Hương vị ngày 20/11...

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Hương vị của ngày Nhà giáo Việt Nam lúc đó chẳng thể nào quên, chúng tôi đứa cầm nón, đứa mang bánh xà phòng, có đứa cầm 1 bức ảnh bông hoa hồng buộc nịt cẩn thận mang đến để tặng cô giáo nhân ngày 20/11.

Nhà cô làm bánh mỳ nóng.

Lò bánh mỳ với ánh sáng vàng mờ ảo bởi làn khói bốc lên nghi ngút. Đến thăm cô nhưng đứa nào đứa ấy đều háo hức ra trò vì được no lê cái bụng. Những chiếc bánh mỳ thơm ngào ngạt, nóng bỏng tay khiến đứa nào cũng xuýt xoa trong buổi sáng mùa đông.

Những tưởng ngày này cô sẽ chỉ đón tiếp học sinh, ấy vậy mà cô vẫn tất bật lấy bánh khỏi lò, bán hàng cho những khách ghé qua. Đôi bàn tay gầy guộc của cô thường vương bụi phấn giờ lại lấm tấm bột bánh mỳ. Ngoài giờ dạy học cô vẫn làm bánh vào mỗi buổi sáng sớm để kiếm thêm thu nhập.

Hơn 30 năm, những hình ảnh về cô cũng dần mờ nhạt nhưng hương vị đặc biệt của ngày hôm ấy vẫn hiện lên mỗi khi tôi đi qua một hàng bánh mì nào đó.

Cho đến bây giờ, có lẽ cô chẳng thể nào nhớ nổi những đứa học sinh lớp 3 đến thăm cô nhưng lại ăn hết cả một rổ bánh mỳ của cô ngày ấy. Nhưng mỗi chúng tôi thì luôn nhớ mãi về người!

Cuộc sống ngày càng hối hả, trong guồng quay của cơm, áo, gạo tiền mỗi người thầy, người cô khi trên lớp họ là những người dạy chữ, dạy người. Nhưng khi về nhà, họ cũng là những người cha, người mẹ, người trụ cột của gia đình, gánh trên vai bao nỗi lo thường nhật khác.

Ngày nay, cũng không khó để chứng kiến những người thầy tranh thủ ngoài giờ dạy học chạy vài cuốc xe ôm. Những cô giáo đi ship đồ ăn, bán hàng online... kiếm thêm thu nhập. Dù những chính sách của Nhà nước đã phần nào hỗ trợ cho ngành giáo dục, nhưng có lẽ chỉ có yêu nghề, yêu trẻ những người thầy, người cô mới có thể tiếp tục gắn bó với chiếc bục giảng, viên phấn ngày ngày.

Thầy cô như những người lái đò cần mẫn, miệt mài đưa đón khách qua sông, bao nhiêu lứa học sinh đã đi qua, có mấy người còn nhớ đến người thầy năm đó!

Dù có trải qua bao vất vả, nhọc nhằn, người lái đò vẫn lặng lẽ bước qua mọi khó khăn, đưa học trò của mình tiến đến miền tri thức. Có lẽ đúng như câu nói nổi tiếng của Đôn-ki-xtôi: "Dưới ánh hào quang của ánh sáng mặt trời, không có nghề nào cao quý bằng nghề dạy học".

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Trường Cao đẳng Công nghệ, Kinh tế và Thủy lợi miền Trung: Tối ưu hóa tài sản công thông qua cho thuê

Trường Cao đẳng Công nghệ, Kinh tế và Thủy lợi miền Trung: Tối ưu hóa tài sản công thông qua cho thuê

(PLVN) -  Thời gian qua, việc Trường Cao đẳng Công nghệ, Kinh tế và Thủy lợi miền Trung cho thuê một phần cơ sở vật chất cho Trường HAIS đã thu hút sự quan tâm của dư luận. Trước thông tin này, phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam đã tìm hiểu và ghi nhận phản hồi chính thức từ nhà trường.

Đọc thêm

Tuyên Quang: Nỗ lực giúp giáo viên trở thành “người dẫn đường công nghệ”

Tuyên Quang: Nỗ lực giúp giáo viên trở thành “người dẫn đường công nghệ”
(PLVN) - Trong hành trình chuyển đổi số toàn diện, giáo viên Tuyên Quang đang vươn mình trở thành những "người dẫn đường công nghệ", vừa làm chủ các công cụ số, vừa là cầu nối giữa tri thức hiện đại và thế hệ học sinh tương lai. Với cách làm bài bản, quyết liệt, đồng bộ từ cấp tỉnh đến cơ sở, ngành Giáo dục và Đào tạo Tuyên Quang đang cho thấy những bước tiến vững chắc trên con đường số hóa giáo dục.

Victoria School dẫn đầu xu hướng giáo dục tích hợp văn hóa - nghệ thuật - kỹ năng

Victoria School dẫn đầu xu hướng giáo dục tích hợp văn hóa - nghệ thuật - kỹ năng
(PLVN) - Vào tối 19 và 20/04/2025 tại Nhà hát TP HCM, Trường Quốc tế Song ngữ Victoria đã công diễn vở nhạc kịch The Enchanted Crossbow - một tác phẩm sân khấu độc đáo, lấy cảm hứng từ truyền thuyết Chiếc nỏ thần và được thể hiện theo phong cách Broadway hiện đại, hòa quyện cùng tinh thần lãng mạn bi tráng của Romeo & Juliet.

Xác minh thông tin vụ học sinh bị bạo lực tại Trường THCS Cao Mại

Ảnh cắt từ clip được ghi lại
(PLVN) - Một đoạn clip ghi lại cảnh bạo lực học đường xảy ra tại Trường THCS Cao Mại (thị trấn Lâm Thao, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ) đang gây nhiều bức xúc trong dư luận. Nạn nhân là một học sinh lớp 6, bị bạn học hành hung và ép buộc thực hiện hành vi phản cảm ngay trong nhà vệ sinh của trường.

Học 2 buổi/ngày: Cần thiết nhưng phải được triển khai bài bản

PGS.TS Trần Thành Nam, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Giáo dục (ĐHQGHN). (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Trước chủ trương dự kiến hướng tới các trường THCS, THPT tổ chức dạy học ngày 2 buổi của Bộ GD&ĐT đang thu hút nhiều ý kiến dư luận, PGS.TS Trần Thành Nam, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục (ĐHQG Hà Nội) đã có những trao đổi với phóng viên Pháp luật Việt Nam xung quanh vấn đề này.

Tiên phong ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong Giáo dục: Bước đi chiến lược của Trường Đại học Thành Đô

Tiên phong ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong Giáo dục: Bước đi chiến lược của Trường Đại học Thành Đô
(PLVN) - Trước làn sóng bùng nổ của khoa học – công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo (AI), giáo dục đại học toàn cầu đang đứng trước yêu cầu cấp bách phải chuyển mình. AI không còn là xu hướng tương lai mà đã trở thành yếu tố cốt lõi, định hình lại phương pháp dạy và học trong kỷ nguyên số.