Hòa Bình đăng cai tổ chức hội nghị lần thứ nhất Hội đồng điều phối Trung du và miền núi phía Bắc

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang phát biểu tại hội nghị (Ảnh: Báo Hòa Bình)
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang phát biểu tại hội nghị (Ảnh: Báo Hòa Bình)
(PLVN) - Ngày 15/9, UBND tỉnh Hòa Bình đã phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư đăng cai tổ chức Hội nghị lần thứ nhất Hội đồng điều phối Trung du và miền núi phía Bắc.

Đồng chí Trần Lưu Quang - Phó Thủ tướng Chính phủ chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương, Tỉnh ủy, UBND 14 tỉnh khu vực Trung du và miền núi phía Bắc.

Về phía, tỉnh Hòa Bình có các đại biểu: Ông Nguyễn Phi Long - Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; ông Bùi Đức Hinh - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; ông Bùi Văn Khánh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; giám đốc các sở, thủ trưởng các ban, ngành của tỉnh.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang và lãnh đạo các Bộ, ngành, tỉnh thuộc Hội đồng điều phối Trung du và miền núi phía Bắc tại hội nghị (Ảnh: Báo Hòa Bình)

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang và lãnh đạo các Bộ, ngành, tỉnh thuộc Hội đồng điều phối Trung du và miền núi phía Bắc tại hội nghị (Ảnh: Báo Hòa Bình)

Tại Hội nghị, đã công bố Quyết định số 975/QĐ-TTg ngày 19/8/2023, về việc thành lập Hội đồng điều phối vùng trung du và miền núi phía Bắc.

Theo đó, Hội đồng điều phối vùng là tổ chức phối hợp liên ngành do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, thực hiện chức năng giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, điều phối, giải quyết những vấn đề quan trọng, liên ngành về liên kết vùng, thúc đẩy phát triển nhanh, bền vững và toàn diện vùng Trung du và miền núi phía Bắc.

Quyết định đề ra 10 nhiệm vụ của Hội đồng điều phối vùng. Trên cơ sở đó, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang - Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng cũng đã ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng điều phối vùng tại Quyết định số 55/QĐ-HĐĐPTDMNPB ngày 7/9/2023, gồm quy định 07 phương thức điều phối về: Lập và tổ chức thực hiện quy hoạch; Đầu tư phát triển; Đào tạo và sử dụng lao động; Xây dựng các cơ chế, chính sách phát triển vùng; Giải quyết vấn đề liên kết vùng; Kế hoạch điều phối liên kết vùng; Cơ sở dữ liệu hệ thống thông tin vùng.

Hội nghị lần này có ý nghĩa quan trọng, nhằm thảo luận, định hướng các giải pháp từng bước xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù cho vùng đủ mạnh, hiệu quả và khả thi, tiến tới đạt được các mục tiêu chung của vùng đã được Bộ Chính trị ban hành tại Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 10/02/2022.

Quốc hội cũng đã thông qua Nghị quyết số 81/2023/QH15 ngày 09/01/2023 về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó đã định hướng Quy hoạch vùng Vùng trung du và miền núi phía Bắc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 với trọng tâm là phát triển vùng theo hướng xanh, bền vững và toàn diện trên cả ba trụ cột kinh tế - xã hội - môi trường, đẩy mạnh liên kết nội vùng, giữa Vùng với các vùng khác trong nước.

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Vùng trung du và miền núi phía Bắc là địa bàn đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, là cửa ngõ phía Bắc của quốc gia và có vai trò quyết định đối với môi trường sinh thái của cả vùng Bắc Bộ.

Thời gian qua vùng trung du và miền núi phía Bắc đã có nhiều đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của cả nước song quy mô còn khiêm tốn (chỉ chiếm khoảng 8 - 9% GRDP cả nước), chưa địa phương nào trong vùng tự cân đối được ngân sách, phát triển vùng ở nhiều lĩnh vực còn thấp hơn mức trung bình cả nước, đây vẫn là "vùng trũng” và là "lõi nghèo” của cả nước (tỷ lệ nghèo đa chiều của Vùng năm 2022 là 22%, gấp gần 3 lần bình quân cả nước).

