Hội nghị triển khai Nghị quyết số 24-NQ/TW của Bộ Chính trị vùng Đông Nam Bộ: "Tư duy mới - Đột phá mới - Giá trị mới"

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị
(PLVN) - Sáng 26/11 tại Bà Rịa – Vũng Tàu, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị triển khai Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Bộ Chính trị về “Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” với chủ đề "Tư duy mới - Đột phá mới - Giá trị mới".

Ngày 07/10/2022, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 24 về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Để Nghị quyết của Bộ Chính trị đi vào cuộc sống, ngày 23/11/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 154/NQ-CP về Chương trình hành động triển khai thực hiện Nghị quyết số 24 của Bộ Chính trị trên cơ sở bám sát quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đã đề ra tại Nghị quyết số 24 nhằm xây dựng và phát triển vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030.

Lãnh đạo một số bộ, ngành, các địa phương vùng Đông Nam Bộ, đại diện các tổ chức quốc tế, đại sứ quán, đối tác phát triển, các doanh nghiệp trong và ngoài nước tham dự hội nghị.

Lãnh đạo một số bộ, ngành, các địa phương vùng Đông Nam Bộ, đại diện các tổ chức quốc tế, đại sứ quán, đối tác phát triển, các doanh nghiệp trong và ngoài nước tham dự hội nghị.

Cơ hội xen lẫn thách thức

Tại hội nghị, ông Nguyễn Chí Dũng - Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận định, Đông Nam Bộ trở thành vùng phát triển năng động, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, động lực tăng trưởng lớn nhất cả nước và là trung tâm khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, công nghiệp công nghệ cao, logistics và trung tâm tài chính quốc tế có tính cạnh tranh cao trong khu vực. Đông Nam Bộ cũng đi đầu trong đổi mới mô hình tăng trưởng, chuyển đổi số, xây dựng chính quyền số, kinh tế số, xã hội số; Phát triển nhanh hệ thống đô thị thông minh và hiện đại.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng tin vào sự phát triển đột phá, khẳng định vị trí đầu tàu kinh tế của vùng Đông Nam Bộ.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng tin vào sự phát triển đột phá, khẳng định vị trí đầu tàu kinh tế của vùng Đông Nam Bộ.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, Vùng Đông Nam bộ cơ bản hoàn thành hệ thống giao thông kết nối nội vùng, liên vùng và khu vực; đầu mối giao thương, hội nhập khu vực và thế giới. Các lĩnh vực văn hoá, xã hội, giáo dục - đào tạo, y tế phát triển đứng đầu cả nước. Tình trạng ô nhiễm môi trường, tắc nghẽn giao thông và ngập úng cơ bản được giải quyết. Quốc phòng, an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm vững chắc; tổ chức Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; khối đại đoàn kết các dân tộc được tăng cường. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân được cải thiện rõ nét và dẫn đầu cả nước.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhấn mạnh: “TP. Hồ Chí Minh phải là thành phố văn minh, hiện đại, năng động sáng tạo, là nơi thu hút nhân tài, chuyên gia, nhà khoa học, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao đến sinh sống và làm việc. Đồng thời là trung tâm tài chính quốc tế, phát triển ngang tầm các thành phố lớn trong khu vực Châu Á, đóng vai trò là cực tăng trưởng của vùng; nơi tập trung của các định chế tài chính quốc tế, các tập đoàn kinh tế lớn của thế giới”.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tham quan gian hàng giới thiệu sản phẩm thế mạnh vùng Đông Nam Bộ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tham quan gian hàng giới thiệu sản phẩm thế mạnh vùng

Đông Nam Bộ.

Xa hơn, trong nhận định về tầm nhìn đến năm 2045, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đánh giá, Đông Nam Bộ trở thành vùng phát triển, có tiềm lực kinh tế mạnh, cơ cấu kinh tế hiện đại; trung tâm khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo, công nghiệp công nghệ cao, logistics và trung tâm tài chính quốc tế thuộc nhóm đầu của khu vực và thế giới; kết cấu hạ tầng hiện đại, đồng bộ.

Song song đó, Đông Nam Bộ phát triển hài hoà giữa kinh tế với văn hoá, xã hội, bảo vệ môi trường và bảo đảm quốc phòng, an ninh; có chất lượng cuộc sống cao, có trình độ y tế, giáo dục thuộc nhóm dẫn đầu Đông Nam Á.

Đặc biệt, TP. Hồ Chí Minh là hạt nhân, cực tăng trưởng của vùng; nơi thu hút nhân tài, chuyên gia, nhà khoa học, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, trí thức trẻ đến sinh sống và làm việc. Đồng thời là nơi tập trung các định chế tài chính quốc tế, các tập đoàn kinh tế lớn của thế giới.

Bên cạnh đó, quốc phòng, an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội của khu vực được bảo đảm vững chắc; đối ngoại và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng; tổ chức Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện; sức mạnh khối đại đoàn kết các dân tộc được tăng cường, củng cố vững chắc.

