Huyện Tân Trụ (Long An): Đầu tư mở rộng đường nông thôn - đòn bẩy cho sự phát triển kinh tế địa phương

 Cắt băng khánh thành đường giao thông nông thôn được đầu tư mở rộng, nâng cấp theo Nghị quyết số 22.
Cắt băng khánh thành đường giao thông nông thôn được đầu tư mở rộng, nâng cấp theo Nghị quyết số 22.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Qua gần 2 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 22-NQ/HU của Huyện ủy Tân Trụ về tập trung đầu tư mở rộng, nâng cấp các tuyến đường giao thông nông thôn giai đoạn 2021 - 2025, với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, được nhân dân đồng thuận cao và tích cực tham gia. Qua đó, đem lại nhiều kết quả quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, thay đổi diện mạo nông thôn Tân Trụ.

Ông Trịnh Phước Trung - Chủ tịch UBND huyện Tân Trụ đã chia sẻ với Báo PLVN về chặng đường triển khai thực hiện Nghị quyết số 22 và những định hướng sắp tới.

- Năm 2021, sau khi hoàn thành công trình điểm để rút kinh nghiệm, Ban Thường vụ Huyện ủy chỉ đạo các UBND xã, thị trấn còn lại tiến hành khảo sát đăng ký thực hiện ít nhất 1 công trình trong năm 2022, với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, tổng số là 10 tuyến đường giao thông nông thôn với mặt đường rộng 5m trở lên, tổng chiều dài 10.304,17m, kinh phí 52.228 triệu đồng. Xin ông cho biết, đến nay các công trình đã được triển khai thực hiện thế nào?

- Trên tinh thần Nghị quyết số 22, UBND huyện Tân Trụ đã tập trung nhiều nguồn lực để mở rộng, nâng cấp các tuyến đường giao thông nông thôn (GTNT) và coi đây là đòn bẩy để thúc đẩy KT-XH phát triển. Năm 2021, huyện Tân Trụ đã thống nhất chọn công trình đường Đặng Văn Chúng (xã Bình Tịnh) làm công trình điểm thực hiện theo Nghị quyết số 22. Công trình đã hoàn thành và đưa vào sử dụng đầu năm 2022, giúp cải thiện tình trạng giao thông, tăng cường kết nối giữa khu vực nông thôn và thị trấn, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống và phát triển kinh tế địa phương.

Sau khi hoàn thành công trình điểm, Ban Thường vụ Huyện ủy rút kinh nghiệm, chỉ đạo các xã, thị trấn còn lại tiến hành khảo sát, lấy ý kiến người dân và đăng ký thực hiện ít nhất 1 công trình trong năm 2022 với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Tháng 8/2022, xã Lạc Tấn là đơn vị thứ 2 khởi công công trình đường kênh Bảy Hoàng dài trên 1km, mặt đường bê tông rộng 5m, kinh phí trên 5 tỷ đồng. Trong đó, người dân đóng góp gần 1,2 tỷ đồng và trên 2.500m2 đất. Tuyến thứ 3 được khởi công là đường Nguyễn Thị Lầu, xã Quê Mỹ Thạnh, với chiều dài 1,3km, thảm nhựa 5m, kinh phí đầu tư 6,5 tỷ đồng; trong đó, người dân đóng góp 1,3 tỷ đồng và 2.600m2 đất.

Tuyến thứ 4 được khởi công là đường Nguyễn Văn Châu, xã Đức Tân, tuyến đường dài trên 1,1km, thảm nhựa 5m, kinh phí đầu tư 4 tỷ đồng. Trong đó, người dân đóng góp trên 800 triệu đồng và 2.200m2 đất. Tháng 9/2022, xã Bình Lãng khởi công tuyến đường Bình Đức - Bình An dài gần 2km, thảm nhựa 5m, kinh phí đầu tư gần 10 tỷ đồng. Trong đó, người dân đóng góp gần 5.000m2 đất và gần 2 tỷ đồng.

Đến nay, huyện Tân Trụ đã có 08/10 công trình thực hiện theo Nghị quyết số 22 trên địa bàn xã, thị trấn, thi công hoàn thành, nghiệm thu đưa vào sử dụng theo đúng kế hoạch đề ra, bảo đảm chất lượng, mỹ quan từng công trình. Hiện còn 02 công trình trên địa bàn xã Tân Bình và xã Tân Phước Tây đang được tích cực triển khai thi công chuẩn bị bê tông mặt đường. Đồng thời, huyện cũng đã tiến hành khảo sát để thực hiện các quy trình, thủ tục, tiếp tục triển khai các công trình ở năm 2023 và những năm tiếp theo.

- Việc tập trung đầu tư mở rộng, nâng cấp các tuyến đường GTNT theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, giám sát và dân thụ hưởng” đã được cụ thể hóa bằng những việc làm như thế nào? Ông đánh giá kết quả đạt được sự đồng thuận trong nhân dân ra sao?

