Indonesia trở thành tâm dịch COVID-19 của châu Á

Nhân viên khoa chăm sóc đặc biệt tiến hành kiểm tra y tế cho bệnh nhân COVID-19 tại Bệnh viên thành phố Bogor, Indonesia ngày 23/6.
Nhân viên khoa chăm sóc đặc biệt tiến hành kiểm tra y tế cho bệnh nhân COVID-19 tại Bệnh viên thành phố Bogor, Indonesia ngày 23/6.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Indonesia đã vượt qua Ấn Độ trở thành tâm dịch mới của châu Á, nơi số ca nhiễm hàng ngày vượt quá 40.000 người trong hai ngày liên tiếp. Giới chức cảnh báo biến thể Delta đang lây lan ngoài phạm vi đảo Java.

Hôm 13/7, Indonesia đã ghi nhận thêm 47.899 bệnh nhân mới, cao kỷ lục từ trước đến nay và tăng nhiều so với con số 40.427 một ngày trước đây. Trong khi đó, số ca mắc mới ở Ấn Độ là 32.906, giảm từ 37.154 ca của ngày hôm trước.

Đáng báo động hơn, mặc dù có số ca mắc hàng ngày nhiều hơn nhưng nền dân số 270 triệu người của Indonesia chỉ bằng 1/5 so với dân số Ấn Độ. Theo số liệu của ourworldindata.org, tỷ lệ lây nhiễm tại Indonesia hiện xấp xỉ 132 ca trên 1 triệu người, gấp nhiều lần so với con số 26 trên 1 triệu người của Ấn Độ tính đến ngày 11/7.

Trong khi số ca tử vong theo ngày hôm 13/7 bằng 1/2 so với 2.020 ca ở Ấn Độ, tỷ lệ trên đầu người của Indonesia lại cao hơn, tức trung bình 3 ca trên 1 triệu người, nhiều hơn mức dưới 1 ca tại Ấn Độ.

Theo báo Nikkei, những số liệu trên có thể đầy đủ so với thực tế ở Indonesia. Tỷ lệ người dương tính với virus corona ở quốc gia Đông Nam Á này - được xác định trên những người đã xét nghiệm - đã dao động khoảng 30% trong tuần qua, trong khi con số này ở Ấn Độ là 2%.

Nhìn chung, tỷ lệ người mắc COVID-19 được xác nhận ở Ấn Độ vẫn là cao nhất ở châu Á với 30,9 triệu trường hợp và 410.784 trường hợp tử vong tính đến ngày 13/7, xếp ngay sau đó là Indonesia với 2.615.529 trường hợp và 68.219 trường hợp tử vong.

Tuy nhiên, khi các số liệu của Ấn Độ tiếp tục giảm so với mức đỉnh của tháng 5, đợt bùng phát tồi tệ nhất của Indonesia kể từ đầu đại dịch vẫn chưa có dấu hiệu chậm lại.

Bộ trưởng Y tế Budi Sadikin ngày 13/7 cho biết tỷ lệ sử dụng giường điều trị cho bệnh nhân COVID-19 ở 12 tỉnh trên toàn Indonesia đã vượt quá 70% - một nửa trong số đó ở Java và phần còn lại ở các đảo lớn khác. Tại thủ đô Jakarta của quốc gia, tỷ lệ kín giường bệnh là gần 90% mặc dù đã lập thêm một số bệnh viện dã chiến trong thời gian gần đây.

Đầu năm nay, chính phủ đã chỉ định sử dụng 30% trong số 400.000 giường bệnh trên toàn quốc để điều trị COVID-19, nhưng các giường bệnh này đã nhanh chóng lấp đầy sau kỳ nghỉ lễ Eid vào tháng 5 cùng với sự xuất hiện của một số virus biến thể nguy hiểm, trong đó có biến thể Delta. Hệ thống y tế của Jakarta cũng báo cáo về tình trạng thiếu nhân viên y tế, khí oxy và vật tư liên quan.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.