"Hô biến" công ty hoa tiêu hàng hải bằng quyết định trái luật?

Không đề án, không lộ trình, xem ra sự quyết liệt lần này của Bộ trưởng Thăng đã không được ủng hộ…

 

Bằng Quyết định 2399 và 2400/ QĐ-BGTVT ngày 24/10/2011, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng  nhanh chóng cụ thể hóa chủ trương “chuyển nguyên trạng các Cty Hoa tiêu hàng hải và Cty Trục vớt cứu hộ Việt Nam về làm đơn vị thành viên của các Tcty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Bắc và miền Nam” do Ban Cán sự Đảng bộ GTVT ban hành trước đó 2 tuần (Nghị quyết 77/BCSĐBGTVT ngày 10/10/2011).

Không đề án, không lộ trình, xem ra sự quyết liệt lần này của Bộ trưởng Thăng không được ủng hộ…

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Hai quyết định của Bộ trưởng Bộ GTVT có hiệu lực thi hành ngay. Bất chấp trước đó, các Cty Hoa tiêu hàng hải đã có kiến nghị lên Cục Hàng hải Việt Nam và ngày 20/10/2011, Cục Hàng hải Việt Nam có văn bản đề nghị Bộ trưởng cho phép Cục Hàng hải và các Cty Hoa tiêu được trực tiếp trình bày chi tiết, cụ thể với Bộ trưởng về lộ trình và phương án hoàn thiện mô hình tổ chức hoa tiêu hàng hải.

Từ vị thế độc lập được quy định tại Bộ Luật Hàng hải Việt Nam, với địa vị pháp lý ngang ngửa với các TCty Bảo đảm an toàn hàng hải, 9 Cty hoa tiêu của Bộ GTVT bỗng chốc trở thành Cty con của 2 Tcty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Bắc và miền Nam, chưa kể chức năng nhiệm vụ của Cty mẹ - TCty Bảo đảm an toàn hàng hải chẳng có quy định nào về hoạt động dẫn tàu mà các Cty con đang triển khai theo Luật định (!?)

Trong văn bản số 7451/BGTVT-TCCB ngày 10/11/2011 báo cáo giải trình về việc chuyển các Cty hoa tiêu HH về làm thành viên của 02 TCty Bảo đảm an toàn hàng hải, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng thừa nhận: “Trong thời gian qua, Bộ GTVT đã nhận được đơn phản ánh lấy danh các Cty TNHH MTV Hoa tiêu hàng hải (không có người ký tên) gửi lãnh đạo và các cơ quan Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ liên quan đến nội dung Nghị quyết 77/BCSĐBGTVT ngày 10/10/2011 của Ban Cán sự Đảng bộ GTVT…”.

Tại Văn bản này Bộ trưởng Đinh La Thăng cho biết: “TCty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Bắc và miền Nam là 2 TCty Nhà nước có vai trò chủ đạo trong lĩnh vực bảo đảm an toàn hàng hải. Việc chuyển 9 DN hoa tiêu hàng hải và Cty Trục vớt cứu hộ Việt Nam về làm đơn vị thành viên nhằm thu gọn đầu mối quản lý, tập trung nguồn lực, chủ động điều tiết kinh phí, nhân lực để đảm bảo hoạt động, tạo điều kiện giúp đỡ các DN hoa tiêu hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Hơn nữa, trong hoạt động, các DN bảo đảm an toàn hàng hải thực hiện hiệm vụ bảo đảm an toàn các luồng hàng hải và ra thông báo hàng hải, các DN hoa tiêu hàng hải là đơn vị dẫn đầu trên các luồng hàng hải, vì vậy, khi tập trung về một đầu mối sẽ tạo điều kiện cho các DN trong phối hợp hoạt động..”

Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng cũng cho rằng, trước khi ra quyết định, và hôm công bố quyết định, các đơn vị đều đồng thuận nhất trí và quyết tâm thực hiện nhiệm vụ Bộ giao. Tuy nhiên, thông tin từ các Cty Hoa tiêu hàng hải, các Cty Hoa tiêu chưa bao giờ được hỏi ý kiến về việc sát nhập này của Bộ GTVT.

Nếu giả sử có sự đồng nhuận nhất trí như Bộ trưởng Đinh La Thăng nói thì tại sao vẫn có đơn từ phản ảnh việc này lên các cơ quan  Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ như Bộ trưởng Thăng thừa nhận và phải giải trình?. Đơn không ký tên. Sự “đồng tình, nhất trí” của các DN như Bộ trưởng cho biết có vấn đề?.

* Tại Văn bản số:2434/CHHVN-PC ngày 20/10/2011 của Cục Hàng hải Việt Nam gửi Bộ trưởng Bộ GTVT, ông Đỗ Đức Tiến, Phó Cục trưởng đã dẫn ra quy định của Bộ luật Hàng hải Việt Nam, và lưu ý: hoa tiêu hàng hải là hoạt động đặc thù mang tính chuyên ngành, không chỉ nhằm mục đích bảo đảm an toàn hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường, mà còn vì mục đích bảo đảm “an ninh hàng hải, góp phần bảo vệ chủ quyền, thực hiện quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia”.

