Iran áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với người Mỹ

Một buổi lễ kỷ niệm hai năm ngày Tướng Qassem Soleimani bị giết (trong một cuộc tấn công của Mỹ) tại Tehran, Iran ngày 3/1/2022. Ảnh: WANA (Thông tấn xã Tây Á ) qua Reuters
Một buổi lễ kỷ niệm hai năm ngày Tướng Qassem Soleimani bị giết (trong một cuộc tấn công của Mỹ) tại Tehran, Iran ngày 3/1/2022. Ảnh: WANA (Thông tấn xã Tây Á ) qua Reuters
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Hôm thứ Bảy Iran tuyên bố áp đặt các lệnh trừng phạt đối với hàng chục người Mỹ, nhiều người trong số họ thuộc quân đội Mỹ, về vụ giết chết tướng Qassem Soleimani vào năm 2020 trong một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái.

Bộ Ngoại giao Iran cho biết 51 người Mỹ đã bị đưa vào danh sách trừng phạt vì liên quan đến "khủng bố" và vi phạm nhân quyền. Bước đi này cho phép các nhà chức trách Iran thu giữ bất kỳ tài sản của các cá nhân này ở Iran, cho dù nó có thể chỉ mang tính biểu tượng khi thực tế không có các tài sản đó.

Bộ cho biết trong một tuyên bố được truyền thông địa phương đưa tin rằng 51 người đã bị nhắm mục tiêu vì "vai trò của họ trong tội ác khủng bố của Hoa Kỳ đối với Tướng Qassem Soleimani và binh lính của ông ta, cũng như cổ vũ chủ nghĩa khủng bố và vi phạm các quyền cơ bản của con người".

Tướng Mỹ Mark Milley

Tướng Mỹ Mark Milley

Những người được thêm vào danh sách trừng phạt Iran bao gồm Tướng Mỹ Mark Milley, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân và cựu cố vấn an ninh quốc gia của Nhà Trắng Robert O'Brien.

Trong một động thái tương tự được công bố cách đây một năm, Iran đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với cựu Tổng thống Donald Trump và một số quan chức cấp cao của Mỹ về những gì mà nước này gọi là các hành vi "khủng bố và chống nhân quyền".

Soleimani, chỉ huy Lực lượng Quds của Iran, cánh tay ở nước ngoài của Lực lượng Vệ binh Cách mạng ưu tú, đã bị giết ở Iraq trong một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái vào ngày 3/1/2020, theo lệnh của Tổng thống Donald Trump khi đó.

Tổng thống Iran Ebrahim Raisi, phát biểu nhân kỷ niệm hai năm ngày Tướng Soleimani bị ám sát, cho biết trong tuần này ông Trump phải ra tòa vì vụ giết người nếu không Tehran sẽ trả thù.

Chính quyền cựu Tổng thống Trump đã giảm nhẹ các lệnh trừng phạt đối với các quan chức, chính trị gia và công ty Iran sau khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân năm 2015 giữa Tehran với các cường quốc trên thế giới vào năm 2018 vì cho rằng Iran đang vi phạm thỏa thuận.

Iran và Hoa Kỳ hiện đang tổ chức các cuộc đàm phán gián tiếp tại Vienna về việc cứu vãn thỏa thuận năm 2015 này.

Trong một cuộc phỏng vấn với Al Jazeera hôm 6/1, Ngoại trưởng Iran Hossein Amir-Abdollahian cho biết Iran có thể quay trở lại thỏa thuận hạt nhân năm 2015 với phương Tây nếu tất cả các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với nước này được dỡ bỏ.

Thỏa thuận, được gọi là Kế hoạch Hành động Toàn diện chung, đã đề nghị Iran giảm nhẹ các biện pháp trừng phạt hạn chế để đổi lấy việc kiềm chế chương trình làm giàu hạt nhân của nước này.

Tin cùng chuyên mục

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham gia phiên đối thoại.

Việt Nam chuẩn bị đối thoại về Báo cáo UPR tại Hội đồng Nhân quyền LHQ

(PLVN) - Ngày 7/5, tại Trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) ở Geneva (Thụy Sỹ), Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham gia phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người theo cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền LHQ.

Đọc thêm

Đoàn kiều bào thăm, động viên quân, dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I

Đoàn công tác số 11 do Chuẩn Đô đốc Phạm Văn Luyện, Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân chủng Hải quân, ra thăm Trường Sa.
(PLVN) - Nhân dịp kỷ niệm 49 năm thống nhất Tổ quốc (30/4/1975 – 30/4/2024) và giải phóng quần đảo Trường Sa (29/4/1975), 69 năm thành lập Hải quân nhân dân Việt Nam (7/5/1955), Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Tư lệnh Hải quân tổ chức Đoàn đại biểu kiều bào đi thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ và người dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I trong khuôn khổ Đoàn công tác số 11.

Tiết lộ khẩu pháo phòng không nguy hiểm nhất của Nga

Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga.
(PLVN) - Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga không chỉ là phương tiện phòng không chống lại trực thăng, máy bay không người lái cỡ lớn và máy bay chiến đấu bay thấp mà còn là vũ khí đất đối đất “sát thủ” cả trên bộ và trên biển.

Mỹ chế tạo máy bay 'Ngày tận thế' mới

Một máy bay chỉ huy và điều khiển E-4B.
(PLVN) - Mỹ sẽ phát triển một máy bay “Ngày tận thế” mới để cho phép tổng thống Mỹ tiếp tục lãnh đạo đất nước trong trường hợp xảy ra chiến tranh hạt nhân hoặc thảm họa lớn khác phá hủy các trung tâm chỉ huy và kiểm soát trên mặt đất.