Hơn 1.800 tỷ đồng đầu tư cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Quảng Bình

Quang cảnh Đại hội.
Quang cảnh Đại hội.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Tỉnh Quảng Bình huy động hơn 1.800 tỷ đồng đầu tư cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (ĐBDTTS- MN) trong 5 năm qua, góp phần tạo nhiều chuyển biến tích cực, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Đồng bào ngày càng tin tưởng hơn vào sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành của chính quyền.

Ngày 23/8, Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Quảng Bình lần thứ IV diễn ra trọng thể với sự tham dự của 183 đại biểu chính thức đại diện cho hơn 28.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn.

Dự đại hội có ông Y Vinh Tơr - Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; đại diện lãnh đạo Tỉnh ủy, Thường trực HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh, lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể, địa phương cùng dự.

Các đại biểu tham dự Đại hội.

Các đại biểu tham dự Đại hội.

Trong 5 năm qua (2019 - 2024), các cấp, ngành, đoàn thể, địa phương tại Quảng Bình đã thực hiện chương trình hành động và Quyết tâm của Đại hội lần thứ III đạt nhiều kết quả khá toàn diện. Nổi bật là toàn tỉnh Quảng Bình đã huy động hơn 1.800 tỷ đồng đầu tư cho vùng ĐBDTTS-MN, góp phần tạo nhiều chuyển biến tích cực trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh. Khối đại đoàn kết các dân tộc được củng cố và phát huy.

Cơ sở hạ tầng được đầu tư tương đối đồng bộ, 100% số xã vùng đồng bào DTTS có đường ô tô về trung tâm xã được nhựa hóa, bê tông hóa; 100% xã có điện lưới quốc gia, 100% xã có Trường Mầm Non, Tiểu học, Trung học cơ sở, Trạm Y tế và được phủ sóng phát thanh, truyền hình, sóng di động đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc của người dân.

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Vũ Đại Thắng phát biểu tại Đại hội.

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Vũ Đại Thắng phát biểu tại Đại hội.

Các địa phương đã giao gần 30.000ha đất rừng sản xuất, giao khoán hơn 130.000ha rừng cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số quản lý và bảo vệ giúp cho nhiều hộ gia đình có điều kiện để phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập. Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng ĐBDTTS-MN cùng với nguồn từ Mặt trận các cấp đã hỗ trợ làm mới 965 nhà ở cho đồng bào.

Nhờ thế, tỷ lệ hộ nghèo bình quân hàng năm giảm 6%, thu nhập bình quân đầu người đạt 23 triệu đồng/năm. Công tác bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS gắn với phát triển du lịch được chú trọng; có 3 lễ hội được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

“5 năm qua, mặc dù còn nhiều khó khăn do tác động của các yếu tố khách quan và chủ quan, nhưng nhờ sự quan tâm phối hợp của các ngành các cấp trong tổ chức thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc, cùng sự nỗ lực của ĐBDTTS-MN nên kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS trong tỉnh tiếp tục ổn định và có bước phát triển quan trọng”, ông Võ Ngọc Thanh, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Quảng Bình cho biết.

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Vinh Tơr phát biểu chỉ đạo Đại hội.

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Vinh Tơr phát biểu chỉ đạo Đại hội.

Phát biểu tại đại hội, ông Y Vinh Tơr, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc ghi nhận những thành tích đóng góp to lớn, những thành tựu đạt được trong 5 năm qua của các cấp, ban, ngành tỉnh Quảng Bình, đồng thời đề nghị cần nghiêm túc nhìn nhận và đánh giá sâu hơn những khó khăn, thách thức và tiềm năng, lợi thế của địa phương, mạnh dạn đổi mới sáng tạo, xác định cụ thể nhiệm vụ, giải pháp thực hiện cho giai đoạn 2024 - 2029.

“Trước mắt, địa phương cần thực hiện hiệu quả 3 Chương trình mục tiêu quốc gia, nhất là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng ĐBDTTS-MN giai đoạn 2021-2030”, ông Y Vinh Tơr nhấn mạnh.

Dịp này, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh Quảng Bình đã tặng đại hội lẵng hoa tươi thắm cùng bức trướng mang dòng chữ “Các DTTS tỉnh Quảng Bình: Đoàn kết - Hội nhập - Tiến bộ - Phát triển”.

Tại đại hội, có 1 tập thể và 5 cá nhân được tặng bằng khen của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; 5 cá nhân được trao kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp phát triển các dân tộc” và 6 tập thể, 5 cá nhân được tặng bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình.