Tuy vậy, việc liên kết, hợp tác giữa các địa phương chưa thực chất, hiệu quả thấp, đặc biệt là phát triển hợp tác với các địa phương ngoài Vùng và với các tỉnh của Lào, Trung Quốc, giải quyết các vấn đề mang tính toàn vùng như lao động, việc làm, thị trường tiêu thụ, môi trường, hệ thống kết nối giao thông, nhất là kết nối với các tuyến cao tốc, quốc lộ trong vùng…

Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ ông Trần Lưu Quang đề nghị thành viên Hội đồng, lãnh đạo Bộ, ngành và địa phương tiếp tục bám sát các nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng điều phối vùng Trung du và miền núi phía Bắc nghiên cứu, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ về phương hướng, giải pháp, cơ chế, chính sách thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ tại Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 10/8/2022 của Bộ Chính trị; tham mưu giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, điều hòa, phối hợp, đôn đốc, hướng dẫn việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình, dự án, các hoạt động liên kết vùng bảo đảm thực hiện đồng bộ, nhất quán và hiệu quả, phù hợp với quy định pháp luật và quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Phó Thủ tướng cũng đề nghị các tỉnh quan tâm đến công tác quy hoạch; tích cực tham gia ý kiến trong quá trình tổ chức thực hiện quy hoạch quốc gia; có trách nhiệm tham gia ý kiến đối với các ngành, lĩnh vực trong phạm vi chức năng quản lý nhà nước cần phối hợp trong quá trình lập quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh.

Các tỉnh cần hướng dẫn, hỗ trợ các địa phương trong vùng giải quyết những vấn đề liên tỉnh, liên vùng không thuộc thẩm quyền của các địa phương trong vùng. Lấy phát triển hệ thống đô thị kết nối nội vùng với các đô thị lớn vùng đồng bằng sông Hồng thông qua các trục giao thông, hành lang kinh tế; phát triển một số cực tăng trưởng, trung tâm kinh tế.

Ông Nguyễn Phi Long - Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Hòa Bình phát biểu tại hội nghị (Ảnh: Báo Hòa Bình)

Ông Nguyễn Phi Long - Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Hòa Bình phát biểu tại hội nghị (Ảnh: Báo Hòa Bình)

Thông tin với Hội nghị về những khó khăn, hạn chế của các tỉnh vùng Trung du và miền núi phía Bắc, Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình - ông Nguyễn Phi Long đồng thời nhấn mạnh quan điểm phát triển cần giữ vững định hướng: giữ rừng, giữ nước, giữ môi trường. Ông đề nghị Trung ương hỗ trợ cho các địa phương xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông liên kết vùng; hỗ trợ, nghiên cứu cơ chế chính sách cho người dân sống nhờ rừng; ban hành cơ chế chính sách đặc thù cho các tỉnh trong vùng...

Tại hội nghị, các đại biểu đã trình bày các tham luận về: Giải pháp ổn định dân di cư tự do, định canh, định cư, giảm nghèo bền vững gắn với đảm bảo quốc phòng an ninh, trật tự xã hội. Phát triển kinh tế xã hội bền vững với kinh tế cửa khẩu và liên kết vùng là động lực, hướng tới vai trò cực tăng trưởng; Phát triển hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ gắn với các liên kết vùng; Phát triển bền vững du lịch hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và giữ gìn bản sắc văn hóa, môi trường sống xanh của Vùng; Định hướng và giải pháp phát triển trở thành điểm đến xanh với nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, giàu bản sắc vì mục tiêu sức khỏe con người dựa trên cách mạng công nghiệp 4.0 gắn với chuyển đổi số và kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập; Định hướng thực hiện bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, lịch sử cách mạng tiêu biểu đặc trưng vùng Trung du và miền núi phía Bắc; Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Vùng…

Đọc thêm

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.