Hợp tác xuyên quốc gia thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo ngoài khơi ở Biển Đông

Hình ảnh tại đối thoại
Hình ảnh tại đối thoại
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Ngày 23/3, tại TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, Học viện Ngoại giao (DAV) và Quỹ Konrad Adenauer Stiftung (KAS) đồng tổ chức Đối thoại Biển lần thứ 10 với chủ đề “Năng lượng tái tạo ngoài khơi: Cơ hội và thách thức đối với chuyển đổi xanh”.

Đối thoại Biển lần thứ 10 được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến, với sự tham gia của hơn 200 đại biểu. Đối thoại là dịp để các đại biểu trong và ngoài nước thảo luận về tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo ngoài khơi ở Việt Nam nói riêng và ở Biển Đông nói chung, khuôn khổ pháp lý cũng như tác động của hoạt động này trên các lĩnh vực từ địa chính trị, kinh tế tới an ninh năng lượng.

Phát biểu chào mừng tại Đối thoại, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ bày tỏ lạc quan về sự phát triển của năng lượng tái tạo nói chung và điện gió nói riêng.

Ông Nguyễn Minh Vũ nhận định, trong dài hạn, năng lượng điện gió ngoài khơi sẽ có giá thành rẻ hơn so với các công nghệ dựa trên nhiên liệu hóa thạch hiện nay. Bên cạnh đó, các dạng năng lượng tái tạo ngoài khơi cũng đang trở thành nhân tố không thể thiếu của nền kinh tế biển xanh hiện đại.

Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ nhấn mạnh, Việt Nam cam kết tham gia nỗ lực chung của nhân loại nhằm thúc đẩy năng lượng sạch, thể hiện qua các cam kết tại COP26 và Thỏa thuận Đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP).

Đồng thời, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao cũng khẳng định Việt Nam là thị trường hấp dẫn để đầu tư vào lĩnh vực này và hy vọng có thể thu hút sự tham gia và hỗ trợ của các đối tác nước ngoài thông qua đầu tư, công nghệ, tài chính và nâng cao năng lực để hiện thực hóa mục tiêu xây dựng nền kinh tế carbon thấp, có khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu.

Trao đổi tại các phiên của Đối thoại, các diễn giả cho biết, trong bối cảnh năng lượng tái tạo ngoài khơi ngày càng đóng vai trò quan trọng trong quan hệ chính trị và kinh tế quốc tế.

Ở chiều ngược lại, những vấn đề địa chính trị trong khu vực - từ cạnh tranh nước lớn, an ninh năng lượng hay cạnh tranh trong chuỗi cung ứng - cũng gây ra tác động tới khả năng phát triển năng lượng tái tạo ngoài khơi nói riêng và sự chuyển dịch năng lượng theo chiều hướng xanh hơn, sạch hơn nói chung.

Các diễn giả đã tập trung thảo luận về khuôn khổ pháp lý điều chỉnh hoạt động khai thác năng lượng tái tạo ngoài khơi, cụ thể là điện gió và nhận định UNCLOS là khuôn khổ pháp lý bao trùm, là nền tảng giúp các quốc gia có cách tiếp cận cân bằng giữa việc phát triển năng lượng tái tạo ngoài khơi và việc duy trì các lợi ích chung trong việc quản trị và sử dụng biển.

Đối thoại cũng thảo luận về thực tiễn phát triển ngành công nghiệp năng lượng tái tạo ngoài khơi tại Việt Nam và một số quốc gia khác trong khu vực, cũng như đưa ra các khuyến nghị chính sách. Trong đó nhấn mạnh nhu cầu phải học hỏi từ các mô hình thành công ở khu vực và quốc tế trong phát triển năng lượng tái tạo ngoài khơi để đảm bảo tính bền vững, an toàn và toàn diện.

Theo các diễn giả, hợp tác xuyên quốc gia là “chìa khóa” cho việc phát triển năng lượng tái tạo ngoài khơi ở Biển Đông.

Các quốc gia cần có chính sách khuyến khích sử dụng các công nghệ mới, hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng, đào tạo nhân lực chất lượng cao và hỗ trợ tài chính phù hợp, giảm thiểu rủi ro cho các nhà đầu tư để năng lượng tái tạo ngoài khơi nói chung và điện gió ngoài khơi nói riêng có thể tiếp tục phát triển, đóng góp vào nỗ lực giảm phát thải về 0 của khu vực.

Phát biểu bế mạc Đối thoại, TS. Nguyễn Hùng Sơn, Phó Giám đốc Học viện Ngoại giao, nhấn mạnh các quốc gia ven Biển Đông cần quản lý tốt tranh chấp để thúc đẩy hợp tác, tranh thủ cơ hội phát triển năng lượng tái tạo ngoài khơi phục vụ phát triển của khu vực.