Bộ luật Hàng hải Việt Nam cũng quy định chi tiết về địa vị pháp lý và điều kiện hành nghề của hoa tiêu hàng hải.

Nghị định 173/2007/NĐ-CP ngày 28/11/2007 về tổ chức và hoạt động của hoa tiêu hàng hải, cũng quy định Cty Hoa tiêu là DN 100% vốn Nhà nước, có đủ số lượng hoa tiêu các hạng và phương tiện đưa, đón hoa tiêu theo quy định của Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam…

Trước đó, tháng 5/2005, BCH TW Đảng tại Văn bản số 177-TB/TW cũng lưu ý: “Không nên đa dạng hóa các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh dịch vụ hoa tiêu hàng hải”.

* Thực hiện các quy định của Nghị định 173/2007/NĐ-CP và Luật DN 2005, đến nay, các tổ chức hoa tiêu đã được chuyển đổi thành Cty TNHH MTV hoạt động độc lập theo Luật Doanh nghiệp và các quy định liên quan khác. Hiện hoa tiêu hàng hải chia thành 10 vùng hoa tiêu bắt buộc với 12 Cty TNHH MTV Hoa tiêu Hàng hải đảm nhận việc dẫn tàu (9 Cty thuộc Bộ GTVT, 1 Cty thuộc Bộ Quốc phòng, 1 Cty thuộc UBND tỉnh Vũng Tàu và 1 Cty thuộc Tập đoàn Than-Khoáng sản VN - Bộ Công Thương) và không liên quan đến công tác khảo sát, đo đạc luồng hàng hải…

Thanh Thanh

Tin cùng chuyên mục

Mặt hàng thép rất hay bị điều tra phòng vệ thương mại. (Ảnh minh họa: Hoàng Hậu)

Hàng hóa Việt Nam ứng phó trước điều tra phòng vệ thương mại

(PLVN) - Thời gian gần đây, một số quốc gia liên tục thông tin về việc tiếp nhận và điều tra phòng vệ thương mại (PVTM) với hàng hóa xuất xứ Việt Nam. Doanh nghiệp cần làm gì để tránh tối đa các vụ việc PVTM, nhất là trong bối cảnh bảo hộ sản xuất trong nước đang gia tăng ở nhiều nước.

Đọc thêm

Cần chuyển đổi mô hình trong phát triển bền vững kinh tế biển

Cần chuyển đổi mô hình trong phát triển bền vững kinh tế biển
(PLVN) -  Phát triển kinh tế theo mô hình tuần hoàn đang là một xu hướng chuyển đổi của các quốc gia để đi lên bền vững. Ở Việt Nam, mô hình này mới được đề cập và thực hiện với những bước khởi động trong phạm vi khiêm tốn. Trong phát triển kinh tế biển, kinh tế tuần hoàn xuất hiện chưa nhiều, kể cả trong chính sách…

'Kinh tế số có thể giúp Việt Nam vào nhóm có quy mô nền kinh tế lớn'

'Kinh tế số có thể giúp Việt Nam vào nhóm có quy mô nền kinh tế lớn'
(PLVN) -  “Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi luôn đau đáu một điều là làm thế nào để nền kinh tế, doanh nghiệp Việt Nam phát triển bền vững, giúp người dân hạnh phúc hơn, tham gia các hoạt động xã hội toàn diện hơn, thụ hưởng các chính sách an sinh xã hội thuận lợi hơn …”, GS. TS Võ Xuân Vinh nói.

Doanh nghiệp sản xuất xăng giảm phát thải khí nhà kính

Nhà máy Lọc dầu Dung Quất. (Ảnh: BSR).
(PLVN) - Trước xu hướng chuyển dịch năng lượng đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới, Công ty CP Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) - đơn vị chủ lực của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) ở khâu hạ nguồn đang tích cực thực hiện các giải pháp giảm phát thải.

Ngành Hải quan: Dự báo thu ngân sách khó khăn trong những tháng cuối năm

Cán bộ Hải quan làm thủ tục cho doanh nghiệp. (Ảnh: Thu Hòa).
(PLVN) - Theo Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu chịu thuế của cả nước trong tháng 8 giảm 1,9% đã khiến công tác thu ngân sách nhà nước của ngành Hải quan có dấu hiệu chững lại với mức giảm 9% so với tháng 7/2024. Điều này cũng báo hiệu khó khăn trong công tác thu ngân sách nhà nước của ngành Hải quan những tháng cuối năm.

Petrovietnam có tân Phó Tổng Giám đốc

Petrovietnam có tân Phó Tổng Giám đốc
(PLVN) - Ông Lê Mạnh Cường - Tổng Giám đốc Tổng Công ty CP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC) giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam).

Cách nào giúp doanh nghiệp ứng phó với thuế carbon?

Sản xuất thép hiện đang đứng trước áp lực lớn của CBAM. (Ảnh: VSA).
(PLVN) - Theo lộ trình của Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM), từ ngày 1/1/2026, Liên minh Châu Âu (EU) sẽ áp thuế carbon đối với 6 mặt hàng khi xuất khẩu vào EU. Cần phải làm gì để giúp doanh nghiệp (DN) Việt thích ứng với sự điều chỉnh này?