- Để bảo đảm người dân nắm, biết và tạo sự đồng thuận trong nhân dân khi triển khai thực hiện các công trình đường giao thông nông thôn theo Nghị quyết số 22, UBND huyện, UBND xã, thị trấn đã tăng cường thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền thường xuyên, liên tục bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú như: thông qua đài, các trạm truyền thanh xã, thị trấn,…; tổ chức Hội nghị đối thoại trực tiếp giữa Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện với nhân dân về “Trao đổi, chia sẻ những thuận lợi, khó khăn, định hướng trong triển khai thực hiện Nghị quyết số 22” nhằm nắm bắt kịp thời tâm tư, nguyện vọng, đề xuất, kiến nghị của nhân dân để có những giải pháp thiết thực, cụ thể khi triển khai thi công các công trình.

Đặc biệt, trước khi triển khai thực hiện công trình, UBND xã, thị trấn đã tổ chức họp dân thông qua phương án thiết kế và trong quá trình triển khai thi công công trình, UBND xã, thị trấn đã thành lập các ban giám sát nhân dân ấp, khu phố để người dân trực tiếp tham gia giám sát toàn diện quá trình thi công, bảo đảm công trình hoàn thành đạt chất lượng, mỹ quan và đúng thiết kế được phê duyệt.

Từ đó đã tạo được sự đồng thuận cao trong nhân dân khi triển khai thực hiện công trình, bảo đảm thực hiện theo đúng phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” và bảo đảm nguyên tắc “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, giám sát và dân thụ hưởng” mà Nghị quyết số 22-NQ/HU đề ra. Ước tính từ lúc triển khai thực hiện đến nay người dân trên toàn địa bàn huyện đã đóng góp trên 20.000m2 đất và trên 10 tỷ đồng kinh phí thực hiện.

- Thời gian tới, UBND huyện Tân Trụ đề ra nhiệm vụ, giải pháp gì để tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 22-NQ/HU đạt hiệu quả cao trong năm 2023?

- Để tiếp tục triển khai thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu của Nghị quyết số 22-NQ/HU của Huyện ủy trong thời gian tới, trước mắt là mục tiêu cuối năm 2023 các xã, thị trấn hoàn thành thêm ít nhất 1 tuyến đường giao thông nông thôn theo Nghị quyết số 22, UBND huyện đã đề ra những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm như:

Nhiều tuyến đường giao thông nông thôn được mở rộng theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”.

Nhiều tuyến đường giao thông nông thôn được mở rộng theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”.

Thứ nhất, tiếp tục quán triệt sâu sắc, thông tin, tuyên truyền thường xuyên liên tục nội dung Nghị quyết số 22-NQ/HU của Huyện ủy để cán bộ, đảng viên và nhân dân thông suốt, đồng thuận cao hơn nữa trong thực hiện; xác định rõ cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên làm nòng cốt, gương mẫu đi đầu trong hiến đất, vật kiến trúc, đóng góp kinh phí thực hiện và tiếp tục phát huy dân chủ, vai trò chủ thể của người dân trong tham gia thực hiện, với phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, giám sát và dân thụ hưởng”, làm cho mỗi người dân hiểu, nêu cao ý thức, trách nhiệm để cùng Nhà nước xây dựng các tuyến đường giao thông nông thôn.

Thứ hai, nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong đầu tư xây dựng các công trình trên địa bàn huyện, đặc biệt là các công trình thực hiện theo Nghị quyết số 22. Thường xuyên tăng cường công tác kiểm tra, giám sát quá trình triển khai thi công công trình, bảo đảm công trình hoàn thành đúng kế hoạch, thiết kế, chất lượng, mỹ quan; kịp thời chỉ đạo giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong khi triển khai thực hiện không để xảy ra bức xúc trong nhân dân.

Thứ ba, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện tốt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, hệ thống giao thông nông thôn, xây dựng nông thôn mới nâng cao đã được phê duyệt. Xem xét giảm, hoặc miễn việc đóng góp kinh phí đối với những hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ khó khăn, hộ hiến nhiều đất… bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch và phải được người dân đồng thuận cao.

Thứ tư, chỉ đạo tăng cường công tác phối hợp chặt chẽ, kịp thời giữa các cơ quan chuyên môn huyện và UBND xã, thị trấn trong công tác chuẩn bị hồ sơ, thiết kế, vận động giải phóng mặt bằng và quy trình thực hiện thủ tục đấu thầu các công trình đúng quy định.

Cuối cùng là kịp thời biểu dương, khen thưởng các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình có thành tích nổi bật trong thực hiện Nghị quyết số 22 của Huyện ủy nhằm lan tỏa giá trị tích cực, củng cố niềm tin, tăng cường sự đồng thuận của nhân dân trong thời gian tới.

- Xin trân trọng cảm ơn ông!

