Theo đó, đáng chú ý là trường hợp hoãn THA được hướng dẫn bao gồm: Thủ trưởng cơ quan THA ra quyết định hoãn THA trái pháp luật; cố ý không chủ động ra quyết định hoãn THA khi việc THA thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 48 Luật THADS hoặc cố ý không ra quyết định hoãn THA khi nhận được yêu cầu của người có thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết định theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm quy định tại Khoản 2 Điều 48 Luật THADS
Riêng với trường hợp Thủ trưởng cơ quan THA ra quyết định hoãn THA khi người được THA đồng ý cho hoãn hoặc theo yêu cầu của người có thẩm quyền kháng nghị theo Luật THADS mà gây ra thiệt hại thì không thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường.
Bên cạnh đó, nếu chấp hành viên ra quyết định cưỡng chế THA trái pháp luật hoặc cố ý không ra quyết định cưỡng chế THA khi có căn cứ áp dụng biện pháp cưỡng chế THA theo quy định của pháp luật gây thiệt hại cũng phải bồi thường.
Thu nhập không ổn định: tính thiệt hại thế nào?
Xác định thiệt hại do thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của cá nhân là một trong những vấn đề được xem là rất khó để từ đó tình toán mức độ bồi thường. Dự thảo thông tư liên tịch đã chia ba trường hợp: Thứ nhất, trường hợp trước khi xảy ra thiệt hại mà người bị thiệt hại có thu nhập ổn định từ tiền lương trong biên chế, tiền công từ hợp đồng lao động thì căn cứ vào mức lương, tiền công của tháng liền kề của người đó trước khi xảy ra thiệt hại để xác định khoản thu nhập thực tế.
Trường hợp trước khi xảy ra thiệt hại mà người bị thiệt hại có việc làm và hàng tháng có thu nhập nhưng không ổn định thì lấy mức thu nhập trung bình của ba tháng liền kề trước thời điểm thiệt hại xảy ra làm căn cứ để xác định khoản thu nhập thực tế.
Trường hợp trước khi xảy ra thiệt hại mà người bị thiệt hại là nông dân, ngư dân, người làm muối, người trồng rừng, người làm thuê, người buôn bán nhỏ, thợ thủ công, lao động khác có thu nhập nhưng theo mùa vụ hoặc không ổn định thì lấy mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại tại địa phương; nếu không xác định được thu nhập trung bình thì lấy mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định áp dụng cho công chức làm việc trong các cơ quan hành chính nhà nước tại thời điểm giải quyết bồi thường làm căn cứ để xác định khoản thu nhập thực tế.
Người dân không lấy được văn bản, nhà nước “làm giúp”
Về thủ tục giải quyết bồi thường, Dự thảo thông tư quy định: người bị thiệt hại gửi 1 bộ hồ sơ yêu cầu bồi thường đến cơ quan có trách nhiệm bồi thường, bao gồm: đơn yêu cầu bồi thường theo mẫu; Bản sao văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ và Tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc yêu cầu bồi thường.
Hình thức có thể trực tiếp gửi hồ sơ yêu cầu bồi thường tại cơ quan có trách nhiệm bồi thường hoặc thông qua hệ thống bưu chính viễn thông. Khi nhận hồ sơ yêu cầu bồi thường, cơ quan có trách nhiệm bồi thường phải kiểm tra và xác định tính hợp lệ của đơn và các giấy tờ, tài liệu kèm theo; trường hợp hồ sơ không đầy đủ thì hướng dẫn người yêu cầu bồi thường bổ sung.
Đặc biệt, để tạo thuận lợi cho người dân trong việc thu thập những văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ, dự thảo thông tư quy định: nếu người yêu cầu bồi thường không có khả năng cung cấp thì cơ quan có trách nhiệm bồi thường có trách nhiệm thu thập những văn bản đó.
P.V.