Hồn quê xưa cũ

Hồn quê xưa cũ
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Mỗi lần về làng tôi thường tìm đến những nơi cất giấu kỷ niệm ấu thơ. Những con đường đất đá, bỏng rộp, mưa lầy, bàn chân chai sạm in dấu thuở nào... Trong khoảnh khắc của tâm tưởng, tôi cứ bước đi như thể, ngày xưa còn đâu đây...

Tôi nhớ như in, kho đựng lúa của đơn vị dự trữ quốc gia năm nào. Tôi nhớ sân kho đội sản xuất năm nào. Thời “văn minh hợp tác xã” làng quê nào ở phía Bắc chẳng có sân đội sản xuất? Làng tôi nhiều đội, nhiều sân, nhà tôi thuộc đội đông hộ xã viên nhất. Kho là nơi chứa lúa của đội sản xuất sau khi gặt về. Sân là nơi tuốt lúa, quê tôi dùng các trục lúa bằng sức người hoặc sức trâu. Mỗi lần dùng sức trâu, đội sản xuất kết 2 trục bằng đá làm một. Ấy là những vụ bội thu.

Thóc sau khi được trục/ tuốt, theo công điểm tham gia công việc đồng áng, đội sản xuất cho từng gia đình. Rơm được chia đều. Rơm với nhà nông một thời quan trọng lắm. Thời nhà tranh vách đất nó thế. Tranh lợp nhà có thể là rạ/ tóoc tức là thân cây lúa sau khi đã gặt xong; vách làm từ rơm trộn với bùn non. Rơm còn là thức ăn dự trữ cho trâu bò những ngày đông, tháng giá. Nhà nào rơm, rạ nhiều còn là chất đốt ở làng quê. Nhà nông nào thời đó đầu hồi cũng đều có một cây rơm, cây rạ. Cây rơm, cây rạ cũng được xem là tiêu chí của sung túc.

Sân kho ấy là một trong những nơi chúng tôi chơi trò đánh trận giả. Quê tôi còn gọi là đánh “tạch, tạch”. Bọn trẻ chia làm hai phe, không chỉ có con trai mà nhiều khi con gái cũng tham gia. Những đống rơm chưa được gánh về nhà, còn để lại trên sân kho qua đêm là nơi hai bên “ẩn nấp”, dàn trận.

Chiều tối sau khi ăn gì đó gọi là bữa tối, bọn trẻ lại í ới nhau “Tạch, tạch không?” và kéo nhau ra sân kho đội sản xuất. Đêm trăng cũng như đêm không trăng. Thường đêm trăng không chơi, bởi trăng sà xuống nhận ra mặt nhau còn đâu là thú vị? Bọn trẻ chúng tôi sau khi ẩn nấp sau đống rơm, đội rơm lên đầu che kín mặt mũi, thậm chí cởi áo đổi cho nhau, trùm đầu, trườn ra phía ngoài nhìn về phía đống rơm nơi có “đối phương”. Đoán ra ai là “tạch” và phải xướng tên. Nếu “trúng” thì người bị “tạch” phải ra ngoài, coi như đã bị “loại khỏi vòng chiến đấu”. Trường hợp người “tạch” sai, tất nhiên bị loại.

Thế mà cầm cự ác liệt. Phe nào bị “tạch” hoặc “tạch” nhầm hết quân là thua. Thời đó, bọn trẻ nhà quê chỉ có niềm vui đồng nội và cái bụng lúc nào cũng đói nên chẳng có gì để cá cược như bọn trẻ bây giờ. Cùng lắm là bôi nhọ nồi lên mặt. Mỗi lần rủ nhau đánh bài, bịt mắt bắt dê, con quay, trồng nụ trồng hoa, nhảy lò cò, kéo mo cau, bắn bi, chọi cỏ, đua vòng thúng, pháo đất...đều chuẩn bị trước lọ nhọ nồi. Thế thôi. Chơi trận giả, tức “tạch tạch” thì không cần, ban đêm tôi trời, bôi nhọ nồi ai nhìn thấy?

Tiếng la hét của “trọng tài”, tiếng cười rộn rã sau một trận phân bại thắng thua cứ thế mà náo nức. Phải có trọng tài, không chỉ lúc “dàn trận” mà có khối đứa giả vờ, không chịu bị “loại”. Hết trận này sang trận khác, mê mãi đến tận khuya.

Mỗi lần chơi trận giả như thế, đứa nào cũng gãi, bụi rơm bám vào da thịt, trộn đều vào tóc, mùi rơm quện vào hơi thở... Chơi xong, ùm xuống ao làng, về lăn ra ngủ. Những đứa trẻ cứ thế lớn lên, phần lớn đi bộ đội, tiếp tục “tạch, tạch” trên chiến trường khốc liệt. Đứa ốm xo, không đủ sức khỏe thì đi công nhân, trung cấp, đại học. Dù ở phương trời nào, giàu có lắm của, sanh chảnh đến đâu thì trong vị mồ hôi vẫn có mùi rơm rạ, mùi của những đêm chơi trận giả ở làng.

