Hương vị Tết Việt qua âm nhạc

Nhạc sĩ Đoàn Chuẩn với nhạc phẩm rất đẹp Gửi người em gái.
Nhạc sĩ Đoàn Chuẩn với nhạc phẩm rất đẹp Gửi người em gái.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Ngày Tết, những giai điệu lại vang lên khắp nơi. Có những khúc ca vui tươi và cũng có những giai điệu da diết, nhớ mong.

Một dịp cuối năm hơn 10 năm về trước, tôi cà phê cùng người anh trên quận Nhất, TP HCM, nhìn dòng người khẩn trương trang trí đường hoa Nguyễn Huệ để chào đón năm mới. Nghe Happy New Year của ABBA tại CIAO cafe anh em tranh luận rằng đâu là bài hát tượng trưng như Happy New Year của âm nhạc Việt? Một câu hỏi vô cùng khó…

Anh em tôi sau một hồi tranh luận đều đi đến thống nhất rằng có ba bài hát có thể đứng đầu cho cuộc bầu chọn thiên về tâm trạng cảm xúc và cả sự phổ biến được công chúng ít nhiều ghi nhận trong suốt thời gian từ khi ra đời, đã đi qua cuộc chiến và cả những năm tháng nhọc nhằn của đất nước để âm thầm tồn tại trong lòng người nghe bao thế hệ và đến tận bây giờ, tiêu biểu nhất có thể kể đến ba lựa chọn: Ly rượu mừng - Phạm Đình Chương; Xuân và tuổi trẻ - La Hối; Mùa xuân đầu tiên - Văn Cao.

Chỉ là tiêu biểu chứ không phải là nhất vì nói đến nhất e hơi chủ quan, xét cho cùng âm nhạc là tâm trạng là cảm xúc, giá trị phổ quát không hẳn là nhất. Tiêu chí có thể coi là duy nhất để đánh giá sức sống một bài hát là bài hát ấy được công chúng ghi nhận thep thời gian.

Trước khi đi vào thứ bậc, thiết nghĩ cần phải điểm qua có bao nhiêu ca khúc phổ biến về mùa xuân đã và đang thịnh hành trong suốt từ những năm 50-60 của thế kỷ trước đến bây giờ..

Từ Bắc vô Nam theo địa lý sẽ dễ hơn. Trong khuôn khổ bài viết này tôi thuần túy chỉ đề cập đến các sáng tác về mùa xuân và Tết Việt qua âm nhạc chứ không mở rộng góc nhìn ra vì tôi e mình sẽ không đủ sức để viết vì giới hạn hiểu biết của mình.

Hương vị của ngày Tết, ngày xuân luôn thổn thức, dịu dàng và da diết trong câu hát của Đoàn Chuẩn - Từ Linh trong ca khúc Gửi người em gái. Một ca khúc đượm buồn vì mối tình rơi vào vô vọng giữa nhạc sĩ hào hoa và ca sĩ xinh đẹp tên Mộc Lan.

Bài hát ra đời từ năm 1956, mở ra một không gian mang đậm chất Hà Nội, phảng phất một không khí Tết truyền thống đậm chất miền Bắc nhưng lại khá phong lưu hệt cá tính nhạc sĩ: “Cành hoa tim tím bé xinh xinh báo xuân nồng. Đượm đà phong kín cánh mong manh tấm hoa lòng. Hà Nội chờ đón Tết vắng bóng người đi liễu rũ mà chi. Đêm tân xuân Hồ Gươm sao long lanh”.

Nhạc sĩ Văn Cao với tác phẩm bất hủ Mùa xuân đầu tiên.

Nhạc sĩ Văn Cao với tác phẩm bất hủ Mùa xuân đầu tiên.

Tuy nhiên không khí Tết ở bài hát này có vẻ gì đó khá phong lưu và sang trọng không hợp với đại đa số đời sống người dân miền Bắc bây giờ, nên rất khập khiễng nếu như so sánh với đời sống đối lập trong Người ngựa ngựa người của Nguyễn Công Hoan. Do đó bài hát này không hợp với số đông nên nó chỉ khiêm tốn về độ phổ biến so với những bài hát khác.

Với nhạc sĩ Phạm Đình Chương có thể do tuổi thơ ông sống chủ yếu ở quê ngoại Sơn Tây, nhìn cảnh thanh bình êm ả của làng quê nên các sáng tác của ông trong ca khúc Ly rượu mừng, thấm đậm chất quê hương.

Trong cái nhìn “u uẩn chiều lưu lạc” (thơ Quang Dũng - Đôi mắt người Sơn Tây) nên mùa Xuân trong Ly rượu mừng đại đồng hơn, cận nhân tình hơn. Có lẽ vì lý do đó nên ca khúc đi vào công chúng tứ thì cũng như sâu rộng hơn được yêu mến đến bây giờ.

