Hướng tới bảo đảm việc làm bền vững cho tất cả lao động

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng chủ trì cuộc họp thẩm định.
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng chủ trì cuộc họp thẩm định.
(PLVN) - Đây là mong muốn của nhiều đại biểu tham dự cuộc họp thẩm định dự án Luật Việc làm (sửa đổi) diễn ra chiều 20/6 với sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng.

Bổ sung chính sách hỗ trợ người lao động

Báo cáo tại cuộc họp, đại diện Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cho biết: Luật Việc làm năm 2013 (có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2015) là văn bản luật đầu tiên của nước ta quy định đầy đủ, điều chỉnh toàn diện các quan hệ về việc làm và thị trường lao động, mở rộng độ bao phủ, điều chỉnh các chính sách lao động, việc làm đến toàn bộ lực lượng lao động (bao gồm cả đối tượng lao động có giao kết và không có giao kết hợp đồng lao động).

Đây cũng là cơ sở quan trọng để xây dựng các chính sách hỗ trợ người lao động; hỗ trợ lao động tìm việc làm, tiếp cận thông tin việc làm, nghề nghiệp; hỗ trợ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển kỹ năng nghề; hỗ trợ đảm bảo một phần thu nhập, giúp người thất nghiệp sớm quay trở lại thị trường lao động thông qua chính sách bảo hiểm thất nghiệp.

Đại diện Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội trình bày về các nội dung chính của dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi).

Đại diện Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội trình bày về các nội dung chính của dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi).

Tuy nhiên, qua quá trình triển khai thực hiện Luật Việc làm đã bộc lộ những khó khăn, hạn chế, bất cập. Vì vậy, việc xây dựng Luật Việc làm (sửa đổi) là cần thiết nhằm góp phần thúc đẩy phát triển thị trường lao động, hướng tới bảo đảm việc làm bền vững cho tất cả lao động.

Phát biểu tại cuộc họp, đại diện Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đánh giá cao việc dự thảo Luật đã bổ sung chính sách hỗ trợ người sử dụng lao động sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật, lao động là người dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, đồng chí đề xuất cơ quan chủ trì soạn thảo nghiên cứu mở rộng đối tượng được hưởng chính sách tới cả các doanh nghiệp sử dụng đông lao động nữ để vừa khuyến khích việc sử dụng lao động nữ, vừa đảm bảo thống nhất với quy định của Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017.

Còn bà Hoàng Thị Chương, Phó Giám đốc Ban tín dụng sinh viên và các đối tượng chính sách khác, Ngân hàng chính sách xã hội đề nghị làm rõ hơn điều kiện vay vốn để giải quyết nhu cầu việc làm trong nước đồng thời đề nghị mở rộng hơn đối tượng vay vốn đi làm việc ở nước ngoài là những người có nhu cầu đi xuất khẩu lao động.

Ông Vũ Hồng Quang, Phó Trưởng Ban Chính sách-Pháp luật, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề xuất một số chính sách hỗ trợ như: hỗ trợ thân nhân của người lao động khi họ gặp rủi ro về việc làm; cho người lao động hưởng một phần số tiền đã đóng theo tỷ lệ nhất định... Về lâu dài, để đảm bảo tối đa quyền lợi cho người lao động, theo ông Quang, cần nghiên cứu việc tham gia bảo hiểm thất nghiệp cho tất cả người lao động trong xã hội. Đây cũng là giải pháp để tăng quỹ để quản trị thị trường lao động và phát huy tối đa vai trò an sinh xã hội của bảo hiểm thất nghiệp.

Ông Vũ Hồng Quang, Phó Trưởng Ban Chính sách-Pháp luật, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam góp ý thẩm định.

Ông Vũ Hồng Quang, Phó Trưởng Ban Chính sách-Pháp luật, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam góp ý thẩm định.

