Hoạt động của Hội đồng Phối hợp PBGDPL sẽ ngày càng thực chất, hiệu quả

Buổi Tọa đàm về định hướng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2022.
Buổi Tọa đàm về định hướng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2022.
(PLVN) - Chiều 23/12, phối hợp Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật, Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức Tọa đàm với chủ đề “Định hướng hoạt động của Hội đồng Phối hợp Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2022”.

Ông Lê Vệ Quốc – Vụ trưởng Vụ Phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL), Bộ Tư pháp và bà Phạm Thị Thanh Hương – Phó Giám đốc Sở Tư pháp thành phố (TP) Hà Nội dự Tọa đàm.

Công tác PBGDPL là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị

Mở đầu Tọa đàm, chia sẻ lý do cần thiết kiện toàn Hội đồng Phối hợp PBGDPL, ông Lê Vệ Quốc cho biết, Hội đồng Phối hợp PBGDPL đã được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 1998 và chính thức được luật hóa trong Luật PBGDPL năm 2012. Theo đó, Luật giao Thủ tướng Chính phủ quy định về thành phần, nhiệm vụ của Hội đồng, được thành lập từ Trung ương đến cấp tỉnh, cấp huyện. Thời gian qua, Hội đồng đã phát huy đầy đủ vai trò là cơ quan tham mưu, tư vấn cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các địa phương triển khai công tác PBGDPL ngày càng đi vào nền nếp, thực chất và hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, qua nhiều lần đánh giá tổng kết và gần đây nhất là tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị 32 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác PBGDPL, đã chỉ ra một số tồn tại, hạn chế của Hội đồng. Chẳng hạn, tính hiệu lực, hiệu quả của Hội đồng ở một số cấp, ngành còn hạn chế; sự phát huy trách nhiệm, vai trò của các thành viên Hội đồng chưa được chú trọng, ý thức của các cấp ủy Đảng và cá nhân thành viên Hội đồng chưa cao...

Vì vậy, Ban Bí thư ra Kết luận số 80 về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị 32. Trong đó, yêu cầu cần kiện toàn Hội đồng Phối hợp PBGDPL các cấp theo hướng ở Trung ương thì Chủ tịch Hội đồng phải là Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng địa phương phải là lãnh đạo cấp tỉnh. Từ đó, hy vọng công tác của Hội đồng được cải thiện, đi vào thực chất, hiệu quả, giúp công tác PBGDPL đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong thời gian tới.

Vụ trưởng Vụ PBGDPL Lê Vệ Quốc.

Vụ trưởng Vụ PBGDPL Lê Vệ Quốc.

Về Quyết định 115/QĐ-HĐPH phê duyệt danh sách thành viên Hội đồng Phối hợp PBGDPL Trung ương thì đã bổ sung đại diện các ban của Đảng như Tuyên giáo, Dân vận, Nội chính; bổ sung đại diện lãnh đạo một số bộ, ngành như Thanh tra Chính phủ, Bộ Ngoại giao. Việc bổ sung trên nhằm đảm bảo mục tiêu công tác PBGDPL là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, không riêng của một bộ, ngành hay cấp nào; công tác PBGDPL đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng; cần chú trọng thêm một số lĩnh vực mà đời sống kinh tế - xã hội đòi hỏi phải tăng cường hiểu biết, nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của người dân, cán bộ công chức.

Đối với Hà Nội, bà Phạm Thị Thanh Hương cho biết, trong năm 2021, Sở Tư pháp với vai trò là cơ quan thường trực của Hội đồng Phối hợp PBGDPL TP đã tích cực, chủ động, kịp thời, linh hoạt bám sát sự chỉ đạo của Trung ương, của TP để tham mưu UBND TP ban hành 14 văn bản, tham mưu Hội đồng TP ban hành 12 văn bản và trực tiếp ban hành trên 10 văn bản chỉ đạo trong công tác tuyên truyền, PBGDPL.

Riêng đối với công tác phòng chống dịch Covid-19, Sở đã tham mưu ban hành kịp thời các văn bản chỉ đạo, định hướng, hướng dẫn công tác tuyên truyền phòng chống dịch; tham mưu tổ chức thành công Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu pháp luật về phòng chống dịch bệnh; in ấn và phát hành 500 nghìn tờ gấp tuyên truyền mức xử phạt hành vi vi phạm pháp luật về phòng chống dịch…

Ông Quốc ghi nhận, trong 63 tỉnh, thành, Hội đồng Phối hợp PBGDPL TP Hà Nội là một điểm sáng. Qua theo dõi, ông Quốc nhận thấy có sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền, dành cho Hội đồng hàng năm nguồn lực, cơ chế thực hiện đủ đáp ứng yêu cầu của công tác PBGDPL trên địa bàn TP. Các thành viên tham gia Hội đồng rất tích cực, phát huy được vai trò của từng thành viên. Đồng thời, Sở Tư pháp TP Hà Nội đã phát huy vai trò của cơ quan thường trực hết sức trách nhiệm, tích cực và chuyên nghiệp trong tham mưu thực hiện các nhiệm vụ được giao. Nhờ đó, các hình thức, cách thức tổ chức công tác PBGDPL gặt hái nhiều thành công, được sự ghi nhận lớn của người dân trên địa bàn TP.

