và đặc biệt phổ biến ở các vùng nông thôn của Trung Á dù là bất hợp pháp.

Tập tục này được gọi là "ala kachuu" - có nghĩa là "cướp và chạy trốn", theo đó người đàn ông sẽ bắt cô gái về nhà rồi ép cô đồng ý kết hôn bằng cách viết thư chấp thuận và quàng "khăn cưới" lên đầu cô.

Theo Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc, trong nhiều trường hợp, chú rể sẽ hãm hiếp cô dâu, khiến cô không dám về nhà vì xấu hổ.

Sau khi bị bắt cóc, những phụ nữ này không còn được coi là trinh nữ. Thêm vào đó, họ có thể bị cho là cứng đầu và nổi loạn nếu chống lại cuộc hôn nhân.

Tin cùng chuyên mục

Những từ tiếng Anh nào có ảnh hưởng nhất trong 9 thập kỷ qua?

Những từ tiếng Anh nào có ảnh hưởng nhất trong 9 thập kỷ qua?

(PLVN) - Karaoke, virus, AI, deepfake… là một phần trong tập hợp 90 từ tiếng Anh nổi bật có ảnh hưởng định hình chín thập kỷ qua, phần nào phản ánh những phát triển xã hội, văn hóa, công nghệ, chính trị và môi trường đã định hình ngôn ngữ tiếng Anh từ năm 1934 đến năm 2024.

Đọc thêm

'Phát triển kinh tế thể thao: Đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững'

'Phát triển kinh tế thể thao: Đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững'
(PLVN) - Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh vừa phối hợp với Trường Đại học TDTT Thượng Hải, Trung Quốc và Trường Đại học Sư phạm - Đại học Quốc gia Seoul, Hàn Quốc đồng tổ chức thành công Hội nghị Khoa học quốc tế với chủ đề “Phát triển kinh tế thể thao: Đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững”.

2 sự kiện quốc tế đáng chú ý tuần này

2 sự kiện quốc tế đáng chú ý tuần này
(PLVN) - Tuần này, thế giới hướng tới hai ngày lễ quan quan trọng của Liên Hợp Quốc: Ngày Di dân Quốc tế (18/12) tôn vinh những đóng góp của người di cư và Ngày Quốc tế Đoàn kết Nhân loại (20/12) ) kêu gọi sự thống nhất và chia sẻ để xóa đói giảm nghèo.

Nhiều vụ việc đáng tiếc trên thế giới tuần qua

Nhiều vụ việc đáng tiếc trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Thế giới trải qua một tuần đầy biến động với hàng loạt vụ việc thương tâm: Nữ sinh Nhật Bản bị đâm chết tại nhà hàng, nhà sáng lập Mango tử nạn, xả súng kinh hoàng tại Pháp, cháy bệnh viện ở Ấn Độ…

Hành trình “dọn rác” mạng xã hội: Kinh nghiệm từ các quốc gia

Các đạo luật mới ra đời nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu các hành vi tiêu cực của người dùng trên mạng xã hội. (Nguồn: safegate.vn)
(PLVN) - Trong kỷ nguyên kỹ thuật số, mạng xã hội không chỉ là nơi kết nối mà còn trở thành trung tâm phát tán thông tin. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích to lớn, không gian này cũng trở thành “bãi rác” khổng lồ với những nội dung độc hại, tin giả và lời nói căm thù. Việc kiểm soát và “dọn rác” mạng xã hội đã trở thành thách thức không nhỏ đối với nhiều quốc gia trên thế giới.