Hội thảo Hợp tác Nam - Nam hỗ trợ chuyển đổi hệ thống lương thực tại Hậu Giang

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Hậu Giang, Bộ NN&PTNT, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hợp Quốc (FAO) và Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế (IRRI) đồng tổ chức Hội thảo đối thoại chính sách Việt Nam - Châu Phi: Hợp tác Nam – Nam hỗ trợ chuyển đổi hệ thống lương thực.

Tham dự Hội thảo có Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan, cùng đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương, lãnh đạo UBND, Sở NN&PTNT các tỉnh, thành phố; đại diện các tổ chức quốc tế, các nhà khoa học, doanh nghiệp và đại diện cơ quan nông nghiệp của một số quốc gia châu Phi. Sự kiện nằm trong khuôn khổ Festival Quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam - Hậu Giang 2023, được tổ chức từ ngày 11 đến 15/12 năm 2023 tại tỉnh Hậu Giang.

Tại Hội thảo, các chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp đến từ Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, Bộ NN&PTNT Việt Nam, Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế và Tổ chức Sáng kiến Tăng trưởng Châu Á (Grow Asia), trình bày về cơ chế thúc đẩy sự hợp tác về khoa học công nghệ phù hợp với điều kiện của Châu Phi.

Các chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp, đến từ Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc đối thoại với các chuyên gia Việt Nam.Các chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp, đến từ Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc đối thoại với các chuyên gia Việt Nam.

Đồng thời, tăng cường kết nối chuỗi giá trị nông sản thực phẩm Nam - Nam; thúc đẩy hợp tác Nam - Nam cho thương mại lúa gạo và an ninh lương thực toàn cầu. Đồng thời hợp tác kỹ thuật giữa Việt Nam và các nước Châu Phi trong nỗ lực chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm và chia sẻ kinh nghiệm thúc đẩy phát triển lúa gạo bền vững trong Hợp tác Nam - Nam từ Dự án “Các trung tâm đổi mới sáng tạo xanh - GIC”.

Phát biểu tại Hội thảo, ông Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT cho biết: Sự liên kết giữa các nước đang phát triển có ý nghĩa đặc biệt trong bối cảnh thế giới thay đổi nhanh chóng, khó đoán định và chịu tác động nghiêm trọng bởi biến đổi khí hậu, dịch bệnh, khủng hoảng lương thực, đói nghèo và xung đột. Trong khi đó, Việt Nam lại là một trong những quốc gia xuất khẩu gạo lớn trên thế giới. Việt Nam đã và đang hướng đến là nhà sản xuất và cung cấp lương thực thực phẩm “Minh bạch - Trách nhiệm - Bền vững”, một nền nông nghiệp xanh, ít phát thải với mục tiêu hướng đến mức phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050.

“Với những kinh nghiệm đó, cùng với sự giúp đỡ của các nhà tài trợ quốc tế, Việt Nam luôn sẵn sàng và cam kết mở rộng hợp tác Nam - Nam để hỗ trợ các quốc gia châu Phi bảo đảm an ninh lương thực và dinh dưỡng, hướng đến mục tiêu tăng trưởng xanh, phát triển bền vững và thịnh vượng”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Việt Nam đã và đang hướng đến là nhà sản xuất và cung cấp lương thực thực phẩm “Minh bạch - Trách nhiệm - Bền vững”.

Việt Nam đã và đang hướng đến là nhà sản xuất và cung cấp lương thực thực phẩm “Minh bạch - Trách nhiệm - Bền vững”.