Tin cùng chuyên mục

Công an huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) ra quân tuần tra vũ trang dịp nghỉ lễ.

Quảng Ninh bảo đảm tốt an ninh, trật tự 5 ngày nghỉ lễ

(PLVN) - Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay kéo dài 5 ngày, lượng khách du lịch đến với Quảng Ninh tăng cao, với nhiều sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch đã thu hút sự tham gia đông đảo của người dân, du khách trong nước và quốc tế. Lực lượng Công an toàn tỉnh Quảng Ninh đã chủ động nắm tình hình, triển khai đồng bộ các lực lượng, giải pháp, bảo đảm tuyệt đối an ninh, an toàn cho người dân và du khách.

Đọc thêm

Mùa hành tím ở Quảng Ngãi

Mùa hành tím ở Quảng Ngãi
(PLVN) -  Xã Bình Hải (huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) “thủ phủ hành tím” lớn thứ 2 sau đảo Lý Sơn đang vào mùa thu hoạch rộ.

Đơn vị 'Anh hùng' của Công an Bạc Liêu

Đơn vị 'Anh hùng' của Công an Bạc Liêu
(PLVN) - Với vai trò là lực lượng nòng cốt trong đấu tranh, phòng chống tội phạm, thời gian qua, Phòng Cảnh sát hình sự - Công an tỉnh Bạc Liêu đã tham mưu, đề xuất nhiều chương trình, kế hoạch, biện pháp đấu tranh hiệu quả với các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, góp phần giữ vững ổn định ANTT tại địa phương. 

Hải Phòng phát triển theo hướng 'Đô thị đa trung tâm và các đô thị vệ tinh'

Phối cảnh Khu du lịch quốc tế Đồi Rồng - Dragon Ocean Đồ Sơn.
(PLVN) - Với mục tiêu xây dựng và phát triển Hải Phòng trở thành TP Cảng biển lớn, đi đầu cả nước trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) và chuyển đổi số; là động lực phát triển của vùng Bắc Bộ và cả nước; có công nghiệp hiện đại, thông minh, bền vững, có kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, kết nối thuận lợi trong nước và quốc tế bằng cả đường bộ, đường sắt, đường biển, đường hàng không và đường thủy nội địa. Là trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế, hàng đầu ở Đông Nam Á...

Vụ chìm sà lan trên biển Quảng Ngãi: Dừng tìm kiếm thuyền viên mất tích

Các lực lượng chức năng đã nỗ lực tìm kiếm trong 4 ngày nhưng không có phát hiện mới. (Ảnh: BĐBP tỉnh Quảng Ngãi)
(PLVN) -  Ngày 28/4, Đại tá Trần Tuấn Anh, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Quảng Ngãi cho biết sau hơn 4 ngày nỗ lực tìm kiếm nhưng không có phát hiện mới, lực lượng chức năng tỉnh Quảng Ngãi đã quyết định rút các tàu ở hiện trường, dừng tìm kiếm thuyền viên mất tích trên biển.

Ninh Bình phấn đấu trở thành miền đất giàu về văn hóa, mạnh về kinh tế, xanh - sạch về môi trường.

Ninh Bình phấn đấu trở thành miền đất giàu về văn hóa, mạnh về kinh tế, xanh - sạch về môi trường.
(PLVN) - Ngày 27/4, UBND tỉnh Ninh Bình phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế "Phát huy vai trò, giá trị Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An trong xây dựng Đô thị Di sản thiên niên kỷ và kết nối các thành phố di sản thế giới" .

Kỉ niệm 30 năm thành lập Làng trẻ em SOS Đà Nẵng

Tặng quà tri ân cho các đoàn thể có thành tích nổi bậc
(PLVN) -  Nhằm kỉ niệm thành lập làng trẻ em SOS Đà Nẵng, sáng ngày 26/04 tại K142 đường Lê Văn Hiến, Khuê Trung, Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng, Làng trẻ em SOS Đà Nẵng phối hợp với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã tổ chức kỉ niệm 30 năm thành lập làng trẻ em SOS Đà Nẵng (1994-2024)

Đừng để suối Tiên “ngủ quên” trong mùa du lịch

Khu du lịch sinh thái suối Tiên (xã Lộc Thủy, huyện Phú Lộc) những năm qua đã trở thành điểm du lịch điển hình của địa phương. (Ảnh: V.Dinh)
(PLVN) - Sau nhiều năm đi vào hoạt động, khu du lịch sinh thái suối Tiên - hồ Thủy Yên ở xã Lộc Thủy, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế đã trở thành điểm du lịch điển hình của địa phương. Tuy nhiên, mới đây, Công ty TNHH Nhà nước MTV Quản lý khai thác công trình thuỷ lợi tỉnh có văn bản yêu cầu HTX nông nghiệp Thủy An đóng cửa khu du lịch sinh thái này vì chưa được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cấp giấy phép hoạt động.