Về việc phát triển kỹ năng nghề và đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia, ông Quang đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo rà soát nội dung này với các luật chuyên ngành liên quan. Bên cạnh đó, cơ quan chủ trì cũng cần làm rõ những lợi ích có được nếu người lao động có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia, ví dụ như được ưu tiên trong tuyển dụng, sử dụng, trả tiền lương, tiền công; tạo động lực cho người lao động nâng cao kỹ năng, tay nghề.

Đảm bảo tính thống nhất trong hệ thống pháp luật

Sau khi nghe các ý kiến, Thứ trưởng Trần Tiến Dũng đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo thể chế hoá đầy đủ các chính sách đã được thông qua; trong đó, làm rõ nét hơn nữa chính sách nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; qua đó xây dựng nguồn lao động chất lượng cao để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.

Bên cạnh đó, cơ quan chủ trì cũng cần rà soát các quy định của dự thảo Luật để bám sát các nội dung của Nghị quyết số 42-NQ/TW ngày 24/11/2023 của Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong giai đoạn mới và Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 của Ban chấp hành Trung ương khoá XII về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội.

Thứ trưởng Trần Tiến Dũng kết luận cuộc họp.

Thứ trưởng Trần Tiến Dũng kết luận cuộc họp.

Về tính thống nhất trong hệ thống pháp luật, hiện dự thảo Luật có liên quan đến nhiều văn bản quy phạm pháp luật như Luật Lao động, Luật Cư trú, Luật Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, Luật Thống kê, Luật Thanh niên, Luật Bảo hiểm y tế... . Vì vậy, cơ quan chủ trì cần tính toán, tránh chồng lấn về phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng giữa các luật; đồng thời lưu ý rà soát các quy định về vay vốn trong dự thảo Luật do nội dung này đã được quy định tại nhiều Nghị quyết, Nghị định, Luật, Chương trình mục tiêu quốc gia khác nhau và đánh giá kỹ tính khả thi, hợp lý của các quy định.

Thứ trưởng đề nghị cơ quan chủ trì làm rõ hơn các thủ tục hành chính được quy định trong dự thảo Luật; chú trọng cải cách thủ tục hành chính, tăng cường phân cấp, phân quyền đảm bảo đúng theo tinh thần Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 9/11/2022 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn mới.

Ngoài ra, Thứ trưởng cũng cho ý kiến cụ thể về một số nội dung khác như: tích hợp các hệ thống dữ liệu hiện có; thời gian lao động của học sinh, sinh viên; xây dựng các điều khoản hỗ trợ người lao động theo hướng tập trung, thiết thực, đúng tầm; cụ thể, chi tiết các quy định về mức chi…

Đọc thêm

Cục THADS TP HCM tập huấn sử dụng phần mềm biên lai điện tử

Quang cảnh Hội nghị tập huấn. (Ảnh: Cẩm Tú)
(PLVN) - Thực hiện chủ trương đẩy mạnh cải cách hành chính, tinh gọn bộ máy và chuyển đổi số toàn diện theo tinh thần Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị, Cục Thi hành án dân sự (THADS) TP Hồ Chí Minh đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong nghiệp vụ chuyên môn. Trong đó, phối hợp, xây dựng triển khai Biên lai điện tử đã đánh dấu một bước tiến mới, góp phần hiện đại hóa công tác tài chính trong hoạt động thi hành án.

Bộ Tư pháp tham dự hội nghị tập huấn về vận hành hệ thống chính trị cấp xã mới

Bộ Tư pháp tham dự hội nghị tập huấn về vận hành hệ thống chính trị cấp xã mới
(PLVN) - Sáng 14/6, Bộ Tư pháp tổ chức điểm cầu trực tuyến Hội nghị tập huấn toàn quốc về chuyên môn nghiệp vụ liên quan đến công tác tổ chức xây dựng Đảng, quản lý nhà nước, tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) và đoàn thể chính trị ở cấp xã (mới) do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp tổ chức. 