Hà Nội cũng là điểm sáng được Thủ tướng khen ngợi trong phòng chống dịch vì vi phạm các quy định phòng chống dịch trên địa bàn rất hạn chế. Điều này chứng tỏ công tác PBGDPL đã thấm sâu vào cuộc sống người dân, nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của người dân. “63 Hội đồng Phối hợp PBGDPL cấp tỉnh đều có sự vào cuộc… như Hà Nội thì hiệu quả công tác PBGDPL trên toàn quốc sẽ được cải thiện đáng kể”, ông Quốc cho hay.

Chú trọng nguồn lực con người, tài chính cho công tác PBGDPL

Thời gian tới, bà Hương cho biết, sẽ tiếp tục phát huy trách nhiệm hơn nữa của Hội đồng Phối hợp PBGDPL trong tư vấn, tham mưu về công tác PBGDPL; trách nhiệm thành viên của từng thành viên Hội đồng; trách nhiệm gắn kết của Hội đồng và gắn kết với trách nhiệm tham mưu về công tác PBGDPL tại các sở, ban, ngành; định hướng nội dung và hình thức tuyên truyền phù hợp theo từng giai đoạn.

Phó Giám đốc Sở Tư pháp TP Hà Nội Phạm Thị Thanh Hương.

Phó Giám đốc Sở Tư pháp TP Hà Nội Phạm Thị Thanh Hương.

Đồng thời, ban hành kịp thời các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về công tác PBGDPL; thực hiện các đợt kiểm tra, khảo sát trên thực tế để phát hiện các khó khăn, vướng mắc từ cơ sở. Đặc biệt, chú trọng bố trí kinh phí cho công tác PBGDPL, hòa giải ở cơ sở với những địa phương còn hạn chế về kinh phí.

Ông Quốc thì nhấn mạnh một số định hướng trong năm 2022 như sẽ tăng cường tham mưu về thể chế nhằm tiếp tục hoàn thiện chính sách, thể chế, cơ chế để tháo gỡ vướng mắc cho công tác PBGDPL như tham mưu ban hành Chương trình PBGDPL giai đoạn 2022-2025; phối hợp với các cơ quan tham mưu ban hành một số đề án như Đề án tổ chức truyền thông chính sách để công tác PBGDPL được triển khai từ sớm, từ xa ngay trong quy trình đề xuất chính sách, soạn thảo văn bản để định hướng, tạo dư luận xã hội để khi văn bản được ban hành sẽ mang hơi thở cuộc sống, tạo sự đồng tình, ủng hộ của người dân.

Bên cạnh đó, tiếp tục tăng cường, củng cố nguồn lực, muốn vậy phải có sự đào tạo, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo xa xôi. Trong đó, cùng Luật Biên phòng, Bộ Tư pháp sẽ tham mưu các cấp lãnh đạo ban hành những chính sách, nhất là những chính sách hướng đến những người làm công tác PBGDPL từ chiến sỹ Bộ đội Biên phòng đến các ngành, các cấp.

Song song với củng cố nguồn lực thì sẽ đẩy mạnh chính sách xã hội hóa công tác PBGDPL. Bởi nếu chỉ dựa vào ngân sách Nhà nước thì công tác PBGDPL vô cùng khó khăn, rất cần sự chung tay vào cuộc của toàn xã hội như chú trọng huy động lực lượng có kiến thức, am hiểu pháp luật tham gia vào công tác này. Hay phải kể đến Báo Pháp luật Việt Nam là gương sáng điển hình trong thực hiện xã hội hóa công tác PBGDPL với một chương trình rất nhân văn là chương trình xóa đói, giảm nghèo về pháp luật.

Ngoài ra, thực hiện Đề án về tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin mà Thủ tướng giao nhiệm vụ cho các bộ, ngành, địa phương là xây dựng các cổng, trang thông tin, thì công tác PBGDPL trong năm 2022 sẽ đẩy mạnh hoạt động trên nền tảng mạng xã hội để cùng triển khai PBGDPL một cách nhanh chóng, thuận lợi, dễ tiếp cận…

Đọc thêm

Thi hành nghiêm, hiệu quả các bản án, quyết định hành chính

Thi hành nghiêm, hiệu quả các bản án, quyết định hành chính
(PLVN) -Bộ Tư pháp cho biết, thời gian tới, sẽ tiếp tục yêu cầu người phải thi hành án là cơ quan hành chính nhà nước quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về Thi hành án hành chính (THAHC). Đồng thời, tiếp tục tăng cường công tác chỉ đạo thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về công tác này.