Miền Trung có nhóm La Hối, Lê Trọng Nguyễn, Dương Minh Ninh, Lan Đài, Hoàng Tú Mỹ, Trương Đình Quang, Huỳnh Bá, Trầm Tử Thiêng, Phan Huỳnh Điểu nhưng phải nói thành công và tiêu biểu nhất phải là Xuân và tuổi trẻ.

Nhìn lại thì thấy âm nhạc, bài hát về Xuân thì thấy miền Nam có vẽ nhỉnh hơn về số lượng ca khúc và độ phổ biến so với các miền còn lại. Các sáng tác miền Nam gắn liền với xuân tha hương, hình tượng người lính khắc khoải về một cái Tết xưa...

Hùng Cao (tác giả bài viết) là một kiến trúc sư rất đam mê âm nhạc. Ảnh anh chụp chung với người vợ hiền.

Hùng Cao (tác giả bài viết) là một kiến trúc sư rất đam mê âm nhạc. Ảnh anh chụp chung với người vợ hiền.

Nhưng trong cảnh trăm hoa đó có những khoảnh khắc bất chợt sẽ làm cho người nghe giao động và cảm xúc trong mỗi hoàn cảnh và chiêm nghiệm riêng mình âm nhạc cũng theo cảm xúc và thời điểm.

Như một chiều Xuân ở khu trọ ngoại ô thành phố trong những cái tết xa nhà bất chợt nghe Anh cho em mùa Xuân thơ Kim Tuấn nhạc Nguyễn Hiền.

"...Đất mẹ đầy cỏ lúa

Đồng ta xanh mấy mùa

Ngoài đê diều căng gió

Thoảng câu hò đôi lứa

Trong xóm vang chuông chùa.."

Và tôi đã bật khóc trong buổi chiều "xuân tha hương" ấy. Tự dưng tôi thèm cảm giác Xuân quê nghèo đến vậy. Bây giờ sau 5 - 6 cái Tết xa nhà cho nên Tết với tôi luôn đậm đà và thiêng liêng dù xa quê.

Cũng có thể, khi con người ta đã đến một độ tuổi nào đó, cái cảm giác tri túc cũng dễ dàng có hơn. Chỉ cần nhìn cái màu nắng vàng óng lưu luyến trên mấy khóm vạn thọ chân quê cũng đủ thấy lòng vình yên một cách lạ kỳ.

Cũng như vậy, buổi tối giao thừa thèm được về ngồi bên bếp lửa hồng nghe tiếng pháo giao thừa đã mấy mươi năm mới trở lại, được ngủ trong căn nhà xưa, lắng nghe ngoài vườn con chim đêm nào đó gọi nhau cũng đủ thấy một cái tết sum vầy viên mãn.

Càng mong đợi nhiều, con người ta càng dễ thất vọng. Nên chi cũng cần tập biết đủ với những gì giản đơn nhất mà dâu bể cuộc đời đã bỏ rơi lại trên con đường chở tất cả đến miền quên lãng.

(Mồng 8/ Tháng chạp/Nhâm Dần/2022)

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Phát huy giá trị di sản văn hóa

Phát huy giá trị di sản văn hóa
(PLVN) -  Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Bộ Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của người làm công tác di sản văn hóa (DSVH). Tinh thần xuyên suốt của Bộ Quy tắc là nâng cao trách nhiệm đạo đức, chuyên môn và ý thức nghề nghiệp của những người đang trực tiếp làm việc trong lĩnh vực DSVH, đồng thời lan tỏa nhận thức xã hội về giá trị và tầm quan trọng của di sản với sự phát triển bền vững của đất nước.

Đưa thời trang dân tộc thiểu số ra sàn diễn quốc tế

Cảm hứng từ văn hóa dân tộc thiểu số đang được nhiều nhà thiết kế lựa chọn để sáng tạo ra những bộ sưu tập vươn tầm quốc tế. (Ảnh minh họa - Nguồn: Saigoneer)
(PLVN) - Kho tàng văn hóa đồ sộ và đặc sắc của 54 dân tộc đã tạo nên bản sắc cho văn hóa Việt Nam, tạo ra những đặc trưng riêng, dấu ấn, điểm nhấn sâu sắc. Đây là một chất liệu khơi gợi nguồn cảm hứng cho nhiều nhà thiết kế thời trang Việt Nam sáng tạo nên những bộ trang phục độc đáo, vang tầm quốc tế.