Chiến lược lâu dài là phát huy nội lực

Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá các địa phương, đơn vị đưa ra các ý kiến, mục tiêu, quan điểm khá đầy đủ nên Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần tiếp thu ý kiến để hoàn thiện chương trình hành động.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cắt băng khánh thành triển lãm ảnh nghệ thuật Đông Nam Bộ đột phá mới - tầm cao mới

Thủ tướng Phạm Minh Chính cắt băng khánh thành triển lãm ảnh nghệ thuật Đông Nam Bộ

đột phá mới - tầm cao mới

Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, vùng Đông Nam Bộ là vùng quan trọng của các nước, đóng góp vào thành quả chung của đất nước sau 35 năm đổi mới, 11 tháng vừa qua sau khó khăn của dịch bệnh, cả nước nói chung và Đông Nam Bộ nói riêng đã phục hồi nhanh, tăng tốc phát triển kinh tế, đóng góp rất lớn vào những thành tựu chung của cả nước đặc biệt là GDP.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh: “Để vùng Đông Nam Bộ đạt được những thành tựu này là nhờ vào sự lãnh đạo đúng đắn từ quản lý của Nhà nước, sự vào cuộc của nhân dân, của doanh nghiệp, sự ủng hộ của bạn bè quốc tế”.

Thủ tướng Chính phủ cho biết vùng Đông Nam Bộ vẫn còn tồn tại, hạn chế về cơ chế chính sách; Kết nối hạ tầng đồng bộ chưa hiệu quả, còn cắt khúc nhiều; Huy động nguồn lực chủ yếu vào nhà nước, FDI cơ bản tốt còn nội lực vẫn trông chờ vào nguồn lực Nhà nước. Các tỉnh thành chưa phát huy được nguồn lực công tư, trong nhân dân. Chưa kể, nhiều nơi chưa phát huy hết được lợi thế của vùng, phát triển nhưng chưa ngang tầm với khu vực, chưa ngang tầm mong muốn. Phát triển văn hóa chưa theo kịp kinh tế chính trị và nhìn chung thực sự chưa được chú trọng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính khảo sát vùng Đông Nam Bộ bằng trực thăng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính khảo sát vùng Đông Nam Bộ bằng trực thăng.

Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, hiện nay thách thức lớn nhất của vùng Đông Nam Bộ là phát triển chưa bền vững, tắc nghẽn giao thông, tác động bởi chống biến đổi khí hậu (nước biển dâng cao, sạt lở), ô nhiễm môi trường, phân hóa giàu nghèo, an sinh xã hội. Do đó thời gian tới cần phấn đấu đưa vùng năng động nhất, đóng góp nhiều nhất trong đó có GDP cho đất nước xứng đáng “vùng vì cả nước - cả nước vì vùng”.

Thủ tướng đề nghị Đông Nam Bộ cần ổn định chính trị, an toàn xã hội, phát triển nhanh, hài hòa, bao trùm tổng thể để tạo ra các sản phẩm từ trí tuệ, năng lực của người Việt Nam, chiến lược lâu dài là phát huy nội lực. Song song với đó, giai đoạn tới cần tăng cường vốn, xây dựng phát triển con người, huy động nguồn lực hợp tác công tư.

Đông Nam Bộ là vùng kinh tế năng động, sáng tạo, đi đầu trong đổi mới và phát triển, đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu, thu ngân sách Nhà nước và giải quyết việc làm của cả nước. Năm 2020, quy mô tổng sản phẩm toàn vùng (GRDP) theo giá hiện hành gấp 4,9 lần so với năm 2005 và 2,6 lần so với năm 2010, vượt mục tiêu đề ra; đóng góp 32% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), 44,7% tổng thu ngân sách nhà nước. GRDP bình quân đầu người năm 2020 cao nhất cả nước. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỉ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo tăng nhanh, tỉ trọng khu vực dịch vụ tăng cao; tốc độ tăng trưởng khu vực dịch vụ đạt mức cao nhất cả nước.

Đông Nam Bộ có khu vực kinh tế tư nhân phát triển mạnh, năng động với số lượng doanh nghiệp đứng đầu cả nước; là địa bàn thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài(FDI) lớn nhất, chiếm 41,1% tổng vốn FDI. TP. Hồ Chí Minh trở thành trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo của vùng và cả nước. Tỉ lệ đô thị hoá của vùng đạt 67%, diện mạo đô thị ngày càng hiện đại; tỉ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới đạt 79,5%, đứng thứ hai trong các vùng của cả nước. Lĩnh vực văn hoá, xã hội đạt một số kết quả quan trọng.

Nhiều giá trị di sản văn hoá được bảo tồn, phát huy. Công tác giảm nghèo bền vững, thực hiện chính sách an sinh xã hội, đổi mới giáo dục và đào tạo đạt nhiều kết quả tích cực; tỉ lệ hộ nghèo thấp nhất cả nước; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng lên. Tỉ lệ lao động qua đào tạo cao nhất cả nước. Lĩnh vực y tế chuyên sâu có những thành tựu ngang tầm khu vực và thế giới. Công tác bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu được quan tâm. Cải cách hành chính được đẩy mạnh; môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện. Quốc phòng, an ninh được tăng cường; an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được giữ vững; đối ngoại và hội nhập quốc tế được đẩy mạnh. Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và xây dựng hệ thống chính trị được chú trọng.

Đọc thêm

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...