Điểm nhấn trong Đối thoại lần này là sự góp mặt của 16 diễn giả đến từ 10 quốc gia (Singapore, Ấn Độ, Israel, Hà Lan, Na Uy, Đức, Anh, Australia, Mỹ và Việt Nam), là các chuyên gia trên nhiều lĩnh vực từ luật pháp quốc tế, năng lượng, môi trường biển…, cũng như của các đại biểu là chuyên gia trong nước và quốc tế, đại diện các cơ quan trung ương và địa phương, cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực năng lượng. Sự đa dạng này giúp Đối thoại chia sẻ được nhiều kinh nghiệm thực tế của các nước đi trước và thu hút được nhiều ý kiến có giá trị khuyến nghị cao cho việc phát triển năng lượng tái tạo ngoài khơi tại khu vực Đông Nam Á và Việt Nam.

Tập trung vào lĩnh vực năng lượng tái tạo ngoài khơi, Đối thoại Biển lần thứ 10 bao gồm 4 phiên với các chủ đề: Năng lượng tái tạo ngoài khơi và địa chính trị; Công ước Luật biển và năng lượng tái tạo ngoài khơi; Thực tiễn khu vực và quốc tế về năng lượng tái tạo ngoài khơi; và Khuyến nghị chính sách về phát triển năng lượng tái tạo ngoài khơi ở Biển Đông.

Đối thoại Biển là sáng kiến của Học viện Ngoại giao nhằm kết nối các nhà khoa học bàn thảo về khoa học biển, kết hợp thảo luận chính sách và khuôn khổ pháp lý hướng tới quản trị biển bền vững. Đến nay, Học viện đã tổ chức thành công 10 Đối thoại và nhận được nhiều phản hồi tích cực từ các đại biểu tham dự. Nhiều ấn phẩm chất lượng đã được đăng tải từ các nội dung Đối thoại.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Việt Nam phát biểu chung đại diện nhóm các nước tại Khóa họp 55 Hội đồng Nhân quyền

 Đại sứ Mai Phan Dũng, Trưởng Phái đoàn Thường trực của Việt Nam tại Liên hợp quốc phát biểu tại Phiên họp. Ảnh: Anh Hiển/TTXVN
(PLVN) - Theo tin từ Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc (LHQ), Tổ chức Thương mại thế giới và các Tổ chức quốc tế khác tại Geneva, trong khuôn khổ Khóa họp 55 của Hội đồng Nhân quyền (HĐNQ) LHQ tại Geneva, Thụy Sĩ, ngày 27/3, Đại sứ Mai Phan Dũng, Trưởng Phái đoàn đã có bài phát biểu chung trong Phiên thảo luận chung tại đề mục về việc theo sát và thực hiện Tuyên bố và Chương trình hành động Vienna (VDPA) với chủ đề về bảo vệ cơ sở hạ tầng thiết yếu người dân trong xung đột vũ trang, thu hút đông đảo các nước tham gia quan tâm và đồng bảo trợ.

Việt Nam – Hoa Kỳ thúc đẩy việc triển khai các thỏa thuận cấp cao

Hình ảnh tại Đối thoại.
(PLVN) - Nhận lời mời của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken và triển khai thực hiện Tuyên bố chung giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tháng 9/2023 về nâng cấp quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ lên Đối tác chiến lược toàn diện, ngày 25/3, tại thủ đô Washington D.C., Hoa Kỳ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Ngoại trưởng Antony Blinken đã đồng chủ trì Đối thoại cấp Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ lần thứ nhất.

Pháp nâng cảnh báo khủng bố lên mức cao nhất

Tháp Eiffel là biểu tượng nổi tiếng và hấp dẫn nhất của thủ đô Paris, Pháp. Ảnh: REUTERS/Sarah Meyssonnier.
(PLVN) - Chính phủ Pháp đã nâng cảnh báo khủng bố lên mức cao nhất sau vụ xả súng đẫm máu tại nhà hát ở ngoại ô Moscow, Nga. Thông báo được đưa ra sau cuộc họp giữa các quan chức an ninh và quốc phòng cấp cao của Pháp với Tổng thống Emmanuel Macron.

Lái máy bay khi say rượu, phi công Mỹ bị kết án tù

Ông Lawrence Russell Jr bị phát hiện uống rượu vượt quá giới hạn cho phép của hãng hàng không gấp gần 2,5 lần.
(PLVN) - Phi công Lawrence Russell (63 tuổi), một công dân Mỹ, vừa bị kết án 10 tháng tù tại Scotland sau khi bị phát hiện có nồng độ cồn vượt quá mức cho phép trong máu trước khi tiến hành chuyến bay xuyên Đại Tây Dương vào ngày 16 tháng 6 năm 2023.

Chưa ghi nhận công dân Việt Nam gặp nạn trong vụ tấn công khủng bố tại Nga

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng.
(PLVN) - Theo Đại sứ quán Việt Nam tại Nga, đến nay, chưa ghi nhận có công dân Việt Nam là nạn nhân trong vụ việc. Thực hiện chỉ đạo của Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán đang khẩn trương phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng sở tại bám sát tình hình, sẵn sàng các biện pháp bảo hộ cần thiết trong trường hợp có công dân Việt Nam gặp nạn.