Khai mạc hội nghị tập huấn toàn quốc về vận hành hệ thống chính trị cấp xã mới

Toàn cảnh Hội nghị. Ảnh VGP
(PLVN) - Sáng 14/6, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp tổ chức Hội nghị tập huấn trực tuyến toàn quốc về chuyên môn nghiệp vụ liên quan đến công tác tổ chức xây dựng Đảng, quản lý nhà nước, tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể chính trị ở cấp xã (mới)

Gặp mặt, tri ân các thế hệ cán bộ công đoàn Bộ Tư pháp

Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh chụp ảnh lưu niệm cùng đại diện Công đoàn Bộ Tư pháp, và các thành viên công đoàn. Ảnh: PV
(PLVN) -Chiều 13/6, Công đoàn Bộ Tư pháp tổ chức gặp mặt các thế hệ cán bộ công đoàn Bộ Tư pháp với chủ đề “Công đoàn Bộ Tư pháp - Hành trình gắn kết”. Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh tham dự.

Tiếp thu, giải trình trên 280 triệu lượt ý kiến góp ý về sửa đổi Hiến pháp 2013

Quang cảnh phiên thảo luận chiều 13/6. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Chiều 13/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội (QH) đã nghe Ủy viên thường trực Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 (gọi tắt là Ủy ban), Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của QH Hoàng Thanh Tùng trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến Nhân dân, ý kiến thảo luận tại tổ và hội trường (lần thứ nhất) của các đại biểu (ĐB) QH và chỉnh lý dự thảo Nghị quyết của QH sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.

Bộ Tư pháp giới thiệu, tập huấn sử dụng Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật

Hội nghị Giới thiệu, tập huấn sử dụng Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về VBQPPL được tổ chức vào chiều 13/6 tại Thanh Hóa (Ảnh: Lê Loan).
(PLVN) - Chiều 13/6, tại thành phố Thanh Hóa, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị giới thiệu, tập huấn sử dụng Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) cho đại diện Sở Tư pháp và các cơ quan, tổ chức có liên quan thuộc Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Gấp rút huấn luyện AI pháp luật, hơn 300 văn bản được xử lý mỗi ngày

Việc huấn luyện AI pháp luật đang được gấp rút triển khai.
(PLVN) - Sau hơn 10 ngày chính thức hoạt động trên Cổng Pháp luật quốc gia, công cụ AI pháp luật do Công ty Cổ phần Truyền thông Luật Việt Nam (LuatVietnam.vn) phát triển và vận hành đang bước vào giai đoạn huấn luyện tăng tốc. Trung bình mỗi ngày, hệ thống tiếp nhận và xử lý hơn 300 văn bản pháp luật nhằm mở rộng độ phủ kiến thức, nâng cao khả năng trả lời chính xác và kịp thời cho người dùng.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh

Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết.
(PLVN) - Ngay sau khi Quốc hội sáng 12/6 biểu quyết thông qua nghị quyết về việc sắp xếp ĐVHC cấp tỉnh với tỷ lệ đại biểu Quốc hội tán thành gần như tuyệt đối, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành Nghị quyết số 202/2025/QH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp tỉnh.

Hoàn thiện pháp luật thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tú chủ trì đối thoại. Ảnh T.Oanh
(PLVN) -Ngày 12/6, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo Đối thoại với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và hiệp hội, doanh nghiệp nhằm hoàn thiện pháp luật thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tú chủ trì đối thoại.

Bổ sung quy định lấy ý kiến các dự thảo Luật trên Cổng Pháp luật quốc gia

Đại biểu Phan Thị Mỹ Dung phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Ngày 12/6, tại phiên thảo luận tại Hội trường của Quốc hội về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL), đại biểu Quốc hội đề nghị bổ sung quy định lấy ý kiến các dự thảo Luật, văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương trên Cổng Pháp luật quốc gia để tiếp nhận đóng góp của người dân và doanh nghiệp trong xây dựng và hoàn thiện thể chế.