Tôi nhớ mãi bài đồng dao của ai đó “Con nít! Cái tên nó là con nít! / Cái mình nhỏ xít / Đội mão lá mít / Cưỡi ngựa tàu cau / Đứa trước đứa sau / Rủ nhau một lũ / Học rồi thì chơi / Xuống nước tập bơi / Lên bờ đấm đá / Miệng thổi kèn lá / Tò tít! Tít tít! Tò te! ...”. Và nữa: “Hay phất cờ tre / Rủ nhau mà chơi trò / Giả đò đánh trận / Bắn! bắn! bắn! bắn! / Pằng! Pằng! Pằng! Pằng !”. “Pằng, pằng” hay “Tạch, tạch” mãi là âm hưởng của ký ức.

Tôi thường lẩn thẩn như thế mỗi dịp về làng. Nơi làm kho thóc của ngành dự trữ, sân kho hợp tác xã, đội sản xuất khi xưa bây giờ là những căn nhà dân khang trang. Những ngôi nhà mặt “phố” của làng xưa đã mọc lên diêm dúa. Bọn trẻ không còn biết nơi đó đã từng là nơi xốn xang của một thời con nít. Bọn trẻ bây giờ, cũng ít đứa được người lớn nhắc đến những ngày xa xưa.

Tôi cứ thế lẩn thẩn, tìm về quá vãng. Lẩm nhẩm mãi trong đầu câu thơ từng viết “Quê bây giờ lên phố / Về quê thành bơ vơ”. Không chỉ tôi bơ vơ, biết bao thứ tưởng như thuộc về muôn thuở đã bơ vơ. Sau mỗi chiếc cổng làng, dẫu bây giờ được xây to, rất to nhiều thứ đã rỗng. Làng phố đã giàu nhưng một thời đã rỗng!

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Về miền “Tháng tám giỗ cha, tháng ba giỗ mẹ”…

Di tích Đền Trần Nam Định.
(PLVN) - Ở Nam Định, nếu như Đền Trần tượng trưng cho tín ngưỡng thờ Cha thì Phủ Dầy gắn với tín ngưỡng thờ Mẫu (Mẹ). Nếu như Đền Trần có nghi lễ khai Ấn đêm 14 tháng Giêng thì Phủ Dầy gắn liền với chợ Viềng mỗi năm chỉ họp một phiên…

Đất và người xứ Đông

Sự đa dạng về địa hình, cảnh quan thiên nhiên và hệ thống di tích là những thế mạnh để phát triển du lịch của Hải Dương.
(PLVN) - Chuyện rằng, Hà Nội là xứ kinh kỳ, là trung tâm vùng đồng bằng Bắc bộ. Bao quanh trung tâm là 4 hướng: Đông, Tây, Nam, Bắc. Và ở xứ Đông là Hải Dương có một địa danh gắn với chữ “tứ”, đó là Tứ Kỳ…

Sứ mệnh Hoa Lư sẽ trở thành đô thị cố đô - di sản

Du lịch miền di sản cố đô, điểm hẹn bốn mùa. Ảnh Sở Du lịch Ninh Bình.
(PLVN) - Theo các chuyên gia, Nghị quyết số 16-NQ/TU ngày 23/8/2023 của Ban Chấp hành Đảng bộ Ninh Bình về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2023 - 2030, trong đó mục tiêu đến năm 2025 sẽ định hình tính chất đơn vị hành chính mới sau hợp nhất thành phố Ninh Bình và huyện Hoa Lư là “Đô thị Cố đô - Di sản” là đúng đắn và có tầm nhìn…

Diễn đàn giao lưu văn hóa nghệ thuật 'Thanh niên với Sắc màu Văn hóa ASEAN'

Ban tổ chức trao Giấy chứng nhận cho các nghệ nhân và đơn vị tham gia chương trình.
Tối 20/10, tại Khu du lịch sinh thái Thung Nham (tỉnh Ninh Bình), Cục Hợp tác quốc tế, Cục Nghệ thuật biểu diễn và Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình tổ chức Diễn đàn giao lưu văn hóa nghệ thuật "Thanh niên với Sắc màu Văn hóa ASEAN".