Tuyên truyền pháp luật cho sinh viên qua “Phiên tòa giả định”

Tuyên truyền pháp luật cho sinh viên qua “Phiên tòa giả định”
(PLVN) -  Ngày 23/11, Khoa Luật - Trường Đại học Nam Cần Thơ tổ chức Phiên toà giả định năm 2024. Tham dự có Bà Huỳnh Anh Thư – Chánh Văn phòng Sở Tư pháp TP Cần Thơ; bà Phạm Thị Hồng Ngọc – Viện trưởng VKSND quận Cái Răng; ông Văn Hứng – Chánh Văn phòng TAND quận Ninh Kiều; đại diện các Cty Luật, Văn phòng luật sư; cùng hơn 500 sinh viên của trường.

Hoàn thiện quy định về phân cấp, phân quyền giữa trung ương và chính quyền địa phương

Toàn cảnh cuộc họp.
(PLVN) - Chiều 22/11, Bộ Tư pháp tổ chức họp H ội đồng thẩm định hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) với sự chủ trì của Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh. Về phía cơ quan chủ trì lập đề nghị có Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trương Hải Long cùng đại diện một số đơn vị thuộc Bộ.

Giải lan toả kết quả hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp, tinh thần thượng tôn Hiến pháp, pháp luật

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng Ban tổ chức phát biểu tại buổi lễ.
(PLVN) - Thiết thực hướng đến Kỷ niệm 80 năm ngày Truyền thống của ngành Tư pháp Việt Nam (28/8/1945 – 28/8/2025) và Đại hội Thi đua yêu nước ngành Tư pháp lần thứ VI, 100 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), phát huy vai trò của báo chí, nâng cao chất lượng công tác thông tin truyền thông, góp phần tích cực xây dựng Bộ, ngành Tư pháp ngày càng phát triển, sáng 22/11, Bộ Tư pháp phát động Giải Báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất (gọi chung là Giải báo chí).

Bộ Pháp điển Việt Nam: Giải pháp quan trọng để truyền thông chính sách

Ông Nguyễn Duy Thắng, Phó Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp.
(PLVN) - Bộ Pháp điển Việt Nam là một công cụ tra cứu pháp luật hữu ích trong Kỷ nguyên mới. Việc Công bố và đưa Bộ Pháp điển vào cuộc sống là một trong các giải pháp quan trọng để truyền thông chính sách, giảm chi phí tuân thủ pháp luật đồng thời mở ra những nguồn lực, tạo nên sức mạnh, hiệu quả cao trong việc xây dựng, thực hiện chính sách pháp luật…

Đẩy mạnh xã hội hoá công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua mô hình “Điểm hỗ trợ pháp luật cộng đồng miễn phí”

Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ tư pháp Phan Hồng Nguyên phát biểu khai mạc Tọa đàm.
(PLVN) - Ngày 20/11/2024, tại tỉnh Sóc Trăng, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật - Bộ Tư pháp tổ chức Tọa đàm lấy ý kiến thí điểm xây dựng mô hình “Điểm hỗ trợ pháp luật cộng đồng miễn phí” với sự chủ trì của đồng chí Phan Hồng Nguyên – Phó Cục trưởng.

Xác định đúng và trúng giải pháp để đưa công tác xây dựng pháp luật lên tầm cao mới

Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh phát biểu khai mạc phiên họp.
(PLVN) - Ngày 21/11, Bộ Tư pháp tổ chức phiên họp Hội đồng khoa học Bộ với chủ đề “Nhận diện những vấn đề đặt ra đối với sự phát triển của Bộ, ngành Tư pháp trên cơ sở các phát biểu chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm thời gian gần đây và Kết luận của đồng chí Tổng Bí thư tại buổi làm việc với Ban Cán sự đảng Bộ Tư pháp”. Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh chủ trì phiên họp. Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc và Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh cùng dự.

Thư ký thi hành án Trần Văn Toán và những kỷ niệm “cưỡng chế” nhớ đời!

Anh Trần Văn Toán, Thư ký thi hành án Chi cục Thi hành án dân sự huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu.
(PLVN) -“Phải nhìn nhận, trong giai đoạn hiện nay hoạt động Thi hành án dân sự (THADS) vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn nhất định, tiềm ẩn nhiều rủi ro, nguy hiểm cho đội ngũ Chấp hành viên khi tổ chức thi hành án” là chia sẻ của anh Trần Văn Toán, Thư ký thi hành án Chi cục Thi hành án dân sự huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu.

TS Lê Việt Nga: Người góp sức mở những “cung đường” cho hàng Việt vươn xa

TS. Lê Việt Nga - Nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương)
(PLVN) -  Chỉ từ một lời “rủ rê” mà TS. Lê Việt Nga - Nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) đã có 13 năm gắn bó với cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam. Từ cuộc vận động này, cùng với nỗ lực, nhiệt huyết và tình yêu với hàng Việt của TS. Lê Việt Nga mà hàng Việt đã có một “cuộc trường chinh vạn dặm” vượt ra khỏi biên giới quốc gia, xuất hiện trên kệ những hệ thống siêu thị lớn nhất trên thế giới…