Hướng tới kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2020): Giữ vững sức mạnh đại đoàn kết dân tộc

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh tới công tác xây dựng  khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh tới công tác xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
(PLVN) - Nếu không có sức mạnh truyền thống đại đoàn kết dân tộc thì việc thoát khỏi ách nô lệ sẽ vấp phải vô vàn khó khăn, thử thách, thậm chí thất bại tạm thời.

Ngược dòng lịch sử, phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh dù oanh liệt đến đâu cũng chỉ huy động được một bộ phận dân chúng và phong trào đấu tranh bị kẻ thù dập tắt. Đến khởi nghĩa Nam kỳ rộng hơn Xô Viết Nghệ Tĩnh nhưng dù những người cộng sản rất anh hùng vẫn không thể đương đầu nổi với thế lực thực dân. 

Đến thời kỳ Việt Minh, phong trào dân tộc do Đảng Cộng sản lãnh đạo phù hợp với chủ trương hợp lòng dân, mới tạo ra bước ngoặt lớn, Cách mạng Tháng Tám thành công, thắng lợi đầu tiên của sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc từ Bắc chí Nam của một đất nước thuộc địa trước chủ nghĩa thực dân.

Ngày 23/9/1945, thực dân Pháp chiếm lại Sài Gòn và mở rộng chiến tranh ra cả Nam bộ, rồi từng bước gây chiến tranh trong cả nước. Chiến tranh kéo dài nhiều năm nhưng với tinh thần “Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”, “nêu cao tinh thần yêu nước đoàn kết dân tộc”, dưới sự lãnh đạo của Mặt trận Việt Minh, đứng đầu là  Hồ Chủ tịch, cuối cùng quân và dân ta đã đánh bại thực dân Pháp tại Điện Biên Phủ và buộc chính phủ Pháp ký Hiệp định Genève 1954 công nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam. Lần đầu tiên trên thế giới, một dân tộc nhỏ đã đánh bại một cường quốc to. 

Theo Hiệp định Genève 1954, nước Việt Nam bị chia thành hai miền trong  khi chờ đợi việc tổng tuyển cử thống nhất Việt Nam vào năm 1956. Thế nhưng, Mỹ cố tình chia cách vĩnh viễn hai miền Bắc Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ.

Việc dựng lên chính phủ bù nhìn Ngô Đình Diệm, ra luật 10/59, chính quyền bù nhìn đã gây ra biết bao tội ác tày trời: Từ 1954-1959, giết hại hơn 90 ngàn người yêu nước, giam cầm hơn 800 ngàn người dân vô tội. “Tức nước vỡ bờ” phong trào Đồng Khởi đã lan ra khắp miền Nam, dẫn đến việc ra đời Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam. 

Và tháng 2/1962, qua Đại hội Mặt trận lần I, mặt trận chính thức có Chủ tịch UBTƯ Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (MTDTGPMNVN) là Luật sư Nguyễn Hữu Thọ, người đã đấu tranh trực diện với nhà cầm quyền Pháp và nhà cầm quyền Mỹ ngay tại sào huyệt của chúng là Sài Gòn, bị chúng giam cầm gần 3.500 ngày và được lực lượng vũ trang giải phóng vào ngày 30/10/1961 theo chỉ thị của TƯ Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Sứ mệnh lịch sử của MTDTGPMNVN là đoàn kết toàn dân kháng chiến chống Mỹ. Luật sư Nguyễn Hữu Thọ khẳng định: “Phải làm cho chính nghĩa của ta, phi nghĩa của địch thấm vào tim óc từng người dân miền Nam, trên cơ sở đó xây dựng nhanh chóng lực lượng cách mạng về mọi mặt. Có như vậy, nhân dân miền Nam cùng cả nước nhất định sẽ giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, giành độc lập cho Tổ quốc”.

Từ ngày 30/4/1975 đến nay là 45 năm nhưng MTTQ Việt Nam vẫn tiếp tục phát huy sức mạnh của truyền thống đại đoàn kết dân tộc của cha anh trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội. Cùng với Đảng và Nhà nước ta, MTTQ có những bước tiến vượt bậc.

Từ một nước nghèo nhất thế giới do trải qua hàng chục năm chiến tranh tàn phá đã trở thành một nước có thu nhập trung bình trên thế giới và tiếp tục xây dựng nền tảng để sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Đó là tiền đề tốt để đất nước tiếp tục phát triển, thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Sức mạnh đoàn kết dân tộc một lần nữa được thể hiện trong cuộc chiến chống “giặc” Covid-19. Hơn 3 tháng qua toàn dân đã cùng Đảng, Nhà nước, MTTQ phòng chống dịch bệnh, với tinh thần “chống dịch như chống giặc”. 

Trước đại dịch Covid-19, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, với tinh thần phát huy truyền thồng đại đoàn kết dân tộc, đã kêu gọi các ngành, các cấp, các địa phương, cả hệ thống chính trị đoàn kết thống nhất triển khai quyết liệt nhiều biện pháp đồng bộ, vừa ngăn chặn vừa hạn chế tốc độ lây lan của dịch bệnh, vừa bảo đảm thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội bảo đảm an ninh an toàn xã hội.

Toàn dân, toàn quân ta đã hưởng ứng nhiệt tình lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước. Nhờ vậy đến hiện tại Việt Nam cơ bản đã khống chế dịch bệnh, được nhiều nước, tổ chức quốc tế ghi nhận. 

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW về sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương
Nhà báo Oliveira khẳng định chuyến thăm tới Brazil lần thứ hai của Thủ tướng Phạm Minh Chính cho thấy Việt Nam rất coi trọng các cuộc họp đa phương trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, khi các nước đang phát triển nỗ lực thúc đẩy đoàn kết và hợp tác để tiếp tục phát triển, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia và góp phần xây dựng một thế giới ngày càng công bằng hơn...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'
Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024” - Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại Chương trình.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 2: Tháo gỡ 'điểm nghẽn', khơi thông nguồn lực​

Phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, QH khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo. (Ảnh: CTTĐTQH)
(PLVN) -   Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng pháp luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn”, tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế

Phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Hội nghị đã nhận được sự hưởng ứng, đánh giá cao của các Lãnh đạo APEC và cộng đồng doanh nghiệp. (Ảnh: Tuấn Anh/Báo Quốc tế)
(PLVN) - Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định, sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế trên các lĩnh vực. Thị trường Việt Nam đã, đang và sẽ mang đến nhiều lợi ích, ưu thế mà không mấy nơi có được cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo đột phá về thể chế để phát triển ngành giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, tạo sự đột phá về thể chế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển ngành giáo dục.

Phải tiến hành đồng thời, thắng lợi quá trình 'đột phá kép'

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Công tác cán bộ, tổ chức bộ máy, xây dựng, hoàn thiện thể chế... là những vấn đề được các chuyên gia, nhà khoa học tập trung thảo luận tại Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức sáng nay (15/11), tại Hà Nội.

Cân nhắc bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào sáng 15/11. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Về đề xuất bổ sung cựu Công an nhân dân vào đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, trong quá trình thực hiện việc sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế chưa có điều kiện đánh giá kỹ tác động về đối tượng này. Do đó, việc bổ sung đối tượng này sẽ được thực hiện khi sửa đổi toàn diện Luật Bảo hiểm y tế.

'Chìa khóa' để Việt Nam vươn mình, bứt phá vào kỷ nguyên mới

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Vân Anh
(PLVN) - Sáng nay (15/11), tại Hà Nội, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.