Nữ cán bộ nội đô và ký ức Hà Nội tháng 10 năm ấy…

Ảnh tư liệu
(PLVN) - 70 năm đã trôi qua, nhưng ngày 10/10/1954 là dấu ấn lịch sử không thể quên đối với các thế hệ người dân Việt Nam nói chung, Thủ đô Hà Nội nói riêng. Với bà Đỗ Thị Kim Dung, nguyên cán bộ Thành hội Phụ nữ Hà Nội, một chứng nhân lịch sử, đã từng tham gia sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc 70 năm về trước, thì ngày này còn có một ý nghĩa đặc biệt, trở thành một kỷ niệm không phai với những năm tháng thanh xuân đầy nhiệt huyết…

Hành trình tỏa sáng của những bóng hồng thể thao

Nghị lực dệt nên cô gái vàng Nguyễn Thị Oanh của ngày hôm nay. (Ảnh: Ngọc Dương)
(PLVN) - Tại các đấu trường thể thao khắc nghiệt, đã không ít lần chúng ta thấy những vận động viên nữ Việt Nam khẳng định sức mạnh, tài năng của mình bằng những huy chương mang về cho đất nước. Từ giây phút thi đấu căng thẳng cho đến khoảnh khắc chạm đỉnh vinh quang, hành trình tỏa sáng của những bóng hồng này đã trở thành biểu tượng truyền cảm hứng cho phái nữ.

Phụ nữ Dao Tiền thay đổi cuộc sống từ du lịch cộng đồng

Bà con làng Hoài Khao trình diễn nghề in thêu hoa văn bằng sáp ong dưới mái nhà âm dương. (Ảnh: Ngọc Anh)
(PLVN) - Từ khi các mô hình du lịch cộng đồng phát triển và lan tỏa trong nhiều vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, nghề thủ công truyền thống của cộng đồng người Dao Tiền ở huyện Nguyên Bình (Cao Bằng) đã dần trở thành sản phẩm du lịch đem lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con. Phụ nữ Dao Tiền với khát vọng thay đổi cuộc sống được “đánh thức”. Đời sống vật chất và tinh thần của bà con ngày càng nâng cao.

Hà Nội bảo tồn, giữ gìn trầm tích văn hóa ngàn năm

Hồ Hoàn Kiếm đẹp thơ mộng. (Ảnh: Q.T)
(PLVN) - Không chỉ là trung tâm chính trị, kinh tế, khoa học, giáo dục quan trọng của cả nước, Hà Nội còn chứa đựng trầm tích văn hóa được bồi đắp qua hàng nghìn năm lịch sử với hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đa dạng, phong phú và đặc sắc. UBND TP Hà Nội vừa ban hành kế hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn thành phố đến 2025 và các năm tiếp theo. TP Hà Nội dự kiến chi ngân sách hơn 14.000 tỷ đồng để đầu tư tu bổ, tôn tạo các di tích trên địa bàn.

Rầu lòng 'vợ chồng nhí' nơi đại ngàn

Thanh thiếu niên dân tộc thiểu số được tuyên truyền phòng chống tảo hôn, buôn bán người dưới nhiều hình thức.
(PLVN) - Dù rất nhiều nỗ lực, song ở khu vực vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống vẫn tiềm ẩn nguy cơ cao diễn ra tình trạng tảo hôn, kết hôn cận huyết, gây ra nhiều hệ lụy đối với bản thân, gia đình và xã hội…

Một phác thảo toàn diện về Hà Nội thời cận đại

Một phác thảo toàn diện về Hà Nội thời cận đại
(PLVN) - Hà Nội thời cận đại - từ nhượng địa đến thành phố (1873 - 1945) nhằm giúp độc giả có một hình dung vừa bao quát vừa cụ thể, thấy được sự chuyển mình của Hà Nội trong quá trình trở thành một “thành phố Pháp” - thủ phủ của Liên bang Đông Dương, cuốn sách của tác giả Đào Thị Diến đã xây dựng một hệ thống lớp lang gồm 40 bài viết về hầu khắp các phương diện của lịch sử Hà Nội thời kỳ này.

Khi tâm hồn cũng cần được “thải độc”

Nhiều người chọn thiền định như một phương pháp “thanh lọc” tâm trí, “thải độc” tâm hồn. (Nguồn: TL)
(PLVN) - Trong cuộc sống hiện đại, khái niệm “thải độc” đã trở nên phổ biến và người ta thường liên tưởng đến việc thanh lọc cơ thể khỏi các độc tố thông qua các phương pháp như detox, ăn kiêng, tham gia các liệu trình sức khỏe. Tuy nhiên, có một khía cạnh ít được chú ý nhưng không kém phần quan trọng, đó là việc thải độc cho tâm trí thì nhiều người đang “bỏ quên”.

Về nhé bạn ơi!

Ảnh minh họa. (Nguồn: N.T)
(PLVN) - Cứ sáng sớm hơn 4 giờ bố sẽ gọi tôi dậy. Vệ sinh cá nhân xong là đi học. Nhà tôi cách trường hơn 10 cây số. Cả làng chỉ có mình tôi đi bộ nên sáng nào cũng vậy, bố đều đi cùng cho tới khi gặp được người đi chợ thì ông mới quay về.

Miền thơ ấu

Ảnh minh họa. (Nguồn: B.T)
(PLVN) - Sáng đi học, chiều vừa chăn bò, cắt cỏ. Nếu không cắt cỏ thì phải vơ lá. Thôi thì đủ các loại lá, lá tre, lá vải, gốc cây ngô, dây bù lào già (cây bí đỏ)… để về làm củi đun.