Hoa hậu Hoàn vũ Myanmar gửi thông điệp về khủng hoảng chính trị ở “đấu trường” nhan sắc

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Hoa hậu Hoàn vũ Myanmar - Thuzar Wint Lwin đã sử dụng đêm chung kết cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 2020 để kêu gọi thế giới lên tiếng về khủng hoảng chính trị ở nước này

Trong đoạn video được đăng tải khi tham dự cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ tại Mỹ, hoa hậu Myanmar Thuzar Wint Lwin đã kêu gọi cộng đồng quốc tế cùng lên tiếng phản đối chính quyền quân sự đang nắm quyền điều hành tại đất nước của cô.

Thuzar là một trong những thí sinh xuất hiện tại vòng chung kết của cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ được tổ chức tại Seminole Hard Rock Hotel & Casino ở Hollywood, bang Florida.

"Tôi muốn kêu gọi mọi người lên tiếng về Myanmar. Với tư cách là Hoa hậu Hoàn vũ Myanmar kể từ sau cuộc đảo chính, tôi đã lên tiếng nhiều nhất có thể", Thuzar cho biết.

Thuzar Wint Lwin cầm tấm biểu ngữ viết: "Hãy cầu nguyện cho Myanmar" (Pray for Myanmar).
Thuzar Wint Lwin cầm tấm biểu ngữ viết: "Hãy cầu nguyện cho Myanmar" (Pray for Myanmar).

Người phát ngôn của quân đội Myanmar hiện chưa đưa ra bình luận về phát ngôn của hoa hậu Thuzar.

Thuzar không lọt vào nhóm thí sinh xuất sắc nhất của cuộc thi năm nay. Tuy nhiên, cô đã được trao giải Trang phục Dân tộc đẹp nhất.

Bộ trang phục của Thuzar được thiết kế dựa trên trang phục truyền thống của người Chin ở tây bắc Myanmar. Đây cũng là nơi xảy ra các cuộc giao tranh giữa quân đội Myanmar và các tay súng nổi dậy phản đối chính quyền quân sự trong những ngày gần đây.

Trang phục dân tộc của Thuzar được đánh giá là đơn giản hơn so với các thí sinh từ các quốc gia khác. Đây không phải là trang phục được Thuzar chuẩn bị từ đầu cho cuộc thi mà chỉ là bộ thay thế, vì hành lý của cô bị thất lạc khi di chuyển đến Mỹ.

Tại phần thi trang phục dân tộc, Thuzar đã gây chú ý khi giơ tấm bảng có dòng chữ "Pray for Myanmar" (Cầu nguyện cho Myanmar) ngay trên sân khấu cuộc thi. Nhiều người đã ca ngợi sự dũng cảm của Thuzar khi đại diện cho nhiều người dân Myanmar nói lên tiếng nói của mình.

Thuzar, 24 tuổi, là sinh viên năm cuối khoa tiếng Anh. Cô sinh ra tại Yangon - nơi xảy ra các cuộc giao tranh giữa lực lượng quân đội Myanmar và người biểu tình. Trước khi dự thi Hoa hậu Hoàn vũ tại Mỹ, cô từng lên tiếng phản đối đảo chính quân sự, thậm chí xuống đường biểu tình chống chính quyền quân sự.

Thuzar Wint Lwin là một trong số hàng chục người nổi tiếng, diễn viên và người có tầm ảnh hưởng tại Myanmar đã lên tiếng phản đối cuộc đảo chính của quân đội Myanmar. Cô cũng không phải hoa hậu đầu tiên của Myanmar mang thông điệp chính trị tới đấu trường sắc đẹp quốc tế.

Trong đêm chung kết Hoa hậu Hòa bình Quốc tế ở Thái Lan vào tối 27/3, hoa hậu Han Lay đại diện cho Myanmar đã bật khóc khi chia sẻ về tình hình đất nước và tìm kiếm sự hỗ trợ từ cộng đồng quốc tế cho Myanmar.

Han Lay sau đó bị chính quyền quân sự truy nã cùng với nhiều người nổi tiếng khác. Chính quyền quân sự Myanmar cáo buộc họ đưa ra những bình luận "gây sợ hãi" hoặc lan truyền "thông tin sai sự thật", cố tình kích động biểu tình phản đối đảo chính. 

Tình trạng bất ổn ở Myanmar bắt đầu từ hồi tháng 2, khi quân đội giành quyền kiểm soát đất nước, bắt giữ Cố vấn nhà nước San Suu Kyi và các quan chức cấp cao khác.

Ít nhất 790 người đã thiệt mạng trong các cuộc đụng độ giữa lực lượng an ninh và người biểu tình tại Myanmar. Ngoài ra, hơn 5.000 người đã bị bắt, trong đó khoảng 4.000 người vẫn đang bị giam giữ, bao gồm một số người nổi tiếng.

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.