Sân khấu kịch nỗ lực đưa lịch sử đến gần khán giả trẻ

Sân khấu kịch nỗ lực đưa lịch sử đến gần khán giả trẻ
(PLVN) - Sau “Đức Thượng công Tả quân Lê Văn Duyệt - Người mang 9 án tử”, “Lệ Chi Viên! (Bí mật vườn Lệ Chi)” là vở diễn tiếp theo của chương trình “Sân khấu Sử Việt học đường” được Sân khấu kịch Idecaf (nay là Nhà hát kịch Idecaf) thực hiện mục tiêu lan tỏa tinh thần yêu sử đến thế hệ trẻ.

Kích cầu du lịch bằng dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Để kích cầu du lịch, cần có những chính sách ưu đãi. (Ảnh minh họa: Chinhphu.vn)
(PLVN) - Chỉ còn hai tuần nữa là đến dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5. Năm nay, Việt Nam có nhiều hoạt động trong dịp nghỉ lễ này. Cận kề tuần nghỉ lễ nhiều điểm đến du lịch đã đặt chỗ kín phòng. Điều đó cho thấy sức hấp dẫn các tour nội địa trong những ngày lễ trọng đại của đất nước.

Vinh danh nhà bác học Lê Quý Đôn

Lê Quý Đôn - một trong những Danh nhân văn hóa kiệt xuất của nước ta. (Ảnh: Tư liệu)
(PLVN) - Những năm qua, Viện Nghiên cứu Văn hóa và Nghệ thuật Việt Nam và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Bình đã chuẩn bị hồ sơ Danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn để đề nghị UNESCO đồng tổ chức 300 năm Ngày sinh của ông vào năm 2026. Đêm 10/4/2025 (giờ địa phương) vừa qua, tại Kỳ họp khóa 221 của Hội đồng Chấp hành Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO), các nước thành viên đã thông qua Quyết định khuyến nghị Đại hội đồng UNESCO, phê duyệt việc vinh danh và cùng kỷ niệm ngày sinh của danh nhân Lê Quý Đôn.

'Người thắp lửa đầu tiên' cho chiếu Chèo Việt Nam

Quang cảnh Hội thảo
(PLVN) - Ngày 15/4, tại thành phố Hoa Lư, UBND tỉnh Ninh Bình phối hợp với Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, Viện Nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc tổ chức Hội thảo khoa học “Thân thế, sự nghiệp Ưu bà Phạm Thị Trân”.

Lễ hội Hoa Phượng Đỏ 2025 sắp diễn ra với nhiều điểm mới ấn tượng

Lễ hội Hoa Phượng Đỏ năm 2025 diễn ra đúng dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng sẽ được tổ chức với quy mô hoành tráng, đậm bản sắc Hải Phòng.
(PLVN) - Năm 2025 là năm thứ 12 Lễ hội Hoa Phượng Đỏ được tổ chức cùng với kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Hải Phòng (13/5/1955 – 13/5/2025). Năm nay, TP Hải Phòng dự kiến sẽ đón nhận danh hiệu “Thành phố Anh hùng”. Đây là sự kiện đặc biệt quan trọng, thể hiện tinh thần đại đoàn kết toàn dân qua chặng đường 70 năm giải phóng, xây dựng, bảo vệ và phát triển; đồng thời khẳng định ý chí quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền, quân và dân Hải Phòng cùng cả nước vững bước vào kỷ nguyên mới.

Đề xuất phục dựng Phố Hiến cổ: Kỳ vọng làm sống lại quá khứ vàng son

Đề xuất phục dựng Phố Hiến cổ: Kỳ vọng làm sống lại quá khứ vàng son
(PLVN) -  “Thứ nhất Kinh kỳ, thứ nhì Phố Hiến” – câu ca dao đã đi vào tiềm thức người Việt như một minh chứng cho sự sầm uất, thịnh vượng của thương cảng Phố Hiến trong thế kỷ 16 - 17. Trong Báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ về đề án “Xây dựng và phục dựng Phố Hiến cổ” mới đây, UBND tỉnh Hưng Yên cho rằng, đây sẽ “cơ hội vàng” để tỉnh bứt phá trong lĩnh vực du lịch.

Phim ngắn 'Vòng ngà tội lỗi' lên tiếng ngăn chặn vấn nạn giết hại voi

Phim ngắn 'Vòng ngà tội lỗi' lên tiếng ngăn chặn vấn nạn giết hại voi
(PLVN) - Có một thực tế mà nhiều người không biết là việc mua bán ngà voi chính là nguyên nhân trực tiếp khiến voi bị giết hại. Số tiền mà người tiêu dùng chi trả vô tình tiếp tay làm giàu cho những kẻ săn bắn và buôn bán ngà voi khiến cho voi tiếp tục bị giết hại để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của một bộ phận người dân.