Cũng tại Hội thảo, Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang Nghiêm Xuân Thành thông tin, tỉnh Hậu Giang có diện tích tự nhiên toàn tỉnh trên 1.622 km2; trong đó, diện tích đất trồng lúa toàn tỉnh là 79.000 ha, chiếm 56,2% diện tích đất nông nghiệp, hàng năm gieo trồng 2 - 3 vụ lúa, sản lượng đạt khoảng 1,2 triệu tấn lúa, đóng góp trên 54% giá trị sản xuất khu vực nông, lâm, thủy sản. Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang cho biết thêm: Trong những năm qua, ngành lúa gạo tỉnh Hậu Giang nói riêng và ngành lúa gạo Việt Nam nói chung, đã có những bước phát triển đáng kể, từ sản xuất thô sơ, sử dụng sức người là chính, năng suất thấp, đến nay công nghệ, kỹ thuật đã đạt đến tầm cao mới, sử dụng cơ giới hóa, công nghệ thông minh, sản xuất nhiều loại giống năng suất, chất lượng lúa gạo đã được nâng lên.

“Với thành quả này đã góp phần đưa đất nước vượt qua giai đoạn khó khăn, thiếu lương thực, trở thành quốc gia có khả năng tự đảm bảo an ninh lương thực và vươn lên xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Để có được những thành quả như hôm nay, là nhờ vào việc thực hiện nhiều chiến lược căn cơ, chính sách thiết thực và sự mở rộng quan hệ hợp tác đã thúc đẩy công tác nghiên cứu chọn tạo giống, đổi mới công nghệ, cải tiến kỹ thuật trong canh tác lúa. Bên cạnh đó, sự tham gia tích cực của các bên liên quan trong phát triển chuỗi giá trị lúa gạo; sự ủng hộ của bạn bè và các tổ chức quốc tế hỗ trợ kỹ thuật và thương mại cho ngành lúa gạo” – Bí thư Tỉnh ủy chia sẻ.

Kết thúc Hội thảo là lễ ký kết giữa Bộ NN&PTNT và đại diện FAO tại Sierra Leone về Hợp tác Dự án Nam - Nam; lễ ký kết Ý định thư giữa Bộ NN&PTNT và (IRRI) về phối hợp khoa học, kỹ thuật và thể chế trong Hợp tác Nam - Nam nhằm chung tay phát triển nền nông nghiệp bền vững vì an ninh lương thực toàn cầu.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Cần Thơ: Nhiều cơ hội để doanh nghiệp mở rộng kinh doanh tại Hoa Kỳ

Cần Thơ: Nhiều cơ hội để doanh nghiệp mở rộng kinh doanh tại Hoa Kỳ
(PLVN) -  Ngày 21/11, tại TP Cần Thơ, Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP HCM phối hợp với Trung tâm Xúc tiến Đầu tư - Thương mại và Hội chợ Triển lãm Cần Thơ tổ chức hội thảo Mở rộng kinh doanh tại Hoa Kỳ. Tại hội thảo, các đại biểu đã trao đổi về các vấn đề liên quan đến việc doanh nghiệp Việt Nam mở rộng kinh doanh tại Hoa Kỳ.

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh tiếp xã giao đoàn các cơ quan An ninh thông tin Hàn Quốc (KISA)

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh tiếp xã giao đoàn các cơ quan An ninh thông tin và Internet Hàn Quốc.
(PLVN) - Ngày 21/11, bà Nguyễn Thị Hạnh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh đã tiếp xã giao đoàn các cơ quan An ninh thông tin và Internet Hàn Quốc (KISA) tham dự Tuần lễ số Quốc tế Việt Nam năm 2024 do ông Lee Sang Jung - Chủ tịch KISA Hàn Quốc làm Trưởng đoàn, đến tìm hiểu, nghiên cứu cơ hội hợp tác đảm bảo an toàn, an ninh mạng.

Chuyển đổi số tại BQL Dự án Đầu tư xây dựng công trình NN&PTNT tỉnh Hưng Yên

Chuyển đổi số tại BQL Dự án Đầu tư xây dựng công trình NN&PTNT tỉnh Hưng Yên
(PLVN) - Chuyển đổi số đang trở thành xu thế không thể đảo ngược, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. Nhận thức rõ điều này, Ban Quản lý (BQL) Dự án Đầu tư xây dựng công trình Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Hưng Yên đã và đang triển khai mạnh mẽ các kế hoạch và hoạt động nhằm hiện thực hóa mục tiêu xây dựng chính quyền điện tử, hướng tới phát triển kinh tế số và xã hội số.