Già làng Đinh Xon (dân tộc Vân Kiều ở xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch) cho hay, đồng bào DTTS tại địa phương đã có nhiều chuyển biến tích cực, cuộc sống thay đổi tốt hơn từng ngày. Bà con ngày càng tin tưởng hơn vào sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành của chính quyền, nỗ lực xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn.

“Được Đảng, Nhà nước quan tâm, chăm lo cuộc sống, bà con dân tộc hưởng lợi, đời sống phát triển và đổi mới hơn. Đại hội này rất quan trọng với bà con, bà con được gặp gỡ giao lưu với các dân tộc trên địa bàn. Đại hội cũng đánh giá những nỗ lực của bà con trong lao động sản xuất, thêm định hướng phát triển thời gian tới”, già làng Đinh Xon nói.

Đọc thêm

Tín dụng chính sách - Động lực giúp người dân cao nguyên Gia Lai thoát nghèo bền vững

Tín dụng chính sách - Động lực giúp người dân cao nguyên Gia Lai thoát nghèo bền vững
(PLVN) -  Sau 22 năm ròng rã, đến ngày 30/11 vừa qua Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Gia Lai đã đạt dư nợ gần 7.500 tỷ đồng, đưa dòng vốn ưu đãi của Nhà nước về khắp thôn làng, đến từng hộ nghèo, từng gia đình đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn trên một địa bàn rộng lớn hơn 15 nghìn km2 ở phía Bắc cao nguyên miền Trung.

Bàn giao nhà tình nghĩa cho cựu quân nhân ở Bình Định

Đại tá Nguyễn Văn Thành trao bảng biểu trưng hỗ trợ xây dựng nhà tình nghĩa cho vợ chồng ông Bản.
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bình Định vừa phối hợp với Sư đoàn 3 Sao Vàng tổ chức bàn giao nhà tình nghĩa cho cựu quân nhân có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở.

Quảng Ninh hội thảo thúc đẩy động lực tăng trưởng phát triển kinh tế di sản

Quang cảnh buổi hội thảo
(PLVN) - Ngày 21/12, tại huyện Vân Đồn, Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản, Hội đồng Lý luận Trung ương và Tỉnh ủy Quảng Ninh đồng tổ chức Hội thảo khoa học “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thúc đẩy động lực tăng trưởng mới - góc nhìn từ thực tiễn phát triển kinh tế di sản của tỉnh Quảng Ninh”.

Bài học từ quan điểm "trọng tâm, trọng điểm" trong đầu tư công

 Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Nguyễn Đức Trung kiểm tra tiến độ dự án đường giao thông trọng điểm
(PLVN) - Quán triệt và thực hiện nghiêm nguyên tắc bố trí vốn có trọng tâm, trọng điểm, việc triển khai kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 của tỉnh Nghệ An đã khắc phục triệt để tình trạng bố trí vốn dàn trải, manh mún. Nhờ những giải pháp đồng bộ, quyết liệt, kịp thời, đến nay tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh Nghệ An đạt khá cao, phấn đấu hết năm 2024 đạt trên 97%.

Nghệ An: Hiện thực hóa kỳ vọng từ chiến lược đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư

Đại lộ Vinh – Cửa Lò được hoàn thành đưa vào sử dụng thành một biểu tượng mới cho thành phố Vinh.
(PLVN) - Trong bối cảnh nhu cầu nguồn lực để đầu tư phát triển là rất lớn, nhưng khả năng đáp ứng lại hữu hạn, Nghệ An đang áp dụng cách tiếp cận mới để khai thông các điểm nghẽn. Phương châm “Trọng tâm, trọng điểm” lấy nội lực làm căn bản, ngoại lực là quan trọng, kết hợp chặt chẽ nội lực với ngoại lực, lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư, đã giúp tối ưu nguồn lực và đạt được những kết quả ấn tượng.

Nâng cao chất lượng công tác thông tin đối ngoại tại Hải Dương

: Các đại biểu tham dự Đại hội
(PLVN) - Nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác đối ngoại nhân dân trong tình hình mới, Chủ tịch HĐND tỉnh Hải Dương đề nghị Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị tỉnh cần phát huy tinh thần “Chủ động, linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả" trong triển khai các hoạt động đối ngoại nhân dân. Nâng cao chất lượng công tác thông tin đối ngoại...

Trên 98% doanh nghiệp có tổ chức công đoàn tại Hà Nam ký thỏa ước lao động tập thể

Trên 98% doanh nghiệp có tổ chức công đoàn tại Hà Nam ký thỏa ước lao động tập thể
(PLVN) -  Ngày 20/12, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Hà Nam tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết 02-NQ/TW ngày 12/6/2021 của Bộ Chính trị về “Đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới” (Nghị quyết 02), tổng kết hoạt động công đoàn năm 2024, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.